NHỮNG TRANG MẠNG XÃ HỘI LÝ TƯỞNG DÀNH CHO DESIGNER

Sự phát triển mạnh mẽ và phong phú của mạng xã hội đã giúp cho mọi người có thể giao lưu và học hỏi dễ dàng hơn. Trong đó, có những trang mạng xã hội dành riêng cho designer. Những nền tảng đó cho phép các nhà thiết kế tìm kiếm, tham khảo những ý tưởng đẹp và chia sẻ, phản hồi về các tác phẩm của họ. Hơn nữa, những mạng xã hội này còn đem tới cơ hội việc làm cho các nhà thiết kế. Sau đây, hãy cùng S-River điểm lại một số nền tảng.

1. Behance – Mạng xã hội phổ biến nhất

Behance là một trang mạng xã hội mở cho tất cả mọi người, đặc biệt là dành cho các nhà thiết kế, sáng tạo. Được thành lập từ năm 2006 bởi Adobe, hiện Behance đang là trang mạng xã hội dành cho designer.
Người dùng có thể đăng ký thành viên, đăng tải các sản phẩm của của họ lên hoặc giới thiệu về công việc của họ. Với một kho tàng đồ hoạ, thiết kế thì Behance là một mạng xã hội lí tưởng để các nhà thiết kế tìm kiếm các ý tưởng hay, mới lạ. Ngoài ra, người dùng có thể dễ dàng tiếp cận các tác phẩm theo từng danh mục rõ ràng, được hiển thị trên Behance như: photography, graphic design, motion, architecture,… đến từ các nhà thiết kế sáng tạo trên thế giới.
Hơn nữa, người dùng có thể trao đổi kinh nghiệm với các nhà thiết kế thông qua mục chat, tương tự như những mạng xã hội khác.

Nền tảng Behance - mạng xã hội dành cho designer (Ảnh: Vietnix)
Nền tảng Behance – mạng xã hội dành cho designer (Ảnh: Vietnix)

2. Dribbble – Mạng xã hội dành cho designer

Được thành lập vào năm 2009, Dribbble, giống như Behance, cũng là trang mạng xã hội để các nhà thiết kế đăng tải các sản phẩm và tìm kiếm ý tưởng. Tuy nhiên ý tưởng ban đầu của Dribbble xuất phát từ việc người dùng muốn chia sẻ về dự án của mình, nhưng không tiết lộ tất cả về chúng.
Tại đây, người dùng có thể đăng ký như một khách hàng tiềm năng, cho phép họ tìm kiếm những nhà thiết kế phù hợp, hoặc họ có thể là một nhà thiết kế đang tiếp thị tài năng của mình. Chính vì thế, Dribbble đã tạo ra sự khác biệt nhờ có tỷ lệ được thuê việc từ khách hàng và chất lượng sản phẩm cao hơn.
Ngoài những thiết kế web và mobile app, các nhà thiết kế có thể tìm kiếm ý tưởng thiết kế icon, xây dựng thương hiệu và nhận diện thương hiệu, hoạt hình, prototypes, illustrations,graphic art và nhiều hơn nữa tại Dribbble.

Nền tảng Dribbble- mạng xã hội dành cho designer (Ảnh: Dribbble)
Nền tảng Dribbble – mạng xã hội dành cho designer (Ảnh: Dribbble)

3. ArtStation – Mạng xã hội quen thuộc của các họa sĩ 2D/3D

Ra mắt vào năm 2014, ArtStation là một mạng xã hội dành cho designer quen thuộc, đặc biệt với các hoạ sĩ 2D và 3D chuyên nghiệp, đặc biệt là những người hoạt động trong các ngành công nghiệp sản xuất games, phim ảnh, truyền thông và giải trí.
Đây là nơi để họ chia sẻ hồ sơ cá nhân và cũng là nơi yêu thích để các nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá năng lực của ứng viên dựa trên những tác phẩm hiện diện trên nền tảng này. Tuy nhiên, họ sẽ không quan trọng số lượt thích hay số người theo dõi của nhà thiết kế. Yếu tố được ưu tiên là sự phù hợp về phong cách mà họ đang tìm kiếm.
Có rất nhiều các công ty nổi tiếng lên đây để tìm ra những nhà thiết kế tài năng. Vì vậy, đây là một trang web chất lượng không nên bỏ qua.

Nền tảng Artstation - mạng xã hội dành cho designer (Ảnh: Artstation).
Nền tảng Artstation – mạng xã hội dành cho designer (Ảnh: Artstation).

4. DeviantArt – Mạng xã hội dành cho designer

Được tạo ra vào năm 2000, DeviantArt là một nền tảng mạng xã hội để chia sẻ các tác phẩm nghệ thuật gốc dành cho các nghệ sĩ nói riêng và những người đam mê với nghệ thuật nói chung.
Trái ngược với ArtStation, DeviantArt hội tụ những nhà thiết kế nghiệp dư, hơn là chuyên nghiệp. Vì vậy nên đây là một mạng xã hội thích hợp với người dùng có mong muốn chia sẻ và nhận lời phản hồi về tác phẩm của mình, hơn là tìm kiếm cơ hội làm việc. Người dùng của DeviantArt tải lên hàng nghìn tác phẩm nghệ thuật gốc mỗi ngày, từ mọi lĩnh vực như: hội hoạ, điêu khắc, nghệ thuật kỹ thuật số, nghệ thuật pixel, phim và anime.
Hơn nữa, DevianArt cũng cung cấp các công cụ, tài nguyên và độ lan tỏa để những người nghệ sĩ có thể dễ thu hút được sự chú ý hơn.

Nền tảng Deviant Art dành cho nhà thiết kế (Ảnh: Deviant Art)
Nền tảng Deviant Art dành cho nhà thiết kế (Ảnh: Deviant Art)

5. The Dots – Mạng xã hội dành cho designer

Ra mắt vào năm 2014, The Dots hướng tới trở thành một nền tảng mạng xã hội như LinkedIn dành cho những nhà sáng tạo. Hiện nay, The Dots đã khá thành công khi thu hút các công ty như: Google, Burberry, Sony Pictures, Viacom, M&C Saatchi, Warner Music, Tate, Discovery Networks và VICE sử dụng nó như một công cụ tuyển dụng chuyên nghiệp.
Ngoài việc trở thành một cầu nối việc làm, The Dots còn giúp người dùng kết nối với cộng đồng sáng tạo, phản hồi yêu cầu cộng tác và cập nhật các sự kiện mới nhất.
Đặc biệt, The Dots còn có giao diện được thiết kế đẹp mắt khiến rất nhiều nhà thiết kế thích thú.

Với sự đa dạng của các nền tảng mạng xã hội dành cho designer thì tuỳ thuộc vào phong cách, sở thích cá nhân mà họ có thể lựa chọn cho mình một nền tảng phù hợp. Các nhà thiết kế nên sử dụng nhiều mạng xã hội khác nhau để chọn lọc, so sánh và lựa chọn những tác phẩm yêu thích. Đồng thời sẽ đem lại thêm sự hiểu biết về nhiều phong cách, lĩnh vực khác nhau nhằm hỗ trợ phát triển khả năng cá nhân và khơi nguồn cảm hứng. Thêm vào đó, khi tham gia cộng đồng các nhà thiết kế, sáng tạo thì sẽ tạo cho họ thêm nhiều động lực và có cơ hội nhận những góp ý giúp họ cải thiện sản phẩm.

Nền tảng The Dots - mạng xã hội dành cho designer (Ảnh: The Dots)
Nền tảng The Dots – mạng xã hội dành cho designer (Ảnh: The Dots)

Trên đây là những trang mạng lí tưởng dành cho nhà thiết kế. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp các bạn và các doanh nghiệp hiểu rõ hơn và làm việc một cách tốt nhất có thể. S-River xin cảm ơn!

Nếu bạn gặp khó khăn, dịch vụ tại S-River Creative Agency sẽ giúp bạn!

Nguồn: Tổng hợp.

ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ CÓ MỘT THIẾT KẾ MENU ẤN TƯỢNG

Menu là một trong những ấn tượng đầu tiên với thực khách. Ngoài sự độc lạ của món ăn, một thực đơn có bố cục và màu sắc đẹp mắt sẽ dễ dàng thu hút và ghi điểm trong lòng khách hàng. Vậy bí quyết để có được một thiết kế menu ấn tượng là gì? Hãy cùng S-River tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Phong cách thiết kế Menu

Các chủ nhà hàng thường băn khoăn trong việc lựa chọn thiết kế theo xu hướng hay theo quy chuẩn phù hợp. Tuy nhiên, sẽ là rất khó để đưa ra một tiêu chuẩn nhất quán cho thiết kế menu. Điều này là vì, thực đơn được xem là hình ảnh đại diện của nhà hàng, chúng mang phong cách và điểm nhấn riêng biệt, khẳng định nên nét đặc trưng của thương hiệu. Ví dụ, Menu của nhà hàng Nhật sẽ có hoạ tiết và màu sắc từ những hình ảnh văn hoá truyền thống Nhật Bản, như hoa anh đào, núi, mặt trời mọc, cá biển, sóng biển,..

Ngoài ra, giữa Menu và không gian nhà hàng cần có sự đồng bộ về thiết kế, để tạo xây hình thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp.

Menu có khả năng thể hiện sự chuyên nghiệp của nhà hàng (Ảnh: DeviantArt)
Menu có khả năng thể hiện sự chuyên nghiệp của nhà hàng (Ảnh: DeviantArt)

Thiết kế Menu cần chuẩn bị những gì?

   Bước 1: Chuẩn bị nội dung

 

Nội dung chính là yếu tố quan trọng cần chuẩn bị khi xây dựng menu (Ảnh: Total Food Service)
Nội dung chính là yếu tố quan trọng cần chuẩn bị khi xây dựng menu (Ảnh: Total Food Service)

Những nội dung như tên món ăn và bảng giá cần được chuẩn bị trước một cách chi tiết (bản dịch tiếng nước ngoài, nếu cần thiết). Chúng nên được sắp xếp khoa học, để các món ăn được trình bày một cách nổi bật. Bạn cần soạn nội dung, kế hoạch thiết kế cụ thể ra file excel hoặc file word để dễ dàng kiểm soát và sửa lỗi.

   Bước 2: Chuẩn bị hình ảnh

Hình ảnh menu hấp dẫn khiến món ăn trở nên ngon mắt hơn.
Hình ảnh menu hấp dẫn khiến món ăn trở nên ngon mắt hơn.

Kèm theo nội dung là các hình ảnh món ăn đảm bảo độ sắc nét (từ 200-300 dpi hoặc trên 1000px cho một diện tích cỡ 3cm), tính thẩm mỹ cao. Bạn có thể lựa chọn dựa trên hai nguồn chính, là tự chụp hoặc tìm kiếm trên mạng.
· Với hình tự chụp thì nhà hàng sẽ chủ động được hình ảnh và đảm bảo sản phẩm giống thật. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm chụp ảnh thì bạn nên thuê dịch vụ chụp ảnh ở ngoài để có được kết quả đẹp nhất.
· Ngược lại với tự chụp, khi tìm kiếm trên mạng, bạn sẽ phải chấp nhận sử dụng hình ảnh minh hoạ sản phẩm không giống thật. Nhưng bạn sẽ không lo hình bị xấu và tiết kiệm được chi phí, thời gian chụp ảnh mới.

   Bước 3: Lựa chọn mẫu Menu thích hợp

Sẽ rất dễ dàng để tìm kiếm template thiết kế menu miễn phí trên mạng, bạn chỉ việc download về và sử dụng Photoshop hoặc Illustrator để chỉnh sửa tùy ý. Đây là cách tự thiết kế Menu nhanh và tiết kiệm nhất.

Tuy nhiên, nếu chưa có kinh nghiệm trong thiết kế và không giỏi về công nghệ, hoặc chỉ đơn giản những mẫu có sẵn không phù hợp với phong cách của nhà hàng. Thì bạn có thể tìm đến các công ty thiết kế nhiều kinh nghiệm và đa dạng dịch vụ để tạo ra một mẫu mới hoàn toàn. Việc này khá mất thời gian nhưng sẽ đem tới kết quả mang chất riêng và chuyên nghiệp hơn.

Lựa chọn mẫu menu thích hợp (Ảnh: Creative Market).
Lựa chọn mẫu menu thích hợp (Ảnh: Creative Market).

   Bước 4: Ghép nội dung và hình ảnh vào thiết kế

Sau khi hoàn thành 3 bước trên, bạn tiến hành ghép nội dung và hình ảnh đã được chuẩn bị sẵn vào mẫu thiết kế. Các nội dung nên được chia theo từng nhóm, một cách khoa học, để khách hàng dễ xem hơn.
Nếu bạn thuê đơn vị thiết kế ngoài thì hãy chia sẻ cho họ về kế hoạch, ý tưởng và mong muốn của mình. Điều này sẽ giúp đem lại hiệu quả cao hơn và hạn chế chỉnh sửa.

   Bước 5: In Thực đơn

Trong quá trình này, chúng ta cần tiến hành xuất file in ấn và tiến hành in. Tuy nhiên, hãy lưu ý khóa font toàn bộ chữ menu, gửi cho nhà in toàn bộ file hình ảnh thiết kế, kích thước file in và chất liệu sản phẩm. Điều này sẽ hạn chế lỗi và tiết kiệm thời gian làm việc với nhà in.

In ấn một thực đơn hoàn chỉnh (Ảnh: Worldwide Menus).
In ấn một thực đơn hoàn chỉnh (Ảnh: Worldwide Menus).

Chất liệu cho menu nhà hàng

Không chỉ sử dụng thiết kế bắt mắt để thực hiện marketing thị giác hiệu quả, mà xúc giác của thực khách cũng cần được chú trọng. Khi cầm thực đơn trên tay, khách hàng sẽ chú ý và đánh giá được sự sang trọng, tỉ mỉ của nhà hàng thông qua chất liệu in ấn. Từ đó, cảm nhận được sự tôn trọng và giá trị mà thương hiệu mang lại.

Một vài chất liệu Menu phổ biến như:

· Gỗ công nghiệp: Khi sử dụng chất liệu này, bìa của menu phải được khắc bằng laser và tốn chi phí khá cao để hoàn thiện.
· Da Simili: Đây là chất liệu khá phổ biến tại các nhà hàng sang trọng, các dòng chữ và hình ảnh trong menu sẽ được ép kim, dập nối hoặc dập chìm. Giá thành của chất liệu này ở mức độ tương đối tốt.
· Nhựa: Có ít nhất ba loại menu nhựa PP, menu giấy nhựa, menu thẻ nhựa PVC,…
· Bìa cứng: Với giá thành rẻ, chất liệu này trở nên rất thông dụng, được ưa chuộng bởi các nhà hàng quy mô nhỏ.

Thiết kế chất liệu menu (Ảnh: Hurriprint & Design Studio).
Thiết kế chất liệu menu (Ảnh: Hurriprint & Design Studio).

Những lỗi cần tránh khi thiết kế menu

  • Thiết kế Menu với kích thước quá nhỏ và khó đọc
  • Menu kích thước quá to gây mất thẩm mỹ, khó cầm
  • Menu không có bản dịch tiếng Anh khi nhà hàng có nhiều khách du lịch
  • Thiết kế Menu trái ngược với phong cách nhà hàng
  • Menu không có tên món ăn đặc biệt
  • Món ăn chính không có hình ảnh hoặc thiếu hình ảnh
  • Ảnh trên menu sai lệch hoặc khác xa thực tế
  • Menu viết sai chính tả, sai món ăn, sai giá

Trên đây là những chia sẻ của S-River về thiết kế Thực đơn. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những điều cần thiết để tạo ra một Menu ấn tượng cho nhà hàng của mình.

NHÌN LẠI “NHỮNG ĐIỀU XƯA CŨ MỚI MẺ 2” 2021

Tiếp nối thành công của triển lãm tranh Hàng Trống “Những điều xưa cũ mới mẻ” tổ chức vào tháng 01/2018 tại Đông A Gallery (Hà Nội), sau một thời gian dài ấp ủ, dự án: Sự kiện “Những điều xưa cũ mới mẻ 2: MÙA LỄ HỘI” đã chính thức diễn ra vào năm tháng 01/2021 vừa qua, được tổ chức bởi đội ngũ S-River và Họa Sắc Việt cùng với các đối tác.

Trên tinh thần đề cao tiêu chí “Thiết kế là dấu gạch nối giữa quá khứ và hiện tại“, với mong muốn lan tỏa và truyền cảm hứng cho cộng đồng để cùng chung tay bảo tồn, phát huy sự đa dạng các giá trị biểu đạt của văn hóa dân gian Việt, dự án lần này hướng tới sáng tạo, ứng dụng chất liệu truyền thống lên những sản phẩm thiết kế như bao bì, áo phông, sổ tay… nhằm tạo sự gần gũi cho mọi người. Qua đó, dự án kỳ vọng mang lại sản phẩm tương thích với xã hội hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc dân tộc.

Trong khuôn khổ dự án lần này, “Những điều xưa cũ mới mẻ 2” được tổ chức trên 2 phương thức offline và online. Khởi động chuỗi dự án offline đó chính là ứng dụng họa tiết dân gian tại triển lãm TRĂNG TA & Talkshow “Ứng dụng các màu sắc và họa tiết truyền thống để tạo bản sắc riêng cho thiết kế” với đa dạng các hoạt động thú vị. Cụ thể, sự kiện được triển khai với 3 khu vực khác nhau là khu vực triển lãm, khu vực giới thiệu đồ chơi dân gian và sản phẩm nghệ thuật. Cũng trong chuỗi hoạt động này, Talkshow “Ứng dụng các màu sắc và họa tiết truyền thống để tạo bản sắc riêng cho thiết kế” – diễn giả Trịnh Thu Trang cũng được diễn ra, phù hợp cho những đối tượng khán giả muốn hiểu rõ hơn về tinh thần của dự án.

Triển lãm TRĂNG TA (đồng tổ chức cùng IVINA Hub)

Thời gian: 30/9 – 31/10/2020

Địa điểm: IVINA Hub – 252B Đường Âu Cơ, Phường Nhật Tân, Quận Tây Hồ

Hoạt động chính:
1. Khu vực trưng bày triển lãm: đầu sư tử phục dựng và đầu sư tử sáng tạo từ Họa Sắc Việt, các sản phẩm thiết kế ứng dụng họa tiết đầu sư tử.
2. Khu vực giới thiệu đồ chơi dân gian, sản phẩm nghệ thuật được thực hiện bởi các nghệ sĩ trẻ do IVINA Hub sưu tầm và tái hiện.
3. Khu vực trải nghiệm: Workshop vẽ đầu sư tử giấy bồi; workshop làm chong chóng, đèn ông sao, đèn kéo quân,…
4. Talkshow “Ứng dụng các màu sắc và họa tiết truyền thống để tạo bản sắc riêng cho thiết kế” – diễn giả Trịnh Thu Trang (Creative Director S-River Agency, Sáng lập dự án Họa Sắc Việt).

Nối tiếp đó, triển lãm thứ 2 mang tên TẾT TA đã được tổ chức trong không khí Tết đặc trưng của người Việt. Triển lãm TẾT TA không làm khán giả thất vọng khi tái hiện lại một cách chân thực những hình ảnh đặc trưng, quen thuộc như đầu sư tử, cá chép,…

Triển lãm TẾT TA

Thời gian: 09/1 – 18/1/2021

Địa điểm: Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội – L’Espace

Hoạt động chính: Trưng bày những phong tục Tết nguyên đán qua 2 giai đoạn hiện tại và đầu thế kỉ 20, các hình ảnh về con trâu (mừng xuân Tân Sửu), đầu sư tử, cá chép… và sản phẩm ứng dụng, lấy cảm hứng vào thiết kế, nghệ thuật của Họa Sắc Việt và các nghệ sĩ tham gia.

Bên cạnh đó, Tọa đàm “Những điều xưa cũ mới mẻ 2: MÙA LỄ HỘI” cũng đã diễn ra với sự góp mặt của ba vị diễn giả giàu kinh nghiệm, tâm huyết cũng như là niềm đam mê mãnh liệt dành cho nghệ thuật văn hóa dân gian Việt Nam.

Tọa đàm “Những điều xưa cũ mới mẻ 2: MÙA LỄ HỘI”

Thời gian: 09/1/2021
Địa điểm: Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội – L’Espace
Diễn giả:
• Chị Trịnh Thu Trang – tác giả sách “Hoạ sắc Việt từ tranh Hàng Trống”, Giám đốc Sáng Tạo S-River Agency: chia sẻ từ góc độ của đơn vị thiết kế, thực hiện dự án Họa Sắc Việt nhằm kết nối giữa những giá trị văn hoá và sản phẩm ứng dụng hiện đại, mong muốn kết nối nguồn lực cộng đồng cùng lan tỏa văn hóa Việt.
• Anh Vương Quang Nhật – chia sẻ từ góc độ văn hóa, phong tục xưa trong Tết nguyên đán, hình ảnh con Trâu, Sư tử, Cá Chép trong văn hóa dân gian.
• Họa sĩ, Giảng viên Trần Hậu Yên Thế – tác giả sách “Nghê – gã linh vật bên rìa”: chia sẻ từ góc độ nhà nghiên cứu nghệ thuật.

Song song với những hoạt động triển lãm và tọa đàm, “Những điều xưa cũ mới mẻ 2” cũng được triển khai trên các nền tảng online với chùm bài nghiên cứu về Trung thu và Tết nguyên đán trong văn hóa người Việt giúp khán giả tìm hiểu rõ hơn về những nét đẹp này. Song, khóa học online “Tạo bản sắc riêng cho thiết kế của bạn” cũng đã được tổ chức nhằm phục vụ cho những đối tượng mong muốn được tự mình vẽ nên những bản sắc riêng. Đặc biệt, dự án cũng đã truyền tải những ý nghĩa nhân văn qua hoạt động gây quỹ cộng đồng qua website của Comicola.

Đã hai năm trôi qua kể từ “Những điều xưa cũ mới mẻ 2” được diễn ra, song, đối với tất cả mọi người, những giá trị văn hóa dân gian mà dự án truyền tải vẫn còn mãi. Đối với đơn vị tổ chức nói chung và S-River nói riêng, đó chính là thành công lớn nhất từ dự án lần này. Sự kiện “Những điều xưa cũ mới mẻ 2: MÙA LỄ HỘI” đã ra đời với háo hức được chia sẻ với cộng đồng những giá trị mà những người làm chương trình may mắn được tiếp cận. Chúng ta có quyền tự hào vì chúng ta có những giá trị riêng khác biệt. Niềm tự hào ấy, thật xứng đáng để chia sẻ cùng nhau, trong “Những điều xưa cũ mới mẻ 2”.

“NHỮNG ĐIỀU XƯA CŨ MỚI MẺ 2” VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CÒN MÃI

Mỗi dịp Trung thu và Tết nguyên đán, chúng ta đã quá quen thuộc với những chiếc đầu lân sặc sỡ, đèn lồng nhỏ, những điệu múa lân đặc trưng của người Hoa,… Chúng ta dần chấp nhận và coi như một lẽ dĩ nhiên với sự du nhập tràn lan của những đồ chơi, đồ trang trí “Made in China” trong những dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Trong khi đó, những sản phẩm xuất hiện từ đầu thế kỉ 20 như những chiếc đầu sư tử đặc trưng của người Việt, những chiếc đèn lồng rực rỡ với kích thước tới hơn 1m được làm bởi kĩ thuật điêu luyện, tinh tế cùng những câu chuyện mang ý nghĩa đặc sắc riêng, đậm chất Việt lại rất ít người trong chúng ta biết tới. Chính vì vậy, “Những điều xưa cũ mới mẻ 2” được thực hiện như một gợi nhớ đẹp về văn hóa Việt.

Trong hành trình tìm kiếm chất liệu cho những thiết kế ứng dụng mang đậm bản sắc Việt, chúng tôi chưa bao giờ hết ngạc nhiên và hết thán phục trước nền tảng văn hóa đồ sộ cha ông ta để lại. Sự kiện “Những điều xưa cũ mới mẻ 2: MÙA LỄ HỘI” đã ra đời với sự háo hức được chia sẻ với bạn những giá trị mà chúng tôi may mắn được tiếp cận, là những điều cần được trân quý mà vô tình cuộc sống hiện đại đã khỏa lấp đi khiến chúng ta chưa được chiêm ngưỡng. Chúng ta có quyền tự hào vì chúng ta có những giá trị riêng khác biệt. Niềm tự hào ấy, thật xứng đáng để chia sẻ cùng nhau, trong mùa “Những điều xưa cũ mới mẻ 2”.

Với mong muốn truyền tải cho cộng đồng những giá trị văn hóa ấy, đội ngũ thực hiện chương trình luôn nỗ lực hết mình để đem lại những trải nghiệm đa dạng cho khán giả, không chỉ quan sát mà còn trực tiếp trở thành một phần của dự án khi được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tế. Một điều đặc biệt nữa mà chúng tôi vô cùng tự hào đó chính là cơ hội được truyền tải những giá trị này đến với các bạn nhỏ – thế hệ tương lai của đất nước. Các bạn nhỏ ngày nay vô cùng may mắn khi được sinh ra vào thời hiện đại, ấm no và nhiều cơ hội. Chính vì vậy, khi được tiếp cận với văn hóa dân gian, các em sẽ là những nhân tố tiếp theo tiếp tục trân quý, nâng niu và truyền tải những giá trị ấy mãi về sau này nữa. Được ngắm nhìn các em chăm chú hoàn thiện những chiếc đèn ông sao, mặt nạ hay thích thú quan sát những hiện vật dân gian, chúng tôi không khỏi lấy làm tự hào khi được đóng góp một phần vào tuổi thơ tươi đẹp của các em.

Nói về tâm huyết dành cho dự án lần này, chị Trịnh Thu Trang, Giám đốc Sáng tạo S-River Agency, sáng lập dự án Họa Sắc Việt đã chia sẻ:

“Đối với tôi, văn hóa như một dòng chảy và mỗi người chúng ta như một giọt nước, nhiều giọt nước cùng bên nhau và đi về một hướng sẽ tạo thành một dòng chảy riêng. Đó cũng là tinh thần chung của S-River. Tôi và các cộng sự chỉ là những giọt nước nhỏ bé, cùng nhau góp phần khơi một mạch nhỏ trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Bởi thế không phải “chúng tôi”, mà phải là “chúng ta”, mới đủ sức mạnh để làm nên bản sắc Việt. Để mỗi người, tổ chức, sản phẩm,… Việt Nam hoạt động trong nước hay bước ra thế giới mang theo bản sắc và sự khác biệt của đất nước mình, đóng góp những giá trị mang nét đặc trưng riêng, giao hòa cùng các nền văn hóa khác trên thế giới.”

 

Là một người luôn trân trọng và được truyền cảm hứng bởi những giá trị văn hóa này, chị Trang vẫn từng ngày đem những ý tưởng văn hóa dân gian Việt Nam đến gần hơn với cộng đồng trong và ngoài nước. Không chỉ là những sản phẩm, những giá trị chị và cộng sự của mình – team S-River đã, đang và sẽ luôn được gìn giữ và phát huy, đóng góp một phần công sức vào kho tàng văn hóa giàu bản sắc của đất nước Việt Nam bao thời nay.

 

CỤC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI BỘ CÔNG THƯƠNG PHỐI HỢP VỚI ITPC TỔ CHỨC HỘI THẢO “THIẾT KẾ PHỤC VỤ MARKETING”

Với mong muốn giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ được vai trò quan trọng của thiết kế trong chiến lược marketing của doanh nghiệp nhằm hướng tới xây dựng hoạt động thiết kế, phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp nói riêng và từng bước phát triển ngành thiết kế công nghiệp của Việt Nam nói chung, Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức Hội thảo phổ biến kiến thức và tư vấn với chủ đề “Thiết kế phục vụ Marketing” ngày 20-21/8/2019 tại Tp. Hồ Chí Minh.

Hội thảo – Thiết kế phục vụ Marketing

Hội thảo – Thiết kế phục vụ Marketing

Hội thảo – Thiết kế phục vụ Marketing

Hội thảo – Thiết kế phục vụ Marketing

Hội thảo – Thiết kế phục vụ Marketing

Hội thảo – Thiết kế phục vụ Marketing

TRIỂN LÃM “ỨNG DỤNG HỌA TIẾT TRUYỀN THỐNG TRONG THIẾT KẾ SẢN PHẨM VÀ THIẾT KẾ BAO BÌ”

Ngày 01 tháng 11 năm 2018, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM), Bộ Công Thương phối hợp với S-River Creative Agency, tổ chức Chương trình phổ biến kiến thức và tư vấn với chủ đề “Ứng dụng họa tiết truyền thống trong thiết kế sản phẩm và thiết kế bao bì” tại Trung tâm thiết kế Việt Nam – Hàn Quốc, địa chỉ 17 Yết Kiêu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chương trình gồm chuỗi hai sự kiện từ ngày 01 – 07 tháng 11 năm 2018: Khoá phổ biến kiến thức “Ứng dụng họa tiết truyền thống trong thiết kế sản phẩm và thiết kế bao bì” diễn ra vào sáng nay (01/11/2018) và Triển lãm/ Tư vấn doanh nghiệp ứng dụng sử dụng họa tiết truyền thống vào thực tế thiết kế sản phầm và bao bì (09:00 – 17:00 từ ngày 01 – 07 tháng 11 năm 2018)

Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ của Chương trình XTTM Quốc gia và thuộc Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm do Cục Xúc tiến thương mại chủ trì thực hiện từ năm 2010.

Ứng dụng họa tiết truyền thống trong thiết kế sản phẩm và thiết kế bao bì

Ứng dụng họa tiết truyền thống trong thiết kế sản phẩm và thiết kế bao bì

Ứng dụng họa tiết truyền thống trong thiết kế sản phẩm và thiết kế bao bì

Ứng dụng họa tiết truyền thống trong thiết kế sản phẩm và thiết kế bao bì

Ứng dụng họa tiết truyền thống trong thiết kế sản phẩm và thiết kế bao bì

Ứng dụng họa tiết truyền thống trong thiết kế sản phẩm và thiết kế bao bì

Ứng dụng họa tiết truyền thống trong thiết kế sản phẩm và thiết kế bao bì

Ứng dụng họa tiết truyền thống trong thiết kế sản phẩm và thiết kế bao bì

Hoạ tiết truyền thống ứng dụng trên bao bì của thương hiệu Cỏ Mềm HomeLab

Ứng dụng họa tiết truyền thống trong thiết kế sản phẩm và thiết kế bao bì

gian hàng trưng bày lụa nha xá

Hoạ tiết ứng dụng trên khăn lụa của thương hiệu Lụa Nha Xá

lụa nha xá

hoạ sắc việt s-river

Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi!

NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU HIỆU QUẢ CHỈ TRONG 4 BƯỚC

Điều quan trọng nhất của bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả, trên cả sự chuyên nghiệp và đẹp mắt chính là tính thống nhất. Nhìn chung, tất cả các tác phẩm cần đảm bảo tính kế thừa và phát huy từ nhận diện lõi, đảm bảo tính quy chuẩn, không vi phạm các tiêu chuẩn nhận diện chuyên nghiệp. Để nghiên cứu kĩ hơn những khía cạnh cần quan tâm về bộ nhận diện thương hiệu, hãy cùng S-River tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là quá trình đầu tư lâu dài, nghiêm túc và bài bản. Dựa trên chiến lược truyền thông của các doanh nghiệp mà quy trình thực hiện của mỗi doanh nghiệp sẽ có những khác biệt nhất định. Tuy nhiên, tất cả đều thống nhất và lấy nhận diện lõi là tiêu chuẩn tiên quyết, dựa trên hệ quy chiếu 3 chiều: Một là với nguồn lực doanh nghiệp: sáng tạo, chuyên nghiệp, bám sát chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là phù hợp với công chúng mục tiêu. Cuối cùng là khác biệt so vs đối thủ.

Về cơ bản, quy trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả cần các bước như sau:

Bước 1: Nghiên cứu định hướng chiến lược

Bước này thực hiện khai thác các thông tin chung và riêng về doanh nghiệp. Thông qua đó hình thành một bức tranh tổng quát về hiện trạng và giải pháp cho doanh nghiệp. Bước nghiên cứu nên đủ 3 hệ quy chiếu. Nguồn lực doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh và khách hàng hướng tới.
Chiến lược thương hiệu sẽ đầy đủ từ chiến lược khác biệt hoá, định hướng giải pháp thiết kế thương hiệu và chiến lược truyền thông thương hiệu.
Một lưu ý là bạn sẽ cần tập trung lựa chọn chiến lược, và hệ thống nhận diện thương hiệu sát nhất với chiến lược truyền thông. Tất cả tạo thành một dòng chảy và tạo nên hiệu quả cao nhất.

Nghiên cứu về xây dựng thương hiệu (Ảnh: IMD).
Nghiên cứu về xây dựng thương hiệu (Ảnh: IMD).

Bước 2: Brainstorming giải pháp chiến lược thương hiệu

Tìm kiếm điểm khác biệt hoá thương hiệu và chuẩn bị kế hoạch thực thi chiến lược: tìm ra PODs và USP để soi sáng cho tất cả hoạt động truyền thông, thiết kế thương hiệu trong hoạt động kinh doanh. Để làm tốt được bước này, nắm chắc 14 thuật ngữ về thương hiệu sẽ là nền tảng chắc chắn để đưa ra giải pháp toàn diện.

Bước 3: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Bạn nên lựa chọn các ấn phẩm quan trọng, cần và đủ, không nên thừa thãi gây lãng phí. Sau đó, bạn triển khai thiết kế các ấn phẩm nhận diện lõi như đặt tên thương hiệu, đặt tên công ty, tới thiết kế logo. Sau đó phát triển đặc trưng thương hiệu. Và ứng dụng một cách linh hoạt vào ấn phẩm truyền thông động và tĩnh.
Lưu ý: cần khéo lựa chọn ấn phẩm quan trọng trước khi thiết kế thương hiệu. Nó có tác động ngắn hay dài tới khách hàng tiềm năng tại điểm tiếp cận (touchpoint). Từ đó, giúp đạt được mục tiêu truyền thông tốt nhất.

Bước 4: Truyền thông thương hiệu

Quảng bá thương hiệu qua các kênh online, offline, sáng tạo và hấp dẫn, quyến rũ người dùng. Đo lường hiệu quả độ nhận biết thương hiệu, đánh giá sức khoẻ thương hiệu. Và kiểm toán điều chỉnh cho phù hợp.

Quy trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả (Ảnh: Brands Vietnam)
Quy trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả (Ảnh: Brands Vietnam)

Bảo hộ sở hữu trí tuệ

Hiện nay, thương hiệu được định giá như một tài sản. Tuy nhiên, thương hiệu là một tài sản vô hình. Để bảo vệ tài sản này, các doanh nghiệp cần thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ các sản phẩm như: nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…Khi bảo hộ sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu sẽ trở thành tài sản của doanh nghiệp. Xác lập Độc quyền nhãn hiệu tại cục Sở hữu trí tuệ giúp giảm thiểu rủi ro thương mại.
Ứng dụng và quản trị hệ thống nhận diện thương hiệu
Thương hiệu cần có Brand Guidelines để quản lý trong quá trình ứng dụng và quản trị. Ban quản trị doanh nghiệp cần tuân thủ quy chuẩn. Đảm bảo tính thống nhất, chuyên nghiệp. Gia tăng nhận thức thương hiệu.
Trên đây là một lý do và một số bước để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho các doanh nghiệp.

Qua bài viết này, sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cách xây dựng nên một bộ nhận diện thương hiệu.
Nếu bạn gặp khó khăn, S-River Creative Agency sẽ giúp bạn!

Nguồn: Brands Vietnam.

BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU TỪ A ĐẾN Z

Bộ nhận diện được coi là yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường. Bằng sự nhất quán, độc đáo trong thiết kế, bộ nhận diện thương hiệu giúp doanh nghiệp tiếp cận và ở lại trong trí nhớ của khách hàng một cách dễ dàng hơn. Vậy một bộ nhận diện thương hiệu cần những gì? Hãy cùng S-River đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

1. Brand Identity – Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Brand Identity hay còn gọi là Nhận diện thương hiệu – là thứ mà doanh nghiệp, công ty muốn truyền tải đến khách hàng thông qua các sản phẩm, dịch vụ hoặc tiện ích. Bộ nhận diện thương hiệu thường bao gồm những yếu tố liên quan tới thiết kế Logo, màu sắc, hình ảnh, icon, typo,…  Mỗi công ty với văn hoá khác nhau sẽ có thiết kế tạo nên sự khác biệt và dễ phân biệt trong tâm trí khách hàng.

Bằng sự đồng bộ và nhất quán trong mọi thiết kế của bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp sẽ dễ dàng để lại ấn tượng với khách hàng và quá trình xây dựng thương hiệu sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.

2. Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu?

Là hình ảnh đại diện của doanh nghiệp

Bộ nhận diện thương hiệu là hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp và thương hiệu tới khách hàng. Với một bộ nhận diện mang những nét đặc trưng của công ty như logo hoặc slogan, sẽ đem lại một dấu ấn đặc biệt trong tiềm thức của khách hàng. Từ đó, hình ảnh thương hiệu sẽ được lan toả và phủ sóng rộng rãi, thúc đẩy việc bán hàng, và tăng khả năng lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.

Hơn nữa, khi tham gia kêu gọi đầu tư cho các dự án lớn, bộ nhận diện thương hiệu sẽ giúp cho hình tượng của doanh nghiệp trở nên uy tín hơn trong mắt đối tác, khách hàng và các nhà đầu tư dự án. Từ đó, quá trình gọi vốn sẽ dễ dàng hơn.

Tạo lòng tin và thúc đẩy mong muốn khách hàng

Tiếp đến, bộ nhận diện thương hiệu còn giúp doanh nghiệp tạo lòng tin và thúc đẩy mong muốn sở hữu sản phẩm của khách hàng. Những thông điệp được truyền tải, giá trị sản phẩm về mặt cảm tính (tính chuyên nghiệp, sự khác biệt, đẳng cấp,…) và lý tính (mẫu mã đẹp, chất lượng tốt,…) đều là phương tiện giúp cho đội ngũ nhân viên kinh doanh thuyết phục khách hàng yên tâm, tin tưởng khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

3. Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?

Dưới đây là những thành phần chính mà bộ nhận diện thương hiệu cần phải có:

Nhận diện thương hiệu qua màu sắc và thiết kế Logo

Màu sắc cũng như Thiết kế Logo và bộ nhận diện thương hiệu là hai yếu tố cơ bản, tạo nên ấn tượng đầu tiên cho người nhìn

  • Logo: Logo chính là thành tố nhận diện đặc biệt mà mỗi doanh nghiệp cần có. Đa số các doanh nghiệp chỉ sử dụng một logo chính, tuy nhiên trong các trường hợp khác nhau thì họ cũng sẽ chuẩn bị những phiên bản thay thế. Một số loại logo thay thế có thể kể đến như: logo ngang, logo dọc, logo đen trắng, logo hình vuông, logo màu thay thế, logo xám.
  • Màu sắc: Đi kèm với logo là màu sắc đặc trưng của công ty, điều này sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng liên tưởng tới doanh nghiệp dù không có bất kỳ hình ảnh nào trước mặt. Ví dụ như khi nhắc tới ứng dụng điện thoại đang thịnh hành nhất hiện nay, thì người ta vẫn có thể tưởng tượng đến ứng dụng Tiktok với màu chủ đạo là xanh, hồng, đen và trắng.
Nhận diện thương hiệu qua logo
Nhận diện thương hiệu qua logo

Nhận diện thương hiệu trên sản phẩm

Khách hàng khi mua sắm sẽ tiếp xúc với bao bì, nhãn mác sản phẩm đầu tiên. Chính vì thế, một bao bì sản phẩm chuyên nghiệp, thuận mắt sẽ thu hút được ánh nhìn của người mua và nâng cao tỷ lệ được lựa chọn của sản phẩm. Không chỉ vậy, sự nhất quán với bộ nhận diện thương hiệu sẽ làm tăng uy tín và giá trị của sản phẩm đó.

Ngoài ra, việc thiết kế nhận diện thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường. Thông qua tem nhãn, phiếu bảo hành, hướng dẫn sử dụng được in hoặc dán trên bao vì sản phẩm.

Nhận diện thương hiệu qua bao bì
Nhận diện thương hiệu qua bao bì

Nhận diện thương hiệu qua đồ dùng văn phòng

Mỗi món đồ, hình ảnh hoặc màu sắc trong văn phòng công ty cũng cần phải phù hợp với phong cách logo đã chọn. Kết hợp với tính chất sản phẩm, đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ tạo nên sự đồng bộ, nhất quán trong bộ nhận diện thương hiệu. Một số đồ dùng có thể kể đến như: danh thiếp, thư cảm ơn, chữ ký email, tem, báo giá, hoá đơn,…

Nhận diện thương hiệu qua đồ dùng văn phòng
Nhận diện thương hiệu qua đồ dùng văn phòng

Nhận diện thương hiệu qua Phương tiện truyền thông xã hội (Social Media)

Social Media được sử dụng nhằm đưa hình ảnh, bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp tiến đến gần hơn với khách hàng một cách tự nhiên nhất. Với sự phát triển mạnh mẽ của internet và các nền tảng mạng xã hội như ngày nay thì sẽ không còn là quá khó để doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp tới khách hàng của mình. Có lẽ vì sự dễ dàng và phạm vi rộng lớn của Social Media nên đó là cách được các đơn vị kinh doanh ưa chuộng nhất hiện nay.

Để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu trên các phương tiện truyền thông xã hội, tuỳ thuộc vào mỗi nền tảng, bước đầu doanh nghiệp sẽ đăng tải ảnh bìa và ảnh đại diện lên trang cá nhân để tạo hình ảnh thương hiệu. Một số nền tảng Social Media thịnh hành như: Facebook, Twitter, Google +, Pinterest, LinkedIn,…

Tiếp đến, các doanh nghiệp có thể chia sẻ, truyền thông cho sự kiện qua các bài đăng, hình ảnh, video được chia sẻ trên các nền tảng trên.

Nhận diện thương hiệu qua hoạt động Marketing trên nền tảng digital

Trong mỗi doanh nghiệp, hoạt động Marketing và Digital Marketing là không thể thiếu. Vì vậy, việc lồng ghép nhận diện thương hiệu trong các sản phẩm, công cụ Marketing và công cụ Digital Marketing là giải pháp được nhiều đơn vị kinh doanh ứng dụng.

Bên cạnh đó, trong kỷ nguyên công nghệ phát triển mạnh mẽ, Marketing trên nền tảng Digital cũng được ưu tiên đầu tư thiết kế bài bản, chuyên nghiệp. Trong đó bao gồm những hoạt động xây dựng Website thương hiệu, Hồ sơ năng lực, quảng cáo trực tuyến và ngoại tuyến.

Việc thiết kế tuân theo bộ nhận diện về hình ảnh, màu sắc thống nhất sẽ làm cho thông điệp của thương hiệu trở nên dễ nhận biết và đáng nhớ hơn.

Nhận diện thương hiệu sản phẩm ngoài trời

Ngày nay, các băng rôn, biển hiệu của các doanh nghiệp khác nhau được xuất hiện ở mọi nơi và mọi kích cỡ. Đa số chúng đều được dùng để quảng bá và giúp các doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu của họ. Một số loại biển hiệu thịnh hành như biển quảng cáo, chỉ đường, biểu tượng công ty, Standee,…

Nhận diện qua standee ngoài trời
Nhận diện qua standee ngoài trời

Ngoài ra, mỗi đơn vị kinh doanh có thể có các điểm chạm thương hiệu khác nhau lên ấn phẩm, tài liệu, công cụ,… Tuỳ thuộc vào mục đích của doanh nghiệp, họ sẽ có thể xây dựng nhận diện thông qua linh vật thương hiệu (Brand Mascot), Ấn phẩm lễ tết, Quà tặng thương hiệu, Ấn phẩm phục vụ sự kiện, họp báo,…

Trên đây là những chia sẻ của S-River về bộ nhận diện thương hiệu và những điều bạn nên biết. Hy vọng những thông tin của bài viết sẽ hữu ích đối với doanh nghiệp của bạn!

Nếu bạn gặp khó khăn, S-River Creative Agency sẽ giúp bạn!

Nguồn: Unica

GHÉ THĂM LÀNG GỐM CÓ BỀ DÀY 500 NĂM LỊCH SỬ CÙNG DỰ ÁN SỨ PHÚC THÀNH

Với cùng đam mê và mong muốn gìn giữ, phát huy vẻ đẹp truyền thống, chúng tôi đã có duyên gặp gỡ Sứ Phúc Thành, được hiểu thêm ý nghĩa của ngành gốm truyền thống của cha ông, có bề dày lịch sử hàng trăm năm và được tin tưởng lựa chọn là đơn vị thiết kế logo cho Sứ Phúc Thành. 

Vào một ngày mưa giữa Thu năm 2022, chúng tôi đến thăm xưởng của Sứ Phúc Thành tại làng gốm Bát Tràng. Đó là một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ vì trong chuyến đi này, đại diện S-River đã bị sốt rất cao nhưng vì không muốn ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng công việc nên vẫn cố gắng hoàn thành trọn vẹn buổi khảo sát. Thật may mắn rằng, sự nỗ lực đó đã được đền đáp xứng đáng. 

Khi đặt chân đến xưởng gốm, chúng tôi đã được tận mắt chứng kiến quá trình làm ra các sản phẩm ở đây và hết sức ấn tượng trước sự công phu trong từng công đoạn của những người thợ để làm ra những sản phẩm bằng gốm sứ cỡ lớn một cách cực kỳ tỉ mỉ. Điều đáng nói ở đây, tất cả những tinh hoa tuyệt đẹp đó hoàn toàn được làm thủ công. 

Quá trình làm ra sản phẩm cùng Sứ Phúc Thành

Quá trình các thợ gốm phác thảo, vẽ và tô màu cho các tác phẩm

Quy trình làm ra sản phẩm cùng Sứ Phúc Thành

Các tác phẩm gốm sứ khi đã được hoàn thiện

Bát Tràng là làng nghề gốm cổ truyền nổi tiếng bậc nhất tại Việt Nam, nó đã đi vào văn hoá, lịch sử và cuộc sống của người Việt. Trở thành thương hiệu với bề dày 500 năm lịch sử, được trong và ngoài nước biết đến với những sản phẩm độc đáo, tinh xảo và cực kỳ đẹp mắt. Các sản phẩm của nơi đây đều được tạo nên từ chính tâm huyết của các nghệ nhân, do đó chúng mang trong mình sự tôn vinh nét đẹp văn hoá của người Việt Nam. Từ đồ gốm tâm linh tôn quý và truyền thống cho đến đồ gốm gia dụng, trang trí hay quà tặng, mỗi loại đều chất lượng, phong phú và có trong mình một câu chuyện riêng biệt. Cho đến ngày nay, mặc dù đã trải qua nhiều biến động của lịch sử, các thương hiệu thuộc làng gốm Bát Tràng vẫn giữ được nét truyền thống cổ xưa. Không chỉ hoà hợp một cách kỳ lạ với thời đại, gốm sứ Bát Tràng còn có mị lực lôi cuốn và hấp dẫn riêng.

Quá trình làm ra sản phẩm cùng Sứ Phúc Thành

Đội ngũ S-River đang nghiên cứu kỹ càng về các bình gốm

Sứ Phúc Thành dù là một thương hiệu trẻ nhưng lại có tiếng tại Bát Tràng bởi sự lành nghề và đam mê trong việc gìn giữ những giá trị riêng được cha ông truyền dạy – đại diện cho một nét đẹp văn hoá truyền thống của Việt Nam nói chung và tại vùng Bát Tràng nói riêng. Sứ Phúc Thành mang trong mình những đặc điểm riêng biệt không pha trộn. Để tạo nên sản phẩm gốm sứ mất rất nhiều công sức, thêm vào đó, những bình gốm làm theo cách thủ công sẽ khiến sản phẩm có sự khác biệt rất rõ rệt. Chúng tôi cảm nhận được bề dày kinh nghiệm, hiểu biết, cùng sự trân trọng dành cho giá trị xưa khi những người nghệ nhân này làm nên sản phẩm. Cũng chính vì điều này, S-River càng cảm thấy, mình cần đưa được những giá trị này vào thiết kế logo.

Cuộc trò chuyện với anh Đạt – chủ thương hiệu Sứ Phúc Thành, được anh chia sẻ và được tận mắt thăm quan quá trình làm việc, trưng bày sản phẩm cũng như cuộc sống con người Bát Tràng đã trở thành nguồn cảm hứng và tư liệu để chúng tôi có thể sáng tạo và tạo nên ý tưởng riêng cho logo thương hiệu Sứ Phúc Thành.

Quá trình làm ra sản phẩm cùng Sứ Phúc Thành

Đội ngũ S-River cùng đại diện của Sứ Phúc Thành đang trao đổi và lên ý tưởng về bộ nhận diện của Sức Phúc Thành

Những gì mà chúng tôi muốn thể hiện được thông qua thiết kế là giá trị dân tộc, sự lưu truyền và tiếp nối nghề gốm của cha ông. Thiết kế logo được chúng tôi lấy cảm hứng từ hình ảnh con Rồng đứng đầu trong tứ linh, biểu tượng của sức mạnh, sự che chở, mang lại may mắn và thịnh vượng. Không chỉ vậy, Rồng là biểu tượng của nguồn nước, Việt Nam là nền văn minh lúa nước, quá trình hình thành và phát triển dân tộc đều gắn liền với các con sông. Theo quan niệm của người xưa, Rồng phun nước tạo ra mưa giúp cây cối, mùa màng bội thu, mang lại phúc lành, ấm no, hạnh phúc cho mọi người, đây cũng là giá trị mà Sứ Phúc Thành mong muốn mang đến cho khách hàng thông qua các sản phẩm mình.

Hình ảnh con rồng được vẽ riêng lấy cảm hứng từ đường nét của hoa văn hoạ tiết trên gốm sứ truyền thống của Việt Nam đặt trên nền hình tròn màu xanh lam – màu sắc chủ đạo của các sản phẩm gốm sứ. Hình tròn chính là hình ảnh cái bàn xoay gốm và sự khéo léo tỉ mỉ của nghệ nhân làm gốm Sứ Phúc Thành.

Quá trình làm ra sản phẩm cùng Sứ Phúc Thành

Thành quả của sự hợp tác giữa S-River và Sứ Phúc Thành

Những làng nghề truyền thống không chỉ mang trong mình giá trị về kinh tế trong việc tạo nên việc làm, nó còn là nơi lưu giữ và phát triển tinh hoa văn hoá dân tộc. Nhờ đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo tuyệt vời, những người nghệ nhân Bát Tràng đã tạo ra vô số sản phẩm gốm sứ với đầy đủ mẫu mã khác nhau. Chúng tôi hy vọng rằng thông qua thiết kế sẽ góp phần giúp Sứ Phúc Thành đưa tinh hoa nghệ thuật tới khách hàng trở nên gần hơn.

CHỌN LỰA FONT CHỮ VÀ MÀU SẮC PHÙ HỢP CHO THƯƠNG HIỆU

Việc chọn lựa màu sắc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế logo, thiết kế nhận diện thương hiệu. Thương hiệu của doanh nghiệp là một trong những yếu tố cốt lõi dẫn đến thành công trong hiệu quả kinh doanh. Bạn có thể có sản phẩm tốt nhất trên thị trường, những người tiêu dùng không nhận ra và biết đến công ty của bạn thì sẽ hoàn toàn vô nghĩa.

Không thể phủ nhận, thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hiệu quả kinh doanh và thành công của các doanh nghiệp. Bộ não chúng ta có xu hướng ghi nhớ nhanh khi được kích thích thị giác và do đó việc lựa chọn màu sắc đúng đắn sẽ giúp thương hiệu dễ dàng được nhớ tới hơn. Màu sắc trong thương hiệu trở thành đặc điểm nhận dạng trong tiềm thức của mỗi khách hàng khi nhắc về thương hiệu của bạn.

Cùng S-River giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về cách lựa chọn font chữ  và màu sắc phù hợp chi thương hiệu của mình nhé!

Lựa chọn màu sắc trong thiết kế thương hiệu

Màu xanh nước biển

Màu xanh nước biển mang ý nghĩa thể hiện sự uy quyền, liêm chính, thông minh, hòa bình và trung thành. Nếu doanh nghiệp của bạn đang bán một dịch vụ thay vì một sản phẩm, đây sẽ là một sự lựa chọn khá thông minh. Trong thiết kế, xanh nước biển là màu sắc xanh của tuổi trẻ, sự nhiệt huyết. Đó là lý do vì sao áo của thanh niên tình nguyện có màu sắc này. Bạn có thể gặp màu sắc này rất nhiều trên website, logo, mạng xã hội facebook, zalo, skype. Nó là màu sắc của sự chia sẻ, tạo ra giá trị cho cộng đồng tạo nên thông điệp muốn truyền tải rộng rãi. Màu xanh nước biển đem lại cảm giác tin tưởng cho khách hàng và sẽ càng phù hợp hơn nếu dịch vụ của bạn nhắm vào các doanh nghiệp khác (mô hình B2B). Ví dụ như: Samsung, Paypal, Barclays, Ford,Gillette,…

Lựa chọn màu sắc trong thiết kế thương hiệu.

Màu xanh lá cây

Màu xanh lá cây là màu đại diện cho cây cối, núi rừng, là màu của sự hài hòa, tăng trưởng, lạc quan, tự nhiên, mát mẻ, thư giãn và tuổi trẻ. Đó là những lý do tại sao nhiều công ty sáng tạo chọn xanh lá cây làm màu sắc chính trong thiết kế logo của họ. Màu xanh lá cây còn mang ý nghĩa màu của sự sinh sôi, phát triển. Nó là màu của sự tái sinh, tái chế và môi trường. Ví dụ như: Lacoste, Ecolight, …

Lựa chọn màu sắc trong thiết kế thương hiệu.

Màu vàng

Màu vàng đòi hỏi sự cẩn trọng khi sử dụng trong thiết kế vì nó mang một số ý nghĩa tiêu cực bao gồm cả các dấu hiệu cảnh báo. Tuy nhiên màu vàng có xu hướng đại diện cho sự ấm áp, hạnh phúc và tràn đầy năng lượng. Màu sắc được cho là kích thích sự thèm ăn. Ví dụ: McDonalds, IKEA, Ferrari,…

Lựa chọn màu sắc trong thiết kế thương hiệu.

 

Màu hồng

Màu hồng biểu thị sự lãng mạn, mềm mại, dịu dàng, dễ thương , tinh tế. Đó là lý do tại sao nhiều công ty dịch vụ hẹn hò sử dụng màu sắc này. Các thương hiệu cho mẹ và bé thường sử dụng màu hồng là cách hoàn hảo để quảng bá các sản phẩm.

Lựa chọn màu sắc trong thiết kế thương hiệu.

Màu đen và màu trắng

Màu đen  có xu hướng tạo ra hình ảnh bí ẩn, sức mạnh, kịch tính, thanh lịch, giá trị cao và sức mạnh. Các logo thương hiệu cần một phiên bản màu đen trắng (âm bản), logo âm bản thường được dùng trên các thiết kế có nền màu dùng trong nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, xu hướng hiện nay là sử dụng logo đơn sắc và typeface. Vì vậy, sử dụng màu đen làm màu nhận diện của bạn có thể là một bước đi khôn ngoan. Ví dụ: LEXUS, Chanel, Cadillac, BlackBerry,…

Màu trắng (White) là đại diện cho sự sạch sẽ, tinh khiết, rõ ràng và đơn giản. Trên thiết kế thực tế, một logo màu trắng sẽ luôn luôn phải đứng trong một màu nền tối để làm nó hiển thị rõ hơn. Ví dụ: Apple, Yamaha, HBO, Uber…

Lựa chọn màu sắc trong thiết kế thương hiệu.

Màu cam

Màu cam là màu mà các thương hiệu dễ nhận biết nhất trên thế giới sử dụng trong các thiết kế logo và nhận diện thương hiệu của họ. Nó đại diện cho sự quyết tâm, sức sống, nhiệt huyết, thành công và năng suất. Màu cam khi được đặt lên trên các màu khác cũng đem lại sự nổi bật và có giá trị riêng . Ví dụ: Timberland, Fanta, Soundcloud,…

Lựa chọn màu sắc trong thiết kế thương hiệu.

Màu đỏ

Màu đỏ là màu của đam mê, sức mạnh, hành động, mong muốn và tình yêu. Màu đỏ cũng được tìm thấy như một màu để kích thích sự thèm ăn, màu đỏ thường được dùng rất nhiều trong các thương hiệu về ăn uống, nhà hàng và logo sản phẩm thực phẩm. Ví dụ: Coca Cola, KFC,RedBull,…

Lựa chọn màu sắc trong thiết kế thương hiệu.

Màu tím

Màu tím (Purple) là màu gắn liền với tâm linh, sự bí ẩn, giàu có, tham vọng và chất hoàng gia. Đó là lý do một số công ty cao cấp nhất trên thế giới sử dụng màu tím trong thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu của họ. Nếu doanh nghiệp bạn đang cung cấp các sản phẩm chất lượng, cao cấp, sử dụng màu tím có thể giúp tặng sự tin tưởng của khách hàng, khiến họ đưa ra quyết định mua sắm dễ dàng hơn. Ví dụ: Yahoo, Hallmark, FedEx,…

Lựa chọn màu sắc trong thiết kế thương hiệu.

Lựa chọn Font chữ trong thiết kế cho thương hiệu phù hợp

Trong thiết kế thương hiệu cho một doanh nghiệp, font chữ cũng đóng vai trò rất quan trọng thể hiện tính cách của thương hiệu và góp phần truyền tải thông điệp của logo đến khách hàng, nếu chọn được một font chữ tốt có thể khiến thương hiệu của bạn nổi bật so với hàng triệu kiểu chữ khác nhau đang tồn tại của các thương hiệu. Nhưng cần lưu ý khi chọn font chữ trong thiết kế đó là: Dễ đọc và nổi bật.

Những font chữ cơ bản và ý nghĩa của font chữ trong thiết kế logo

Các font chữ khác nhau sẽ có những thuộc tính khác nhau và đại diện cho những tính cách riêng biệt định hình trong từng font chữ. Khi chúng ta nhìn vào font chữ trong thiết kế logo, chúng ta thường có các giả định về tính chất của doanh nghiệp hoặc mặt hàng bạn kinh doanh. Logo sẽ truyền tải thông điệp thương hiệu đến khách hàng đầu tiên và cách font chữ được sử dụng rất quan trọng, chúng cần được lựa chọn kĩ càng và mang tính lâu dài.

Lựa chọn màu sắc trong thiết kế thương hiệu.

Hiện nay có hàng trăm ngàn font chữ đang được sử dụng trên thế giới, tuy nhiên chúng ta có những font chữ cơ bản và phổ biến sau đây:

  • Serif: sự cổ điển, sang trọng, truyền thống.
  • Sans-Serif: sự hiện đại, sạch sẽ, hơi hướng hình học, đơn giản
  • Slab Serifs: sự cổ điển, mộc mạc, cứng cáp nam tính
  • Script: sự tinh tế, nữ tính, trang trí ứng dụng, thanh lịch, bay bổng
  • Handwritten: sự dấu ấn cá nhân, giản dị, gần gũi, thân thuộc
  • Display: sự vui mắt, mới lạ

Lựa chọn màu sắc trong thiết kế thương hiệu.

Độ dày nét chữ và khả năng ứng dụng font chữ

Để đánh giá và lựa chọn font chữ có phù hợp với thương hiệu hay không, ngoài yếu tố thẩm mỹ trong thiết kế và sự kết nối với các tính cách như đã nêu trên, người thiết kế còn cần xem xét đến độ dày của nét chữ và khả năng linh hoạt của logo khi ứng dụng trên nhiều ấn phẩm khác nhau. Các font chữ có nhiều dạng biến thể, nét chữ dày, mỏng, khoảng cách giữa các chữ gần hoặc xa, bề mặt nét chữ có màu hoặc trong suốt, …

Font chữ có nét dày phù hợp cho tên thương hiệu ngắn gọn.

Font nét dày đại diện cho sự quyết đoán, mạnh mẽ.

Font chữ nét mỏng phù hợp cho tên thương hiệu dài.

Font nét mỏng lại biểu hiện sự tinh tế, nhẹ nhàng, nhưng lưu ý khi in ấn trên bảng quảng cáo, danh thiếp các font nét mỏng có khả năng khó nhìn vì kích thước nét chữ quá nhỏ.

Trong thiết kế logo bằng việc phá cách các font chữ vốn đã quen thuộc, tạo điểm nhấn cho thiết kế logo của thương hiệu. Thiết kế của nhà hàng The Fields kết hợp nhiều hơn một font trên cùng một logo. Sự kết hợp giữa 2 nét chữ cổ điển, mềm mại bên trên với nét chữ hiện đại, dứt khoát bên dưới đã tạo nên cảm quan vô cùng hài hòa và thú vị.

Lựa chọn màu sắc trong thiết kế thương hiệu.

Một thiết kế logo chuyên nghiệp thường dành rất nhiều thời gian nghiên cứu mọi trường hợp trong việc sử dụng logo khi in ấn, đặc biệt là viết tắt. Vd: thương hiệu Sally’s Salon, font chữ trong phiên bản rút gọn “S’sS” vẫn phải thật đẹp mắt trước khi mang đi đăng kí bản quyền.

Sự kết hợp giữa font chữ và ngành hàng trong thiết kế

Chọn font chữ trong thiết kế logo không chỉ bạn muốn đẹp như thế nào? mà còn là cách bạn muốn toàn bộ logo được cảm nhận như thế nào. Font chữ trong logo có ý nghĩa mật thiết tới ngành nghề hoặc sản phẩm kinh doanh của thương hiệu. Một kiểu chữ với cửa hàng cơ khí cần sự thô mộc nhưng sẽ trở nên lạc lõng trên logo của công ty phần mềm. Vì vậy trước khi thiết kế một logo, người thiết kế cần nghiên cứu những sở thích, mong đợi, tính cách chung của khách hàng trong ngành hàng đó để tìm kiểu chữ phù hợp.

Lựa chọn màu sắc trong thiết kế thương hiệu.

Hãy cảnh giác với các font chữ đã được sử dụng quá nhiều dù đó là sự lựa chọn an toàn cho bạn. Ví dụ là font Slab Serif cổ điển đã và đang phổ biến trong các logo thương hiệu bia đến nỗi chúng làm cho các logo không còn chút gì nổi bật và dần trở nên lu mờ giữa logo của các thương hiệu bia tương tự. Font Sans-serif cũng vậy, chúng dường như xuất hiện trong hầu hết logo của các công ty công nghệ trên thế giới hiện nay và đôi khi gây ra các hiệu ứng ngược.

Với mỗi ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ thiết kế logo thương hiệu đều có một hoặc một vài kiểu chữ đặc trưng riêng và được sử dụng phổ biến khắp mọi nơi, nhưng để mang sự mới lạ, điểm nhấn và gây ấn tượng với khách hàng, người thiết kế cần luyện tập để đạt đến trình độ vừa giữ được cái chung của lĩnh vực kinh doanh, vừa tạo điểm khác biệt với tất cả “đối thủ” của mình.

Kết hợp nhiều font chữ trong một logo

Trong thiết kế logo thương hiệu không bao giờ sử dụng nhiều hơn hai hoặc ba font chữ trong một logo. Một thiết kế chuyên nghiệp phải duy trì được hệ thống phân cấp thị giác để mắt người đọc hiểu rõ thứ tự quan trọng của những gì được trình bày trên một bản thiết kế.

Lựa chọn màu sắc trong thiết kế thương hiệu.

Thông thường, logo là sự kết hợp giữa biểu tượng (Logomark) và văn bản (Logotype), (năm thành lập, khẩu hiệu hoặc địa điểm kinh doanh). Vì thế, tên của thương hiệu cần được thiết kế nổi bật nhất bằng một font chữ riêng biệt, có diện tích thiết kế lớn nhất để dễ dàng nhận ra. Những phần còn lại cần được thiết kế trong một font chữ khác, gọn gàng và kích thước nhỏ hơn, ví dụ 2 kiểu chữ dễ đọc như sans-serifs và serifs, đảm bảo khách hàng tiềm năng vẫn bị thu hút bởi tên thương hiệu chính nhưng không bỏ qua các thông tin phụ xung quanh.

Tuy nhiên, thiết kế logo không nhất thiết lúc nào cũng cần sự kết hợp hoàn hảo giữa font chữ, mà người thiết kế có thể tạo kiểu logo theo wordmark sử dụng các font chữ cơ bản và thiết kế tối giản để khách hàng không bị phân tâm vào hình ảnh mà chỉ tập trung ghi nhớ tên sản phẩm/thương hiệu đây cũng được xem là một xu hướng thiết kế logo tối giản. 

Lựa chọn màu sắc trong thiết kế thương hiệu.

Trong thiết kế logo cần lưu ý sự tương hợp giữa logomark (hình ảnh trong logo) với các kiểu chữ được sử dụng. Nếu logomark thể hiện các nét vẽ mềm mại, nét chữ cần phải có độ mỏng tương đương. Hoặc nếu logomark là sự kết hợp của hình ảnh nhiều chi tiết thì bạn cần một font chữ thật đơn giản để cân bằng lại. Nhìn vào logo của Lightpath bên dưới, hình người đang ngồi thiền trong vòng tròn lá tương đối phức tạp thì có sự kết hợp của font chữ đơn giản để cân bằng.

Lựa chọn màu sắc trong thiết kế thương hiệu.

Những kỹ thuật thiết kế khác cần lưu ý

Kỹ thuật để một logo có thể đọc được từ khoảng cách xa

Thiết kế cần sử dụng một font chữ duy nhất và phóng lớn kích thước lớn và tạo khoảng trắng giữa các chữ cái để khách hàng có thể đọc được từ xa. Font chữ Sans serifs được đánh giá cao vấn đề này.

Lựa chọn màu sắc trong thiết kế thương hiệu.

Logo thương hiệu Chonge Chocolate có font chữ đơn giản, kích thước lớn, giúp khách hàng có thể nhận ra ở khoảng cách xa. Các logo hiện nay mang tính ứng dụng cao trong nhiều môi trường nên cần chọn những kiểu chữ được tối ưu hóa cho website, app ứng dụng,… hiển thị trên màn hình máy tính lớn hay trên điện thoại cầm tay. Các thiết kế logo của thương hiệu cần có nhiều phiên bản màu khác nhau trên cùng một kiểu logo để tăng khả năng ứng dụng. Vì thế, để cho ra đời một chiếc logo hoàn chỉnh, người thiết kế nên thử nghiệm logo bằng các màu khác nhau, trên nhiều phông nền khác nhau, đặc biệt là phông nền màu trắng.

Lựa chọn màu sắc trong thiết kế thương hiệu.

Đảm bảo rằng logo có thể sử dụng linh hoạt trong nhiều phông màu khác nhau

Nếu bạn dự định sử dụng một font chữ nào đó thì hãy luôn đảm bảo rằng bạn có giấy phép sử dụng nó trên logo. Một số kiểu chữ chỉ được cấp phép cho sử dụng cho mục đích cá nhân và phi thương mại nên hãy kiểm tra để chắc chắn rằng bạn không vi phạm bất cứ bản quyền nào. Ví dụ nếu bạn điều hành một trang web bán sách, bạn có thể gặp rắc rối lớn nếu font chữ bạn chọn cho logo trông quá giống font chữ Amazon đang sử dụng.

Lựa chọn màu sắc trong thiết kế thương hiệu.

Cuối cùng, nếu bạn là một nhà thiết kế bạn hoàn toàn có khả năng biến hóa một font chữ bình thường thành một kiểu chữ riêng độc nhất vô nhị. Bằng cách điều chỉnh một vài nét thẳng hoặc thêm bớt chi tiết cho các chữ cái trong font chữ.

Việc lựa chọn các màu sắc và font chữ phù hợp với tính cách của thương hiệu là điều đặc biệt quan trọng. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, bạn có thể tham khảo các dịch vụ của chúng tôi.