ĐẠI HỘI CẤY NỀN 2024

ĐẠI HỘI CẤY NỀN
MẶT TRỜI NÀO SOI SÁNG TIM TÔI

Ngày 10-11-12.05.2024 sắp tới, tại Vũng Tàu dưới sự dẫn dắt của Giáo sư Phan Văn Trường và các Thầy Cô Khách mời sẽ thảo luận các nội dung về TƯƠNG LAI CỦA CHÚNG TA & CÙNG TÌM LỜI ĐÁP CHO CÁC SÁNG KIẾN GIA TĂNG GIÁ TRỊ TỪ CỘNG HƯỞNG HỆ SINH THÁI.

Chương trình sẽ có sự tham dự:
– Cô Bùi Trân Phượng
– Giáo Sư Quần Đùi Trương Nguyện Thanh
– Thầy Trần Sỹ Chương chuyên gia tài chính ở Mỹ
– PGS. TS Phan Thanh Bình là Nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
– Giáo Sư Nguyễn Đăng Hưng

dai-hoi-cay-nen-2024

✨️Thông tin chi tiết tại link: https://docs.google.com/document/d/1owUMPyuII6OynuEpTf3bp-1cRXppfYcr3ESsEwH5eQk/mobilebasic
✨️Thông tin trên Group Facebook Cấy Nền: https://www.facebook.com/share/p/DkUTE6zpbkFziqxt/?mibextid=oFDknk
✨️Đăng ký tham dự tại: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScgI-n9b5lY_8q7ioBUNRLJxjZZkpd02oFnOEwDvapVvF0Feg/viewform
✨️Group zalo cập nhật về chương trình: https://zalo.me/g/vslsin878

Quá trình thiết kế bao bì Gốm BỤT | Chia sẻ từ Founder của S-River – Ms. Trịnh Thu Trang

Trong đạo Phật có quan niệm rằng, mọi thứ xuất hiện trên cuộc đời này đều là do duyên và S-River đã có duyên được gặp gỡ, đồng hành cùng với Gốm Bụt trong hạng mục thiết kế bao bì lần này. Sau đây, bằng lời kể và chia sẻ từ Founder của S-River Creative Agnecy – Chị Trịnh Thu Trang, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về quá trình thiết kế bao bì của Thương hiệu Gốm BỤT.

S-River và Gốm BỤT

Lần gặp đầu tiên với anh Sơn và Trang kéo dài hơn 3 tiếng mình được nghe, cảm nhận về tinh thần của Gốm BỤT, cảm nhận về con người đã sáng tạo ra những sản phẩm gốm mang những nét sáng tạo rất riêng của Làng Nghề Bát Tràng. Gốm Bụt không chỉ là Gốm mà còn là sự an yên, gần gũi bên ấm trà, lọ hoa,… những phút giây dành cho chính mình dành cho những người thân yêu. Để làm được điều đó cần rất nhiều yếu tố. Đó là sự kế thừa nghề truyền thống của gia đình, những vất vả khổ học tiếp thu tinh hoa không chỉ của Việt Nam mà còn của bậc thầy về Gốm từ nước khác như Nhật Bản, đặc biệt nhất là sự bình yên, hướng thiện vốn có trong tính cách con người của anh Sơn và Trang.

quy trình thiết kế bao bì gốm bụt

Nguồn ảnh: Gốm BỤT

An nhiên như vậy nhưng ẩn sâu bên trong là khát khao mạnh mẽ, mãnh liệt về việc tạo ra một phong cách riêng cho Gốm Việt. Mình cũng đã có hành trình 10 năm đi tìm phong cách thiết kế riêng cho Việt Nam nên mình hiểu sự khó khăn trên hành trình này, mình tin với sự kiên trì dầy công, không ngại vất vả, thay đổi và tìm tòi sáng tạo này Gốm Bụt sẽ từng bước vững chắc đi đến đích.

S-River và Gốm BỤT

Lần gặp thứ 2 tại xưởng gốm tại Bát Tràng kéo dài hơn 4 tiếng. Được đi được cảm nhận các loại đất tạo nên Gốm Bụt, hiểu quá trình từng bước làm Gốm. Khi nhìn thấy anh Sơn nhào đất đôi tay mềm như nước đang hoà quyện làm một với đất, khi anh tạo hình là một điều thực sự kì diệu bởi chỉ trong vài phút anh đã biến đất và nước trở thành các hình dáng lọ khác nhau rất đẹp, rồi lại biến thành các loại bát hình dáng đa dạng. Mình bị cuốn vào từng động tác của đôi bàn tay nhẹ nhàng lướt trên bàn xoay, đất và nước từng hình dáng hiện ra, biến đổi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Món quà từ Gốm Bụt kết tinh nhiều tâm huyết, sự tài hoa, mồ hôi công sức của nghệ nhân cũng như các thợ làm gốm để trao đi sự bình yên, niềm tự hào về tinh hoa làng nghề truyền thống của Việt Nam.

Nguồn ảnh: Gốm BỤT

Sau khi quan sát, hiểu quy trình sản xuất ở xưởng Gốm BỤT mình cùng anh Sơn và Trang ngồi lại uống trà, trò chuyện về hành trình của anh từ khi còn là học sinh đã bắt đầu những bước đầu tiên với nghề Gốm, làm gốm đúng kĩ thuật ngày xưa vất vả, kiên trì, lâu công lắm lắm. Những ấn tượng kí ức đẹp về làng nghề của những người con Bát Tràng, tại sao lại theo nghề gốm bền bỉ, không ngừng sáng tạo và cải tiến về mọi mặt như vậy,…

Nguồn ảnh: Gốm BỤT

s-river và gốm bụt

Với mình buổi phỏng vấn khách hàng giống như một buổi trò chuyện thân tình nhiều hơn. Mình hỏi và anh Sơn và Trang kể những kí ức môc mạc, những mục tiêu mơ ước, những ấn tượng, sự tự hào về làng nghề,… mình cứ tập trung nghe thôi để từ đó tìm ra chất liệu cho ý tưởng thiết kế.

– Cuối cùng là câu hỏi làng nghề gốm thường gắn với dòng sông phải không? tại sao vậy nhỉ?

– Anh Sơn trả lời vì khi sản xuất ngoài đất để làm gốm ra thì cần có nước và sau khi làm xong thì dòng sông sẽ giúp đưa các thuyền gốm xuôi dòng để đến với người mua.

Hình ảnh những chiếc thuyền chở gốm xuôi dòng hiện ra, dòng sông giống như người mẹ mang lại nước tưới, phù sa, giúp đỡ và cùng con người tạo nên những làng nghề tinh hoa. Logo của Gốm Bụt là hình dấu vân tay đồng thời khi nhìn kĩ lại thấy giống những vân nước của dòng sông. Thường thì sau 1, 2 buổi nói chuyện, thăm xưởng là biết được hướng ý tưởng cần đi để chuyển về team.

làng gốm bát tràng

Nguồn ảnh: Internet

s-river và gốm bụt

Thiết kế hộp quà của Gốm Bụt được lấy ý tưởng từ chiếc thuyền chở gốm ngày xưa của Bát Tràng. Chiếc thuyền chở gốm 2 tầng làm chủ đạo nổi trên phần nền là mặt sông yên ả. Kết hợp cùng với logo thương hiệu như bến bờ, nơi các thuyền chở gốm xuất phát mang ý nghĩa hy vọng chiếc thuyền chở gốm Bụt thuận lợi đem các sản phẩm, những đứa con tinh thần của mình đến với khách hàng, với bạn bè quốc tế một cách bình an.

Phần đai bao bì nổi bật hình ảnh hoa đào, một hình ảnh gần gũi không chỉ gắn liền với mùa xuân mà còn là biểu tượng của sự an khang thịnh vượng ngày tết. Ngoài ra, sắc hồng của hoa đào được xem là màu sắc mang lại may mắn, sự ấm cúng, niềm vui, niềm tin, tình yêu và những hy vọng một năm mới hạnh phúc và bình an.

thiết kế bao bì Gốm Bụt

thiết kế bao bì Gốm Bụtthiết kế bao bì Gốm Bụt

thiết kế bao bì Gốm Bụt

s-river và gốm bụt

Mình rất biết ơn anh Sơn và Trang đã tin cậy để mình và team S-River có cơ hội được hiểu về Gốm BỤT và cùng hướng tới ước mơ chung 1 ngày không xa Việt Nam sẽ có một phong cách gốm sứ riêng thể hiện tính cách, tâm hồn của đất nước.

Cuối cùng và đặc biệt nhất. Cảm ơn các thành viên cần mẫn và sáng tạo của S-River.
– Thiết kế: Trần Thị Huệ
– Quản lý dự án: Vũ Khánh Huyền.

Trên đây là bài viết chia sẻ về quá trình thiết kế bao bì cho thương hiệu Gốm BỤT của Founder – Giám đốc sáng tạo Trịnh Thu Trang. Cảm ơn quý bạn đọc đã xem!

THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA LÀ GÌ? TIÊU CHÍ ĐẠT THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA

“Thương hiệu quốc gia” là danh hiệu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được bởi đây không chỉ đơn thuần là một danh xưng mà nó còn phản ánh rõ giá trị của thương hiệu. Trong bài viết này hãy cùng S-River tìm hiểu thương hiệu quốc gia là gì? và những tiêu chí để đạt được thương hiệu quốc gia.

I. Thương hiệu quốc gia là gì?

Chương trình Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại duy nhất của Chính phủ nhằm giúp các doanh nghiệp phát triển thương hiệu quốc gia thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và tăng trưởng trong nền kinh tế. Ngoài ra còn có ý nghĩa giúp quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng tốt giúp tạo dựng sự uy tín. Từ đó các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh không chỉ dừng lại ở trong nước mà còn ra nước ngoài.

thương hiệu quốc gia

II. Lợi ích của thương hiệu quốc gia.

Các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương Hiệu Quốc Gia ngoài có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước mà còn có điều kiện phát triển thương hiệu ra thế giới khi được nhà nước đứng ra bảo trợ. Dưới đây là các quyền lợi doanh nghiệp có được khi sản phẩm thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam:

  • Doanh nghiệp được phép sử dụng biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam, hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam và sử dụng biểu trưng của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam vào trong hoạt động sản xuất và kinh doanh theo quy chế quản lý;
  • Doanh nghiệp được tham gia vào xây dựng chiến lược, Chương trình hành động cụ thể của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
  • Khi tham gia vào các hoạt động thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ kinh phí;
  • Doanh nghiệp được ưu tiên tham gia các hoạt động thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại và các Chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu ngành hàng Việt Nam có liên quan;
  • Doanh nghiệp được phép tiếp cận cơ sở dữ liệu thông tin thị trường, sản phẩm và ngành hàng của Chương trình, trừ thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh hoặc thông tin mật theo quy định của pháp luật;
  • Doanh nghiệp được các cơ quan nhà nước hỗ trợ pháp lý trong tranh chấp về các biện pháp quản lý ngoại thương của nước ngoài, tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa;
  • Đặc biệt được hưởng chế độ ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế, hải quan và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật.

thương hiệu quốc gia

III. Những Tiêu Chí Để Chọn Sản Phẩm Đạt Thương Hiệu Quốc Gia.

Để một sản phẩm đạt được thương hiệu quốc gia theo Thông tư 33/2019/TT-BCT quy định Hệ thống tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam mà Bộ Công Thương đã ban hành bao gồm 3 tiêu chí sau:

1. Tiêu chí 1:

Chất lượng phải bảo đảm được 5 nội dung sau đây: Áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) ISO 9001; áp dụng, duy trì hệ thống quản lý tiên tiến (ISO 14001, SA 8000, VietGap, Global Gap… hay tương đương); công bố về chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật; đầu tư duy trì chất lượng sản phẩm; các giải thưởng chất lượng. Tổng điểm tối đa của Tiêu chí 1 là 300 điểm trong đó mỗi nội dung có số điểm tối đa là 60.

2. Tiêu chí 2:

Đổi mới sáng tạo gồm có 8 nội dung như: Chính sách khuyến khích đổi mới, sáng tạo; tổ chức công tác nghiên cứu và phát triển (R&D); các giải thưởng sáng tạo… Tổng điểm tối đa của Tiêu chí số 2 là 180 điểm.

3. Tiêu chí 3:

Năng lực tiên phong gồm có 14 nội dung như: Tầm nhìn doanh nghiệp; giá trị cốt lõi của doanh nghiệp; kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; tầm nhìn thương hiệu; định vị thương hiệu; bảo vệ thương hiệu… Tổng điểm tối đa của Tiêu chí 3 là 520 điểm
Một sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam sẽ được xét chọn theo phương thức chấm điểm trong đó thang điểm đánh giá là 1.000 điểm. Ngoài ra, để đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam sản phẩm phải có số điểm ít nhất là 650 mỗi tiêu chí quy định đạt từ 60% trở lên.

thông tư thương hiệu quốc gia

Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ

IV. Top 10 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam hiện nay:

1. Công ty CP Rạng Đông Holding

Công ty Cổ phần Nhựa Rạng Đông (RDP, Tiếng Anh: Rang Dong Plastic Join – Stock Co.) là một công ty Việt Nam hoạt động sản xuất về ngành nhựa. Công ty thành lập từ năm 1960 với tên UFEOC (Liên hiệp các xí nghiệp cao su Viễn Đông Pháp) một doanh nghiệp nhựa tại Việt Nam.

thương hiệu quốc gia

2. Công ty CP Pin Ắc Quy Miền Nam

Công ty Cổ Phần Pin Ắc Quy Miền Nam (PINACO) được thành lập từ năm 1976, cổ phần hóa năm 2004 (Mã chứng khoán: PAC). Trải qua hơn 45 năm xây dựng và phát triển, PINACO tự hào là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm Pin – Ắc quy, xứng đáng với danh hiệu “Thương Hiệu Quốc Gia”.

thương hiệu quốc gia pinaco

3. Công ty CP Dây Cáp điện Việt Nam

Công ty cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam có tên thương mại là CADIVI thuộc Công ty Cổ phần Điện lực GELEX (GELEX ELECTRIC), là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại dây và cáp điện phục vụ rộng rãi cho các ngành kinh tế quốc dân, tiêu dùng của xã hội và xuất khẩu.

thương hiệu quốc gia

4. Công ty CP Tập đoàn KIDO

Tập đoàn KIDO, tiền thân là tập đoàn Kinh Đô được thành lập vào năm 1993 và từ đó trở thành một trong những công ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam. Trong suốt 20 năm đầu của chặng đường phát triển, KIDO đã thiết lập và giữ vững vị thế dẫn đầu ở một loạt các sản phẩm bánh kẹo, bánh bông lan, bánh mì, bánh trung thu, bánh quy…

thương hiệu quốc gia kido

5. Tổng Công ty CP May Việt Tiến

Tổng Công ty CP may Việt Tiến tiền thân là một xí nghiệp may tư nhân “Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty” tên giao dịch là Pacific Enterprise. Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến.

thương hiệu quốc gia viettien

6. Tổng Công ty CP Dệt may Hoà Thọ

Được thành lập từ năm 1962, tiền thân có tên là Nhà máy Dệt Hòa Thọ thuộc Công ty Kỹ nghệ Bông vải Việt Nam. Năm 1975, khi TP. Đà Nẵng được giải phóng Nhà máy Dệt Hòa Thọ được chính quyền tiếp quản và đi vào hoạt động trở lại vào tháng 4/1975. Qua các lần đổi tên: Công ty dệt Hòa Thọ (1993), Công ty Dệt may Hòa Thọ (1997), Công ty TNHH MTV dệt may Hòa Thọ (2005), Tổng công ty CP dệt may Hòa Thọ chính thức đi vào hoạt động vào tháng 2/2007.

thương hiệu quốc gia dệt may hoà thọ

7. Công ty CP Cao Su Đà Nẵng

Tiền thân là nhà máy đắp vỏ xe của quân đội Mỹ, đến nay Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng, tên gọi quốc tế là DRC, đã có quá trình phát triển liên tục hơn 47 năm. Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng mang đến sự thành công: Ban giám đốc có nhiều kinh nghiệm,năng động giúp Công ty phát triển liên tục nhiều năm . Đội ngũ kỹ sư và cán bộ quản lý có tay nghề cao, sảng tạo, được cử đi tu nghiệp ở nước ngoài về phục vụ lâu dài. Tập thể CBCNV đoàn kết nhất trí, tự tin và có trách nhiệm với công việc.

thương hiệu quốc gia cty cổ phần cao su đà nẵng

8. Công Ty CP Gạch ngói Đồng Nai

Công ty Cổ phần Gạch ngói Đồng Nai (TUILDONAI) tiền thân là Nhà máy Gạch Ngói Đồng Nai, là công ty hàng đầu về sản xuất gạch ngói đất sét nung chất lượng cao, được khách hàng tín nhiệm và có một quá trình hình thành – phát triển lâu dài, ổn định từ những năm 40 của thế kỷ 20 đến nay.

thương hiệu quốc gia gạch ngói đồng nai

9. Công Ty CP Bảo vệ thực vật Sài Gòn

Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn tiền thân là nhà máy thuốc trừ sâu Sài Gòn trực thuộc Chi cục Bảo vệ Thực vật Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 1989. Đến nay SPC đã có trên 500 cán bộ công nhân viên làm việc tại 18 Chi nhánh trực thuộc trong và ngoài nước; với hơn 250 sản phẩm bao gồm: Thuốc bảo vệ thực vật, bình xịt, nông cụ, giống cây trồng, hóa chất phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp…

spc thương hiệu quốc gia

10. Công Ty CP Giấy An Hoà

Công ty cổ phần Giấy An Hòa được thành lập năm 2002, là Chủ đầu tư của nhà máy Bột giấy và giấy An Hòa, bao gồm 2 dây chuyền: Sản xuất bột giấy sợi ngắn tẩy trắng và giấy tráng phấn. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 223 ha tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

thương hiệu quốc gia cty cổ phần giấy an hoà

Trên đây là bài viết về thương hiệu quốc gia và các tiêu chí để đạt được thương hiệu quốc gia được S-River tổng hợp lại từ các nguồn của Báo Chính Phủ. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích cho Quý bạn đọc.

8 THIẾT KẾ TIÊU BIỂU CỦA S-RIVER TRONG NĂM 2023

Một năm nữa lại chuẩn bị đi qua, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn S-River là đơn vị thiết kế trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển sản phẩm, phát triển thương hiệu vừa qua.

Với khẩu hiệu “Thành công của khách hàng là đích đến của chúng tôi”, thông qua thiết kế chúng tôi giúp doanh nghiệp kể câu chuyện, thông điệp riêng một cách độc đáo, hiệu quả, phù hợp với nguồn lực và kế hoạch theo từng giai đoạn kinh doanh của khách hàng. Dưới đây hãy cùng nhìn lại 8 thiết kế tiêu biểu của S-River trong năm 2023.

thiết kế tiêu biểu 2023

1. Dự án thiết kế bao bì – Thương hiệu Gốm BỤT thiết kế bao bì gốm bụt

Xem thêm hình ảnh và ý nghĩa bao bì của thương hiệu Gốm BỤT tại đây.

2. Dự án thiết kế bao bì bộ quà tết âm Khởi Tâm An – Thương hiệu Yến Thị

thiết kế bao bì yến thị

Xem thêm hình ảnh và ý nghĩa bộ quà Tết Khởi Tâm An của thương hiệu Yến Thị tại đây.

3. Dự án thiết kế logo và đồ hoạ nhận diện thương hiệu – Thương hiệu 30Shine

thiết kế logo bộ nhận diện 30Shine

Xem thêm hình ảnh và ý nghĩa logo, đồ hoạ nhận diện thương hiệu của 30Shine tại đây.

4. Dự án thiết kế bao bì bộ quà Tết Trung Thu – Thương hiệu Búp Tâm An

thiết kế bộ quà tết trung thu Búp Tâm An

Xem thêm hình ảnh và ý nghĩa bộ bao bì quà tặng Tết Trung Thu của thương hiệu Búp Tâm An tại đây.

5. Dự án thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu – Thương hiệu InJnoTa

thiết kế logo và bộ nhận diện INJNOTA

Xem thêm hình ành và ý nghĩa của logo và bộ nhận diện thương hiệu của InJnoTa tại đây.

6. Thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu – Thương hiệu Linh Tây Store

thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu LInh Tây Store

Xem thêm hình ảnh và ý nghĩa logo của thương hiệu Linh Tây Store tại đây.

7. Dự án thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu – Thương hiệu Trà Thái Minh An

Thiết kế logo và đồ hoạ nhận diện thương hiệu trà thái minh an

8. Dự án thiết kế logo và đồ hoạ nhận diện thương hiệu – Thương hiệu Lễ Việt

thiết kế logo và đồ hoạ nhận diện thương hiệu Lễ Việt

Xem thêm hình ảnh và ý nghĩa logo, đồ hoạ nhận diện thương hiệu của Lễ Việt tại đây.

Trên đây là tổng hợp 8 dự án thiết kế tiêu biểu trong năm 2023 được nghiên cứu, lên ý tưởng và triển khai thực hiện bởi S-River Creative Agency. Với 12 năm chuyên về thiết kế, tư vấn về họa tiết và xây dựng hình ảnh thương hiệu. S-River đã thiết kế cho nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau, nếu bạn đang cần thiết kế hình ảnh phục vụ marketing và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ thiết kế tốt nhất.

PANTONE CÔNG BỐ MÀU SẮC 2024

Vào mỗi dịp cuối năm Viện Màu sắc Pantone đều dự đoán màu sắc của năm tiếp theo, như thường lệ năm nay ​​Viện Màu sắc Pantone đã công bố Màu sắc của năm 2024 là PANTONE 13-1023 “Peach Fuzz” sau cả một năm lên xuống bởi nhiều biến động.

PANTONE 13-1023 Peach Fuzz được miêu tả như một màu hồng đào nhẹ nhàng với mong muốn nuôi dưỡng tinh thần, tâm trí, cơ thể và tâm hồn chúng ta giữa “thời kỳ nhiễu loạn” như hiện tại.

​​Giám đốc điều hành của Pantone – Leatrice Eiseman cũng chia sẻ rằng “Đây không chỉ là một màu sắc rực rỡ, ấm áp, sang trọng và hiện đại. Mà còn là một màu sắc mang khao khát về sự kết nối giữa người với người. Khi Peach Puzz mang sắc thái của lòng trắc ẩn và sự đồng cảm phản ánh sâu sắc khao khát kết nối”

Ý nghĩa của “Pantone 13-1023 Peach Fuzz” như muốn cổ vũ động viên tinh thần chúng ta cần phải thấu hiểu và đồng cảm với nhau hơn nữa giữa thời kỳ bạo loạn có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Đặc biệt năm nay là năm thứ 25 kể từ khi chương trình này ra đời.

pantone color 2024

Peach Fuzz, Pantone Color of the Year 2024; Source: @pantone via X (formerly Twitter)

pantone color 2024

Peach Fuzz, Pantone Color of the Year 2024; Source: Pantone

pantone color 2024

pantone color 2024 pantone color 2024 pantone color 2024 pantone color 2024 pantone color 2024

Đối với những người muốn kết hợp Peach Fuzz trong các thiết kế tiếp thị của mình một cách chính xác, dưới đây là mã màu cụ thể của Pantone 2024:

  • Mã Peach Fuzz Pantone: PANTONE 13-1023
  • Mã Peach Fuzz RGB: 255, 190, 152
  • Mã Peach Fuzz HEX: #FFBE98
  • Mã Peach Fuzz CMYK: C0% M25% (0,255) Y40% K0%
  • Mã HSL Peach Fuzz: H22, S100%, L80%

pantone color 2024

Cariuma hợp tác với Pantone tạo ra mẫu giày thể thao sử dụng màu Pantone của năm 2024, Peach Fuzz; nguồn: Pantone
pantone color 2024

“The Nest”, một thiết kế trong dự án của Pantone kết hợp với Ultrafabrics; Nguồn: Ultrafabrics

pantone color 2024

pantone color 2024 pantone color 2024

Một số ứng dụng màu Peach Fuzz trong in ấn. Nguồn: Internet.

Trên đây là bài thông tin về màu sắc pantone 2024 được tổng hợp và cập nhật bởi S-River Creative Agency. Cảm ơn quý bạn đọc đã xem.

30SHINE TÁI ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU

Thay đổi logo và bộ nhận diện cũng giống như việc doanh nghiệp cởi bỏ một chiếc áo cũ để khoác lên cho mình một chiếc áo mới phù hợp và ấn tượng hơn. Dù đã có chỗ đứng trên thị trường, nhiều thương hiệu lớn ở Việt Nam cũng như trên thế giới vẫn lựa chọn thay đổi bộ nhận diện thương hiệu. Không nằm ngoài sự chuyển mình của các thương hiệu, 30Shine nền tảng phục vụ nhu cầu cắt tóc, gội đầu, spa dành riêng cho nam giới cũng lựa chọn thay cho mình “bộ áo mới”. Trong bài viết này hãy cùng S-River tìm hiểu thêm về chiến lược tái định vị thương hiệu của 30Shine.

thiết kế biển bảng 30shine

Logo mới của 30Shine. Nguồn: S-River Creative Agency

2023 là một năm với đầy khó khăn do dư âm của đại dịch covid-19 để lại. Khi cả thế giới nói chung và nền kinh tế nói riêng đều trở nên biến động, muốn tồn tại yêu cầu các doanh nghiệp phải luôn thay đổi để có thể đáp ứng được sự đổi mới. Là một thương hiệu mang trong mình tinh thần đổi mới, 30Shine đã lựa chọn chiến lược tái định vị thương hiệu để giúp doanh nghiệp có thể bước qua thời kỳ đầy biến động này.

logo 30shine

logo 30shine logo 30shine

Với 87 cơ sở nằm trên các vị trí đắc địa tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh lân cận, 30Shine đang là chuỗi salon tóc nam có quy mô lớn nhất Việt Nam. Chiến lược này giúp 30Shine làm mới hình ảnh thương hiệu thông qua thay đổi thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp. Việc thay đổi này không chỉ giúp doanh nghiệp có những sự đổi mới ở hình ảnh mà còn truyền tải thông điệp hiện tại của mình đến với khách hàng.

logo 30shine

logo 30shine

Logo mới của 30Shine. Nguồn: S-River Creative Agency

Logo mới lựa chọn hoạ tiết ngôi sao làm điểm nhấn, ý tưởng xuất phát từ tên thương hiệu “SHINE”, đồng thời thể hiện phong cách làm việc chỉn chu, tinh tế bởi trải nghiệm dịch vụ ở 30Shine giúp khách hàng cảm thấy tự tin, mới mẻ và tích cực. Font chữ được lựa chọn là font chữ không chân, tối giản, hình học tạo cảm giác chuyên nghiệp, hiện đại, thời thượng và tinh tế. Các đường nét gương mặt ở phần biểu tượng như kiểu tóc cũng được thể hiện lượn sóng tinh tế. Màu sắc của logo là màu xanh dương, màu nam tính đồng thời thê hiện sự trẻ trung, cấp tiến và không ngừng đổi mới của thương hiệu. Tổng quan logo mới của 30Shine đó là hình tượng của một người đàn ông trẻ trung, thành đạt đồng thời rất tâm lý và tinh tế đối với phái đẹp và mọi người xung quanh.

bộ nhận diện thương hiệu 30shine

Đồ hoạ nhận diện thương hiệu được thiết kế lấy ý tưởng xuất phát từ hoạ tiết ngôi sao của logo, kết hợp với những hình học cơ bản, dạng nét mảnh thể hiện sự chuyên nghiệp, tinh tế, trẻ trung của thương hiệu.

tiêu đề thư 30shine đồ hoạ nhận diện thương hiệu màu sắc logo 30shine

Đồ hoạ nhận diện của 30Shine. Nguồn: S-River Creative Agency

Đặc biệt nhờ việc đổi mới logo và bộ nhận diện thương hiệu 30Shine đã khéo léo khẳng định vị thế của mình trong lòng khách hàng khi mang sự hiện đại với một tinh thần luôn đổi mới vào văn hoá phục vụ, Vì khi khách hàng đến với 30Shine không chỉ cắt tóc mà còn được chăm sóc sắc đẹp dành riêng cho phái nam chỉ có tại 30Shine. Việc thay đổi logo và bộ nhận diện thương hiệu của 30Shine là kết quả của cả một quá trình nghiên cứu, khảo sát và chuẩn bị kỹ càng của doanh nghiệp cùng chuyên gia về thương hiệu Trịnh Thu Trang và đội ngũ thiết kế S-River.

sales kit 30shine

Thiết kế bộ văn phòng của 30Shine. Nguồn: S-River Creative Agency

namecard 30shine

Business card của 30Shine. Nguồn: S-River Creative Agency

túi giấy của 30shine túi giấy 30shine

Túi giấy đựng sản phẩm của 30Shine. Nguồn: S-River Creative Agency

áo đồng phục 30shine áo đồng phục 30shine

Áo đồng phục của 30Shine. Nguồn: S-River Creative Agency

Trên đây là bài viết tổng quan về chiến lược tái định vị thương hiệu và một số hình ảnh thiết kế cho logo và bộ nhận diện mới của 30Shine được nghiên cứu, lên ý tưởng và triển khai thực hiện bởi S-River. Cảm ơn Quý bạn đọc đã xem.

S-RIVER ĐỒNG HÀNH CÙNG CẤY NỀN THƯƠNG HIỆU

Cấy Nền Thương Hiệu là cộng đồng chia sẻ kiến thức, nâng cao nhận thức về thương hiệu và kết nối, giúp đỡ lẫn nhau dành cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các hoạt động chính của Cấy Nền Thương Hiệu là tạo ra các lớp học ngắn ngày, miễn phí giảng dạy, để mọi người cùng thảo luận, chia sẻ các đề tài về xây dựng thương hiệu. Người chia sẻ kiến thức là các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực chiến lược thương hiệu, chiến lược hình ảnh. Sứ mệnh của Cấy Nền Thương hiệu là mang lại lợi ích lớn cho tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hành trình xây dựng bản sắc riêng.

S-River rất vinh dự khi đồng hành cùng Cấy Nền Thương Hiệu trong vai trò là đơn vị bảo trợ truyền thông và đơn vị tài trợ kim cương. Mong rằng với sự đồng hành này sẽ giúp cho Cấy Nền Thương Hiệu ngày càng lớn mạnh!

s-river đồng hành cùng cấy nền thương hiệu

s-river đồng hành cùng cấy nền thương hiệu

Giáo sư Phan Văn Trường – Sáng lập Hệ sinh thái Cấy Nền đang chia sẻ trong sự kiện.

s-river đồng hành cùng cấy nền thương hiệu

Diễn giả Trịnh Thu Trang – S

áng lập Cấy Nền Thương Hiệu, Sáng lập S-River Creative Agency chia sẻ về xây dựng thương hiệu thông qua bao bì tại sự kiện.

s-river đồng hành cùng cấy nền thương hiệu

Talkshow không chỉ có sự góp mặt của chủ nghiệm Cấy Nền Thương Hiệu mà còn có sự tham gia của Giám đốc sáng lập Sông Cái Distillery – Mr. Daniel Nguyễn Hoài Tiến.

s-river đồng hành cùng cấy nền thương hiệu

s-river đồng hành cùng cấy nền thương hiệu

s-river đồng hành cùng cấy nền thương hiệu

Sông Cái Distillery: ‘Rượu Gin gần giống với rượu thuốc của ông bà mình’

Bài viết được chia sẻ từ iDesign – Chuyên trang về thiết kế, nghệ thuật và sáng tạo.

giới thiệu rượu sông cái

Sông Cái là dòng Gin đầu tiên và duy nhất của Việt Nam. Chữ Sông Cái trong tên thương hiệu, có nghĩa là “Sông Mẹ” – dòng sông lớn trong khu vực, là nguồn nước chính cho nền nông nghiệp và nâng đỡ đời sống tinh thần cho cộng đồng sống dọc theo dòng sông. Tương tự như vậy, Sông Cái Distillery ra đời, đại diện cho vẻ đẹp và sự hào sảng của những người con đất Việt bằng cả sản phẩm và ngôn ngữ hình ảnh của thương hiệu.

Nhân dịp Tết, hãy cùng iDesign trò chuyện với Sông Cái Distillery và đặc biệt tìm hiểu về hộp quà Tết Tân Sửu 2021, với những nét văn hóa Ta trong một sản phẩm rượu Tây nhé!

nhãn chai rượu sông cáigiới thiệu rượu rin sông cái

Rượu Gin theo quy định của quốc tế là dòng rượu mạnh chưng cất có sử dụng quả Juniper (Bách Xù), và những thảo mộc khác. Thế nên chia sẻ với iDesign, Sông Cái Distillery cho biết, dòng rượu Gin là cách kể câu chuyện của những loại thảo mộc chân thực nhất đến với người thưởng thức. Bởi qua cách chưng cất, rượu Gin chắt lọc lấy những mùi hương tinh túy nhất của nguyên liệu thảo mộc, vẫn là những hương vị thân thuộc đó đã đi bên ta qua bao năm tháng. Và cùng nhau, ta nhớ lại những hương vị thân thương này, qua những cách kết hợp hoàn toàn mới. 

anh daniel nguyễn hoài tiến sáng lập sông cái hình ảnh nguyên liệu làm rượu sông cái anh Tiến đi xem nguyên liệu làm rượu

Vốn nguyên liệu của rượu Gin Sông Cái đến từ sự kết hợp hương vị của quả bách xù truyền thống cộng với những thảo mộc rừng được thu hái thủ công nơi miền núi cao Tây Bắc và những loại hoa độc đáo của Việt Nam. Đây cũng là vùng đất của nơi người ta có thể tìm kiếm các loài thực vật tươi tốt và hoang dã chỉ bằng một chuyến cuốc bộ trong rừng. Cái đẹp của quy trình này còn đến từ việc từng mẻ nhỏ được chưng cất bằng nồi đồng trực tiếp trên bếp lửa.

giới thiệu về sông cái trang giới thiệu về sông cái

Logo của Sông Cái Distillery sử dụng biểu tượng liềm và dao đi rừng kết hợp cùng hình ảnh các cặp lá cách điệu đại diện cho thảo mộc rừng núi và đặt tất cả trên nền “chàm” đậm đặc trưng truyền thống của đồng bào dân tộc vùng cao.

thiết kế bao bì nhãn rượu sông cái

Nhãn sau được nhìn xuyên thấu qua chai, lấy cảm hứng từ tranh Hàng Trống, thể hiện tính cách đặc trưng của vùng đồng bằng: Trù phú, rực rỡ đa sắc màu, mang lại sức sống văn hoá dân gian hoài cổ trong bối cảnh hiện đại. Hai nét sắc thái riêng biệt này thể hiện sự phong phú, đa dạng của đất nước Việt Nam.

thiết kế bao bì nhãn rượu sông cái

Từ những ngôn ngữ hình ảnh đó, sự kết hợp của Sông Cái Distillery với S-River cho những thiết kế nhãn chai như một lẽ đương nhiên, bởi đây là một đơn vị tư vấn thiết kế có tiếng về sự tâm huyết và đam mê nghệ thuật hội họa dân gian truyền thống mà điển hình nhất là sứ mệnh số hóa các họa tiết tranh dân gian Hàng Trống.

trang giới thiệu sông cái

bộ quà tết tân sửu 2021 của sông cái

bộ quà tết của sông cái

Hộp quà Tết năm nay của Sông Cái Distillery gồm các họa tiết tranh dân gian Hàng Trống (thể hiện ở nắp hộp quà, nhãn chai rượu, hình trang trí trên cặp chén đong, các mẫu thiết kế của bộ bao lì xì may mắn), màu Hồng Điều cổ truyền của dân tộc, chất liệu giấy dó thủ công trên nắp hộp quà, que khuấy làm bằng tre Việt Nam, cặp chén đong được làm thủ công từ sứ của Làng Gốm Sứ Bát Tràng.

giới thiệu màu bao bì tết sông cái

trang trình bày Sông Cái

“Canh Nông Vi Bản” – tác phẩm chứa đựng ý nghĩa “Lấy nông nghiệp làm gốc” của dòng tranh dân gian Hàng Trống đã được tái hiện lại với những chi tiết đặc trưng như hình ảnh con trâu, bông lúa, hoa Sen – quốc hoa của dân tộc, dải lụa màu Hồng Điều… Chúng xuất hiện xuyên suốt trên toàn bộ hộp quà và các sản phẩm đi cùng.

trang trình bày sông cái

Thay cho màu xanh chàm đặc trưng của thương hiệu và cũng thay vì sử dụng màu đỏ tươi thường thấy, màu Hồng Điều cổ truyền được sử dụng để tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc. Đặc biệt, đây là màu sắc làm từ đất son, vốn không có sẵn trong tự nhiên và cũng là một trong năm màu sắc chủ đạo thường được sử dụng trong phong cách tranh dân gian Hàng Trống.

trang trình bày sông cái

Nắp hộp quà được in trên chất liệu giấy Dó – một loại giấy thủ công truyền thống của Việt Nam được làm từ cây Dó. Quy trình làm giấy Dó khá kỳ công, người nghệ nhân phải cẩn trọng, tỉ mỉ từ lúc cắt thân cây, đem hấp, tách vỏ, gọt bẩn, đập vỏ để tách sợi, rồi sau cùng cho vào khung ép và đem phơi nắng. Giấy Dó bền và dai, thậm chí có thể tồn tại tới hàng trăm năm cùng với đặc tính chống côn trùng vốn có. Loại giấy này đóng một vai trò quan trọng trong tranh vẽ, sách và tài liệu truyền thống dân gian của người Việt Nam, phù hợp với ngôn ngữ hình ảnh mà Sông Cái muốn thể hiện. Cảm giác thô dịu khi tiếp xúc với bề mặt giấy Dó cũng thật quen thuộc, giống như ta đang được tiếp xúc với chính loài cây Dó này nói riêng và thiên nhiên cây cỏ nói chung.

Ngoài ra, tre cũng được dùng thay cho những chất liệu hiện đại như thép không gỉ, inox, nhựa… để tạo nên chiếc que khuấy trong hộp quà.

Cặp chén đong (jigger cup) được làm thủ công bởi những nghệ nhân tại Làng Gốm Sứ Bát Tràng – làng nghề thủ công mỹ nghệ với bề dày lịch sử hơn 500 năm, vốn từ xa xưa được ưu ái dùng làm quà biếu cho đến đồ cống phẩm ngoại giao trong cung đình.

nhãn rượu tết sông cái bộ quà tết của rượu sông cái trang giới thiệu rượu sông cái Quá trình lên ý tưởng và thực hiện phần thiết kế hình ảnh cho Hộp quà Tết 2021 của Sông Cái Distillery và S-River là khoảng 03 tháng. Bao gồm xuất phát điểm từ việc nghiên cứu, lựa chọn và tái hiện các chi tiết của tác phẩm tranh Hàng Trống “Canh Nông Vi Bàn”, sau đó là chọn thành phần nào của hộp quà sẽ thể hiện được những hình ảnh thiết kế đó, như tranh mặt hộp, nhãn chai rượu, cặp chén đong bằng sứ, bộ bao lì xì may mắn… Cuối cùng là lên phương án khả thi, thử nghiệm sản phẩm mẫu, rồi chỉnhsửa lại chi tiết hay màu sắc cho hoàn thiện.

nhãn rượu tết sông cái

thiết kế nhãn chai và chén rượu sông cái

May mắn là ngay từ những ý tưởng đầu tiên về Hộp quà Tết 2021, thì về mặt hình dáng, kích thước, cơ chế mở nắp hộp, chất liệu, hình ảnh… đã tương đối khớp so với sản phẩm cuối cùng. Chỉ có các thành phần bên trong là được hoàn thiện dần theo thời gian triển khai kế hoạch, bởi việc lựa chọn kết cấu, bố cục các vật phẩm, chất liệu bên trong của hộp cũng như việc xây dựng các nội dung ấn phẩm truyền thông đi kèm đòi hỏi quá trình nghiên cứu, thử nghiệm một cách chi tiết và cẩn thận, không thể gấp gáp mà làm giảm chất lượng và tăng rủi ro cho sản phẩm. Có thể nói sản phẩm cuối cùng giống khoảng 90% so với ý tưởng ban đầu.

phác thảo tem nhãn rượu sông cái

Nhưng cũng có lắm khó khăn trong quá trình đó, bởi phần lớn những công ty làm bao bì đều quen với một số mẫu và chất liệu phổ biến trên thị trường. Điều này cũng dễ hiểu bởi những thiết kế mới, độc đáo sẽ đòi hỏi thời gian lâu hơn để tìm hiểu, làm quen với chất liệu, chưa kể đến rủi ro phải thử mẫu rất nhiều lần mới thành công hoặc thậm chí không làm được. Chất liệu cổ lại có đặc điểm chung là không hoàn toàn phù hợp với cách thi công máy hoặc in ấn hiện đại thông thường, vốn được thiết kế đặc dụng cho những chất liệu công nghiệp. Thế nên số lượng nhà cung cấp các chất liệu cổ có thể chấp nhận làm theo yêu cầu đặt hàng đặc biệt của Sông Cái cũng không dễ tìm.

Trong đó, chất liệu “khó nhằn” nhất có lẽ chính là giấy Dó. Vì là giấy thủ công nên bề mặt không được nhẵn, mịn, và không dễ thi công in ấn, cắt dán như các loại giấy hiện đại ngày nay, nhưng đổi lại chúng vẫn giữ những nét cổ điển, gần gũi, dân dã cùng màu sắc rất riêng.

nghệ nhân tranh hàng trống bác lê đình nghiên

Khó thứ nhì là màu Hồng Điều, bởi cần nhiều thời gian để nghiên cứu và thử nghiệm từng sắc độ màu, kiểm chứng các bản in mẫu thực tế để lựa chọn được sắc độ chính xác nhất với màu Hồng Điều cổ truyền của cha ông, đồng thời phải phù hợp để sử dụng được trên mọi chất liệu của thành phần hộp quà (bìa, giấy dó, giấy mỹ thuật, gốm sứ…).

Rất may mắn là Sông Cái tìm được đối tác rất tâm đầu ý hợp như S-River, là đơn vị rất tâm huyết, đã có vốn kiến thức rất sâu sắc về những họa tiết cổ của Việt Nam, nên chỉ cần Sông Cái Distillery đưa ra đề bài là S-River có thể giải quyết được ngay.

Quý bạn đọc có thể xem bài viết gốc của iDesign theo link TẠI ĐÂY.

INNISFREE ĐỔI MỚI THƯƠNG HIỆU: “Be Yourself, Be Free”

Được thành lập vào năm 2000, Innisfree là thương hiệu mỹ phẩm đến từ Hàn Quốc được giới trẻ khắp nơi biết đến với các dòng mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên khi sản phẩm của hãng ​​sử dụng các thành phần hoàn toàn tự nhiên đến từ đảo Jeju như trà xanh, cụm núi lửa và ngải cứu.

innisfree rebranding

“Effective, nature-powered skincare discovered from the island” là khẩu hiệu của Innisfree khi cho ra mắt các dòng sản phẩm của mình với một chiếc áo mới nhằm phản ánh một hình ảnh tươi mới và hiện đại hơn của thiên nhiên mà hãng hướng tới.

innisfree rebranding

Trong lần thay đổi bộ nhận diện mới này Innisfree đã thiết kế logo của mình như một hình vuông được ghép lại bởi hai nửa của chữ “INNIS – FREE” tên của thương hiệu. Giúp người nhìn liên tưởng đến cánh cổng nơi dẫn tới hòn đảo chứa đựng nguồn tài nguyên và sức mạnh thiên nhiên đang chờ đợi ta khám phá. Đi cùng với thiết kế logo là màu sắc xanh lá cây yếu tố chính không thể thiếu của nhận diện thương hiệu.

innisfree rebranding

innisfree rebranding

Không chỉ vậy thay vì sử dụng một font chữ đồng nhất với nhau như logo cũ thì Innisfree sử dụng cả chữ thường và chữ hoa vào trong logo mới. Qua cách kết hợp này hãng muốn truyền tải thông điệp rằng sự coi trọng và sự chấp nhận tính đa dạng khác nhau của mặt thẩm mỹ với một hình ảnh tích cực không kém phần tự tin. Ngoài ra cũng có thể dễ dàng thấy màu xanh lá cây thẫm trước kia đang chuyển sang sáng hơn cho thấy hãng muốn chú trọng vào ​​năng lượng tự nhiên và các thành phần hoạt động.

innisfree rebranding innisfree rebranding

Với tất cả sự nỗ lực và cố gắng Innisfree đã khoác lên mình chiếc áo được làm từ sức mạnh vô biên của thiên nhiên Jeju mang lại như một lời khẳng định rằng Innisfree sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

Nguồn: innisfree

Họa Sắc Việt giao lưu và giới thiệu đề tài “Tranh Hàng Trống” tại Đường sách TP.HCM

Nhà thiết kế Trịnh Thu Trang và nhóm dự án thực hiện Họa Sắc Việt (S-River) vừa có buổi giao lưu giới thiệu đề tài ‘Tranh Hàng Trống – những điều xưa cũ mới mẻ’ tại Đường sách TP.HCM chiều 25-8.

Về dự án “Họa Sắc Việt”

Đây là một phần của dự án Họa Sắc Việt do nhóm bạn trẻ khởi động từ năm 2017, với mong muốn giải đáp vấn đề “Phong cách thiết kế của Việt Nam là gì?”. Câu trả lời bước đầu được tìm kiếm từ công cuộc lội ngược dòng, thâm nhập vào dòng tranh Hàng Trống – một sản phẩm của người Việt ở Thăng Long, để từ đó đưa ra các đồ án ứng dụng màu sắc và họa tiết của dòng tranh này trên các sản phẩm Việt Nam hiện đại.

Trịnh Thu Trang (giảng viên ngành thiết kế đồ hoạ Đại học Kiến trúc Hà Nội) đã dành 5-6 năm sưu tập các hiện vật tranh Hàng Trống, là mẫu tranh thật và mang nhiều đề tài, nhiều phong cách của nghệ nhận truyền thống, hình thành một kho dữ liệu quan trọng.

Nhóm dự án cũng làm việc với các nghệ nhân Lê Đình Nghiên và nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê để có những nắm bắt về tầm quan trọng cũng như giá trị, ảnh hưởng của tranh Hàng Trống trong đời sống người Việt từ xưa.

Với tinh thần bảo tồn những giá trị truyền thống, nhóm dự án cho biết “Chúng tôi không cố gắng bê nguyên chúng đặt vào thực tại… Việc chúng tôi có thể làm là chắt lọc những gì từ chất liệu dân gian có tiềm năng ứng dụng vào cuộc sống hiện đại, vào công việc hiện tại của những người thiết kế đồ họa, những nhà thiết kế thời trang, nội thất hay nhiều nghệ sĩ khác”.

Sau chặng đường gần 3 năm, dự án đã ra mắt được tập sách Họa sắc Việt từ tranh Hàng Trống (tác giả Trịnh Thu Trang – NXB Thế Giới), và tiếp tục sẽ tổ chức các workshop để lan tỏa nhận thức về giá trị ứng dụng của tranh Hàng Trống đến đông đảo công chúng, đặc biệt là các học sinh tuổi mầm non, tiểu học.

Dự án “Họa Sắc Việt” tại Đường sách TP.HCM

Tại buổi giao lưu, Trịnh Thu Trang cũng trình bày những khác biệt cơ bản giữa tranh Hàng Trống và tranh Đông Hồ. Theo đó, Hàng Trống là sản phẩm ở Thăng Long (Đông Hồ ở Bắc Ninh), và thuộc dòng tranh có trình độ thẩm mỹ cũng như phục vụ đối tượng thưởng thức cao qua các đề tài như: Tứ quân tử mai lan cúc trúc, Tố nữ, Lớp học của thầy đồ cóc, Múa rồng, Rước đèn ông sao…

Đặc biệt Hàng Trống còn có dòng sản phẩm tranh thờ, tranh tết có ý nghĩa thiêng liêng đối với các gia đình Việt ngày xưa.

“Hồi xưa, nhà nào dù nghèo cũng muốn có một bức tranh treo trong nhà, đặc biệt là trên bàn thờ ngày tết. Dòng tranh Hàng Trống đáp ứng nhu cầu này, nay các sản phẩm hiện đại có nhiều, các mẫu tranh xưa không còn được treo bàn thờ nữa, nên chúng tôi chắt lọc lấy, sáng tạo ra các mẫu và ứng dụng vào nhiều sản phẩm của người Việt hôm nay”, Thu Trang giới thiệu.

“Ở đây, dự án chúng tôi ứng dụng từ màu sắc và họa tiết của dòng tranh này vào khăn, áo, và cả bao bì nhãn mác. Nghiên cứu và ứng dụng tranh Hàng Trống, chúng tôi còn muốn kể câu chuyện về màu sắc họa tiết và phong cách thiết kế truyền thống Việt cho bạn bè quốc tế, một kiểu tự hào như người Nhật có mẫu áo Kimono còn người Việt chúng ta hiện nay đang có những gì?”, Trịnh Thu Trang và Lê Huy Hà – hai thành viên của dự án cùng chia sẻ.

Trịnh Thu Trang S-River

Chủ dự án “Họa Sắc Việt” – Chị Trịnh Thu Trang đang giao lưu, giới thiệu đề tài “Tranh Hàng Trống” tại Đường sách TP.HCM

Tại buổi giới thiệu lần này, nhóm Dự án Họa Sắc Việt cũng trưng bày giới thiệu một loạt các mẫu họa tiết được sáng tạo từ đường nét của tranh Hàng Trống: họa tiết mây, cá, quạt, các kiểu họa tiết tròn, xoáy, hình hoa sen, hình thoi, họa tiết hình cóc…

Họa tiết tranh Hàng Trống hình con ếch

Hoa văn cóc hình thành từ Tranh Hàng Trống

Nhóm dự án có ý tưởng tiếp theo sẽ tiếp tục tìm hiểu, ứng dụng màu sắc họa tiết có tính mỹ thuật từ các di sản văn hóa của các dân tộc vùng Tây Nguyên, Tây Bắc… trong sáng tạo phong cách thiết kế như với tranh Hàng Trống.

Bài viết được tham khảo tại Diễn đàn bao bì – TTO – Nhà thiết kế Trịnh Thu Trang và nhóm dự án Họa Sắc Việt vừa có buổi giao lưu giới thiệu đề tài ‘Tranh Hàng Trống – những điều xưa cũ mới mẻ’ tại Đường sách TP.HCM chiều 25-8.