Họa Sắc Việt giao lưu và giới thiệu đề tài “Tranh Hàng Trống” tại Đường sách TP.HCM

Nhà thiết kế Trịnh Thu Trang và nhóm dự án thực hiện Họa Sắc Việt (S-River) vừa có buổi giao lưu giới thiệu đề tài ‘Tranh Hàng Trống – những điều xưa cũ mới mẻ’ tại Đường sách TP.HCM chiều 25-8.

Về dự án “Họa Sắc Việt”

Đây là một phần của dự án Họa Sắc Việt do nhóm bạn trẻ khởi động từ năm 2017, với mong muốn giải đáp vấn đề “Phong cách thiết kế của Việt Nam là gì?”. Câu trả lời bước đầu được tìm kiếm từ công cuộc lội ngược dòng, thâm nhập vào dòng tranh Hàng Trống – một sản phẩm của người Việt ở Thăng Long, để từ đó đưa ra các đồ án ứng dụng màu sắc và họa tiết của dòng tranh này trên các sản phẩm Việt Nam hiện đại.

Trịnh Thu Trang (giảng viên ngành thiết kế đồ hoạ Đại học Kiến trúc Hà Nội) đã dành 5-6 năm sưu tập các hiện vật tranh Hàng Trống, là mẫu tranh thật và mang nhiều đề tài, nhiều phong cách của nghệ nhận truyền thống, hình thành một kho dữ liệu quan trọng.

Nhóm dự án cũng làm việc với các nghệ nhân Lê Đình Nghiên và nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê để có những nắm bắt về tầm quan trọng cũng như giá trị, ảnh hưởng của tranh Hàng Trống trong đời sống người Việt từ xưa.

Với tinh thần bảo tồn những giá trị truyền thống, nhóm dự án cho biết “Chúng tôi không cố gắng bê nguyên chúng đặt vào thực tại… Việc chúng tôi có thể làm là chắt lọc những gì từ chất liệu dân gian có tiềm năng ứng dụng vào cuộc sống hiện đại, vào công việc hiện tại của những người thiết kế đồ họa, những nhà thiết kế thời trang, nội thất hay nhiều nghệ sĩ khác”.

Sau chặng đường gần 3 năm, dự án đã ra mắt được tập sách Họa sắc Việt từ tranh Hàng Trống (tác giả Trịnh Thu Trang – NXB Thế Giới), và tiếp tục sẽ tổ chức các workshop để lan tỏa nhận thức về giá trị ứng dụng của tranh Hàng Trống đến đông đảo công chúng, đặc biệt là các học sinh tuổi mầm non, tiểu học.

Dự án “Họa Sắc Việt” tại Đường sách TP.HCM

Tại buổi giao lưu, Trịnh Thu Trang cũng trình bày những khác biệt cơ bản giữa tranh Hàng Trống và tranh Đông Hồ. Theo đó, Hàng Trống là sản phẩm ở Thăng Long (Đông Hồ ở Bắc Ninh), và thuộc dòng tranh có trình độ thẩm mỹ cũng như phục vụ đối tượng thưởng thức cao qua các đề tài như: Tứ quân tử mai lan cúc trúc, Tố nữ, Lớp học của thầy đồ cóc, Múa rồng, Rước đèn ông sao…

Đặc biệt Hàng Trống còn có dòng sản phẩm tranh thờ, tranh tết có ý nghĩa thiêng liêng đối với các gia đình Việt ngày xưa.

“Hồi xưa, nhà nào dù nghèo cũng muốn có một bức tranh treo trong nhà, đặc biệt là trên bàn thờ ngày tết. Dòng tranh Hàng Trống đáp ứng nhu cầu này, nay các sản phẩm hiện đại có nhiều, các mẫu tranh xưa không còn được treo bàn thờ nữa, nên chúng tôi chắt lọc lấy, sáng tạo ra các mẫu và ứng dụng vào nhiều sản phẩm của người Việt hôm nay”, Thu Trang giới thiệu.

“Ở đây, dự án chúng tôi ứng dụng từ màu sắc và họa tiết của dòng tranh này vào khăn, áo, và cả bao bì nhãn mác. Nghiên cứu và ứng dụng tranh Hàng Trống, chúng tôi còn muốn kể câu chuyện về màu sắc họa tiết và phong cách thiết kế truyền thống Việt cho bạn bè quốc tế, một kiểu tự hào như người Nhật có mẫu áo Kimono còn người Việt chúng ta hiện nay đang có những gì?”, Trịnh Thu Trang và Lê Huy Hà – hai thành viên của dự án cùng chia sẻ.

Trịnh Thu Trang S-River

Chủ dự án “Họa Sắc Việt” – Chị Trịnh Thu Trang đang giao lưu, giới thiệu đề tài “Tranh Hàng Trống” tại Đường sách TP.HCM

Tại buổi giới thiệu lần này, nhóm Dự án Họa Sắc Việt cũng trưng bày giới thiệu một loạt các mẫu họa tiết được sáng tạo từ đường nét của tranh Hàng Trống: họa tiết mây, cá, quạt, các kiểu họa tiết tròn, xoáy, hình hoa sen, hình thoi, họa tiết hình cóc…

Họa tiết tranh Hàng Trống hình con ếch

Hoa văn cóc hình thành từ Tranh Hàng Trống

Nhóm dự án có ý tưởng tiếp theo sẽ tiếp tục tìm hiểu, ứng dụng màu sắc họa tiết có tính mỹ thuật từ các di sản văn hóa của các dân tộc vùng Tây Nguyên, Tây Bắc… trong sáng tạo phong cách thiết kế như với tranh Hàng Trống.

Bài viết được tham khảo tại Diễn đàn bao bì – TTO – Nhà thiết kế Trịnh Thu Trang và nhóm dự án Họa Sắc Việt vừa có buổi giao lưu giới thiệu đề tài ‘Tranh Hàng Trống – những điều xưa cũ mới mẻ’ tại Đường sách TP.HCM chiều 25-8.

Họa Sắc Việt – Cuốn sách đầu tiên phân tích về họa tiết tranh Hàng Trống

Dự án “Họa Sắc Việt”

Họa Sắc Việt là một sản phẩm của nhóm S-River. Đây là dự án đầu tiên ở Việt Nam cung cấp những phân tích sâu sắc và phương pháp cụ thể cũng như tiềm năng ứng dụng về việc sử dụng màu sắc, họa tiết của dòng tranh dân gian Hàng Trống.

Mục tiêu của dự án là mang dòng tranh Hàng Trống tiếp cận đông đảo công chúng, đặc biệt là giới nghệ sĩ và nhà thiết kế trẻ tại việt Nam. Các dữ liệu sẽ được số hóa thành bảng mã màu, file vector họa tiết cùng hướng dẫn kết hợp màu sắc và cách ứng dụng trên thiết kế đồ họa, thời trang, nội thất và thủ công mỹ nghệ.

Phong cách thiết kế của Việt Nam

Vào năm 2002, khi bước chân vào ngành thiết kế, có một câu hỏi luôn khiến tác giả trăn trở đó là đâu mới là phong cách thiết kế của Việt Nam, đậm chất Việt và khiến hai chữ “Việt Nam” không thể bị nhầm lẫn trong ngành thiết kế toàn cầu? Trong khi nguồn tư liệu về phong cách thiết kế Việt Nam có thể nói rất ít ỏi và mờ nhạt thì chỉ bằng một cú “click”, chúng ta có thể tiếp cận hàng ngàn đầu sách, tư liệu phong phú về phong cách thiết kế của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh hay Pháp.

Họa Sắc Việt

Phân tích màu của các bức tranh Hàng Trống trong “Họa Sắc Việt”

Giá trị cốt lõi của nghệ thuật tự nghìn đời vẫn là phản ánh văn hóa và đời sống xã hội. Tác giả nhận thấy cần lội ngược dòng trở về với những giá trị văn hóa truyền thống vì lẽ, rất có thể chính những điều xưa cũ đó sẽ đem đến câu trả lời. Từ đó, nguồn nguyên liệu dân gian trở thành cơ sở cho tác giả phát triển những ý tưởng thiết kế mới mẻ, đồng thời tác giả cũng nhận thấy thử thách không nhỏ trong việc tiếp cận với nguồn nguyên liệu độc đáo này. Thoáng nhìn thì cứ ngỡ có tính tương đồng giữa các nước trong khu vực châu Á nhưng thực tế cho thấy cách thể hiện hay tinh thần trong tranh Hàng Trống vẫn có “hồn” riêng biệt và đậm bản sắc của người Việt.

Hãy cùng bước vào hành trình đầy cảm hứng này với S-River – nơi mà mỗi bước đi đều in dấu rực rỡ của những bức tranh mộc mạc và phóng khoáng.

Họa Sắc Việt

Phân tích màu tranh Hàng Trống

Sách “Họa Sắc Việt”

Dự kiến xuất bản: tháng 3/2018
Số bản in: 1000 bản
Khổ sách: 19x25cm
Số trang: 200 trang
Bìa cứng, in màu toàn bộ trên giấy tốt
Giá bìa: 620.000 VND

Họa Sắc Việt

Hình ảnh cuốn sách “Họa Sắc Việt”

Nhóm thực hiện dự án

S-River là những người trẻ tâm huyết với dòng tranh Hàng Trống, thiết tha với những nét đẹp dân gian và mong muốn lưu lại giá trị truyền thống bằng một cách hiện đại, tươi mới và đầy cảm hứng.

Chủ dự án

Chị Trịnh Thu Trang với hơn 9 năm trong ngành thiết kế. Chị đi từ người làm chuyên môn thiết kế đồ họa đến công tác giảng dạy tại Rio Creative và Đại học Kiến Trúc Hà Nội.

Thành viên tham gia dự án: Công Trịnh, Yến Vương, Anh Phạm, Hằng Nguyễn, Hằng Trịnh, Mi Trà, Hồng Nguyễn, Thủy Nguyễn, Vân Trịnh.

Họa Sắc Việt

Chị Trịnh Thu Trang – Chủ dự án “Họa Sắc Việt”

Tham vấn chuyên môn:

Nghệ nhân Lê Đình Nghiên người được coi là truyền nhân duy nhất của dòng tranh Hàng Trống và là nghệ nhân ưu tú vẽ tranh Hàng Trống được công nhận bởi Chủ tích nước Trương Tấn Sang.
Họa sỹ, Nhà nghiên cứu Mỹ thuật Phan Ngọc Khuê: trong số 64 công trình nghiên cứu văn nghệ dân gian được trao thưởng ngày 28/12/2013, công trình Tranh dân gian Hàng Trống Hà Nội của tác giả Phan Ngọc Khuê được trao giải nhất.

Bài viết được tham khảo tại Kiến Việt – Họa sắc Việt: cuốn sách phân tích màu và họa tiết tranh Hàng Trống.

IDESIGN GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN “HỌA SẮC VIỆT”

“Họa Sắc Việt” là gì?

Dự án “Họa Sắc Việt” được khởi tạo bởi một Designer cực kỳ tâm huyết với dòng tranh dân gian Hàng Trống tươi vui, đầy màu sắc – chị Trịnh Thu Trang. Dòng tranh này đang dần bị mất đi trong xã hội hiện nay. Đây là dự án đầu tiên ở Việt Nam cung cấp những phân tích sâu sắc và phương pháp cụ thể về cách sử dụng màu sắc và họa tiết của dòng tranh dân gian Hàng Trống.

Họa Sắc Việt

Mục tiêu của “Họa Sắc Việt”

Mục tiêu của dự án này là giúp dòng tranh Hàng Trống tiếp cận đông đảo với công chúng, đặc biệt là giới nghệ sĩ và các nhà thiết kế trẻ tại Việt Nam. Các dữ liệu được số hóa thành bảng mã màu, file vector họa tiết cùng hướng dẫn kết hợp màu sắc và cách ứng dụng trên đồ họa, thời trang, nội thất và thủ công mỹ nghệ… sẽ được trình bày trong cuốn sách mang tên Họa Sắc Việt – màu sắc và họa tiết từ tranh Hàng Trống. Đây sẽ là một “kho nguyên liệu” dồi dào cho các bạn trẻ đã và đang muốn tạo ra những thiết kế mang đậm dấu ấn Việt Nam.

Chị Trịnh Thu Trang đã có 5 năm tìm hiểu và nghiên cứu về dòng tranh Hàng Trống cùng nhóm thực hiện S-River. Nhờ tình yêu dòng tranh Hàng Trống và tư sở hữu tư duy của một Designer chuyên nghiệp, kho tư liệu càng ngày càng lớn. Chị Trang đã tổng hợp và phân tích màu sắc và họa tiết trong tranh Hàng Trống để tạo nên cuốn sách cho giới designer nói riêng và đông đảo độc giả nói chung, với mong muốn ghi tên phong cách thiết kế Việt Nam vào bản đồ nghệ thuật thế giới. Thông tin cụ thể về sách và các hoạt động bên lề sẽ luôn được cập nhật tại fanpage chính thức của dự án: https://www.facebook.com/hoasacviet.vn

Bài viết này được tham khảo tại: iDesign – Giới thiệu dự án “Hoạ sắc Việt”.

HỌA SẮC VIỆT TRÊN THIẾT KẾ BAO BÌ ĐẬM CHẤT VIỆT

Là một tụ điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam được du khách trong và ngoài đất nước yêu thích, Đà Nẵng là một thành phố được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng. Chính vì vậy, nhu cầu quảng bá hình ảnh thu hút khách du lịch luôn được quan tâm sâu sắc. Song, đưa những họa tiết dân gian từ dòng tranh Hàng Trống – cũng là dòng tranh được dự án Họa Sắc Việt và S-River thực hiện lên các thiết kế bao bì đậm chất Việt là một chiến lược đem bản sắc văn hóa đến gần hơn với khách du lịch tại Đà Nẵng. 

Lịch sử của dòng tranh dân gian hàng Trống 

Là một dòng tranh có lịch sử lâu đời, dòng tranh dân gian hàng Trống đã chứng kiến và cũng chịu nhiều tác động của xã hội Việt Nam thế kỉ 19,20. Được ra đời vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, tranh Hàng Trống đã có một thời kỳ hoàng kim từ sớm. Song, do tác động về kinh tế khó khăn cũng như thay đổi thị hiếu khách hàng, dòng tranh dần bị lãng quên. Thậm chí, việc lưu truyền dòng tranh Hàng Trống ngày càng khó khăn hơn khi các nghệ nhân dần rời bỏ nghề. Cho tới nay, niềm hy vọng của dòng tranh chỉ còn duy nhất nghệ nhân Lê Đình Nghiên còn ngày ngày gìn giữ và truyền cảm hứng cho các thế hệ sau tiếp tục phát triển bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc ta. 

Tranh dân gian Hàng Trống
Tranh dân gian Hàng Trống

“Họa Sắc Việt từ Tranh Hàng Trống” 

Đề cập đến dự án Họa Sắc Việt, trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng có nhận định:

“Cũng năm 2018, cuốn sách “Họa sắc Việt từ tranh Hàng Trống” của NTK Trịnh Thu Trang được phát hành. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu từ năm 2013 đến năm 2017 của dự án “Họa sắc Việt” do NTK Trịnh Thu Trang và nhóm S-River thực hiện, thâm nhập vào dòng tranh Hàng Trống để đưa ra các ứng dụng màu sắc và họa tiết của dòng tranh này trên các sản phẩm Việt Nam hiện đại, tìm ra một phong cách mới cho ngành thiết kế Việt Nam. Đây là dự án đầu tiên ở Việt Nam cung cấp những phân tích sâu sắc và phương pháp cụ thể cũng như tiềm năng ứng dụng về việc sử dụng màu sắc, họa tiết của dòng tranh dân gian Hàng Trống trong thiết kế đương đại. Những người làm dự án đã số hóa các dữ liệu thành bảng mã màu, file vector họa tiết cùng những gợi ý phối hợp màu sắc, minh họa bằng các ứng dụng trên thiết kế nhằm mục đích mang dòng tranh Hàng Trống tiếp cận đông đảo công chúng, đặc biệt là giới nghệ sĩ và nhà thiết kế trẻ tại Việt Nam. Từ đó đến nay việc ứng dụng tranh dân gian Hàng Trống để thiết kế sản phẩm, trong đó có bao bì đã bắt đầu khởi sắc, tạo ra một xu hướng mới trong ngành thiết kế Việt Nam.”

Có thể nói, tranh dân gian Hàng Trống đã thực sự thổi hồn vào thiết kế bao bì đậm chất Việt ngày nay. Giống như thiết kế bao bì bộ quà tặng Bội Thu – The Bloom do S-River thực hiện, thiết kế được lấy cảm hứng từ bức tranh “Canh nông vi bản” thuộc dòng Tranh Hàng Trống. Được truyền cảm hứng mạnh mẽ từ “cuốn phim” về sinh hoạt đồng áng mộc mạc và sống động từ bức tranh, S-River đã tạo nên thiết kế bao bì cho bộ quà BỘI THU của The Bloom.

Những họa tiết và màu sắc tươi vui của một vụ mùa rộn ràng: người nông dân, con trâu, cái cày, gánh lúa… được tái hiện trên từng hộp nhỏ trong bộ quà. Lấy ý tưởng từ nền văn minh lúa nước, S-River sử dụng họa tiết nước để liên kết các công đoạn của một vụ mùa, tạo cảm giác xuyên suốt và tổng thể. Tỉ mẩn trong từng nét vẽ, và nâng niu trong từng thức quà chứa đựng bên trong, bộ quà BỘI THU thay cho lời chúc đến mọi người một năm mới khang an, sung túc và đầy may mắn.”

Thiết kế bao bì sản phẩm thuộc bộ quà The Bloom
Thiết kế bao bì sản phẩm thuộc bộ quà The Bloom
Cận cảnh chi tiết người nông dân từ tranh Hàng Trống
Cận cảnh chi tiết người nông dân từ tranh Hàng Trống

S-River rất vinh dự khi được là một phần, đóng góp vào gìn giữ và phát triển dòng tranh dân gian Hàng Trống ngày nay, đặc biệt là trên những thiết kế bao bì đậm chất Việt. Xin được chân thành cảm ơn Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã đưa tin về dự án Họa Sắc Việt và nhóm S-River! 

Quý bạn đọc có thể xem bài “Ứng dụng họa tiết và màu sắc tranh Hàng Trống trong thiết kế bao bì sản phẩm lưu niệm tại Đà Nẵng cho khách du lịch” của Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng để tìm hiểu thêm về dòng tranh dân gian Hàng Trống cũng như ứng dụng của dòng tranh này trong thiết kế bao bì  tại đây.

VTC ACADEMY NÓI GÌ VỀ DỰ ÁN HỌA SẮC VIỆT?

Là một dòng tranh dân gian đang đứng trước nguy cơ mai một, “hồi sinh” dòng tranh Hàng Trống luôn là một đề tài được quan tâm trong xã hội. Nhận thấy tầm quan trọng của việc lưu giữ và ứng dụng nguồn nguyên liệu giá trị này trong xã hội hiện đại, nhóm S-River đã thực hiện dự án Họa Sắc Việt nhằm hướng tới xây dựng một nguồn tài nguyên số về họa tiết và màu sắc của dòng tranh dân gian Hàng Trống. Theo VTC Academy, “thực tế này sẽ tươi sáng hơn khi kho họa tiết và màu sắc vừa sống động vừa đa dạng từ tranh dân gian Việt Nam đang được hệ thống chi tiết để mọi người đều có thể sử dụng”.

Gian nan trên chặng đường tìm kiếm giá trị 

Trên hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa, chị Trang Trịnh cùng các thành viên S-River luôn nhận thấy tranh dân gian Việt Nam nói chung và dòng tranh Hàng Trống nói riêng lưu giữ rất nhiều ý nghĩa văn hóa vô giá hàng ngàn năm của đất nước. Song, khó khăn lưu trữ và ứng dụng những giá trị này lại là một thực trạng khác chưa thể khắc phục. Đó cũng chính là lý do dự án Họa Sắc Việt được ra đời, mang theo rất nhiều nhiệt huyết và cảm hứng của một nhóm thiết kế trẻ khao khát đem lại giá trị cho cộng đồng. Từ đó, dự án Họa Sắc Việt được thực hiện, lấy cốt lõi bản sắc văn hóa làm nguồn cảm hứng và hoài bão xây dựng kho tài nguyên họa tiết và màu sắc phục vụ cho thiết kế là nguồn động lực trong suốt 9 năm nỗ lực phát triển.

Bên cạnh đó, một câu chuyện truyền động lực mạnh mẽ cho S-River thực hiện dự án này cũng được VTC Academy chia sẻ: 

“Dịp Tết cận kề cũng là thời điểm mà các họa tiết truyền thống trở thành mục tiêu tìm kiếm “hot” hơn bao giờ hết. Với từ khóa “họa tiết Tết Nguyên Đán”, “hoa văn trang trí Tết”,… vào công cụ tìm kiếm Google với hàng trăm nghìn kết quả trả về, nhưng rồi bạn vẫn thấy thất vọng vì chẳng tìm thấy thứ gì thật sự gọi là “họa tiết truyền thống” để có thể sử dụng cho thiết kế cả. Còn khi cố gắng tìm kiếm bằng tiếng Anh với từ khóa như “lunar new year pattern” thì hầu như các kết quả trả về đều là “Chinese pattern” hoặc “Chinese vectors”.”

Khi cảm hứng gìn giữ di sản văn hóa được lan tỏa 

Sau gần một thập kỷ triển khai dự án, nỗ lực của chị Trịnh Trang cùng S-River đã được đền đáp. Từ những tài liệu về dòng tranh dân gian Hàng Trống đến cuốn sách “Họa Sắc Việt từ Tranh Hàng Trống”, giờ đây các nhà thiết kế đã có một nguồn nguyên liệu dân gian uy tín và đa dạng, tiếp tục hành trình lan tỏa giá trị văn hóa qua việc ứng dụng những giá trị văn hóa lên những sản phẩm thời hiện đại. Đó cũng là điều mà S-River cũng đang tiếp tục trên con đường đưa tranh dân gian ta đi xa hơn nữa. 

Cuốn sách "Họa Sắc Việt từ tranh Hàng Trống".
Cuốn sách “Họa Sắc Việt từ tranh Hàng Trống”.
Từ tranh Hàng Trống tới thiết kế bao bì
Từ tranh Hàng Trống tới thiết kế bao bì

Ứng dụng tranh Hàng Trống vào thực tiễn

Lụa Nha Xá

Đến với làng lụa Nha Xá – nơi tràn ngập màu sắc rực rỡ giữa làng quê Việt Nam giúp S-River có thể thỏa sức sáng tạo trong việc phối hợp màu sắc với hoạ tiết tranh hàng Trống của mình. Một ví dụ là hình ảnh trong tranh Hàng Trống “Thánh Mẫu thượng ngàn” được nhóm thiết kế vector hoá lại, xây dựng thành hoạ tiết trang trí và thử áp dụng vào sản phẩm khăn lụa. Ngoài ra, S-River cũng đem vào thiết kế họa tiết ứng dụng của mình những điều gần gũi, và thân thuộc với mảnh đất quê hương vào sản phẩm, như hình ảnh cành tre, hoa lá, hoa bông, con trâu, cây lúa. Cách phối màu cũng được chúng tôi cân đối về sự hài hoà của từng chi tiết, giúp làm nổi bật màu sắc đặc trưng của các hoạ tiết.

Tràn ngập màu sắc và họa tiết tranh Hàng Trống trên những chiếc khăn lụa Nha Xá
Tràn ngập màu sắc và họa tiết tranh Hàng Trống trên những chiếc khăn lụa Nha Xá
Họa tiết quạt từ tranh Thánh mẫu thượng ngàn được ứng dụng lên thiết kế
Họa tiết quạt từ tranh Thánh mẫu thượng ngàn được ứng dụng lên thiết kế

Bộ quà Bội thu – The Bloom

Bộ quà tặng BỘI THU lấy cảm hứng từ bức tranh “Canh nông vi bản” thuộc dòng Tranh Hàng Trống. Được truyền cảm hứng mạnh mẽ từ “cuốn phim” về sinh hoạt đồng áng mộc mạc và sống động từ bức tranh, S-River đã tạo nên thiết kế bao bì cho bộ quà BỘI THU của The Bloom.

Những họa tiết và màu sắc tươi vui của một vụ mùa rộn ràng: người nông dân, con trâu, cái cày, gánh lúa… được tái hiện trên từng hộp nhỏ trong bộ quà. Lấy ý tưởng từ nền văn minh lúa nước, S-River sử dụng họa tiết nước để liên kết các công đoạn của một vụ mùa, tạo cảm giác xuyên suốt và tổng thể. Tỉ mẩn trong từng nét vẽ, và nâng niu trong từng thức quà chứa đựng bên trong, bộ quà BỘI THU thay cho lời chúc đến mọi người một năm mới khang an, sung túc và đầy may mắn.”

Những họa tiết và màu sắc tươi vui của một vụ mùa rộn ràng: người nông dân, con trâu, cái cày, gánh lúa… được tái hiện trên từng hộp nhỏ trong bộ quà.
Những họa tiết và màu sắc tươi vui của một vụ mùa rộn ràng: người nông dân, con trâu, cái cày, gánh lúa… được tái hiện trên từng hộp nhỏ trong bộ quà.

Bộ quà Yến Thị – Tết Ta 2023

Bộ quà Yến Thị – Tết Ta 2023 được lấy cảm hứng từ hình ảnh múa Lân ngày Tết Nguyên Đán, một trong những nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt. Tục lệ này không chỉ mang đến niềm vui trong những ngày đầu năm mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

Hình ảnh cá chép trong tích Cá Chép Vượt Vũ Môn xuất hiện trên lông mày sư tử tượng trưng cho sự may mắn, khát vọng vươn lên tầm cao mới. Từ một con cá nhỏ bé, nhưng đã không nản lòng, quyết tâm vượt qua được Vũ Long Môn, vẫy đuôi, râu, sừng, hình dạng oai phong, rạng rỡ. Với mục tiêu sản phẩm dành cho ngày Tết, các hình ảnh thuần Việt như bánh chưng, bánh tét, hoa đào, hoa mai, pháo dây, lì xì… cũng đã được xuất hiện.

Đối với S-River, sự hồi sinh và được lan tỏa rộng rãi của dòng tranh dân gian Hàng Trống hiện nay giống như “quả ngọt” sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển. Đây cũng chính là nguồn động lực lớn lao cho nhóm S-River tiếp tục thực hiện những nghiên cứu trong tương lai, tiếp tục cống hiến cho nền văn hóa đất nước. Xin được chân thành cảm ơn VTC Academy đã đưa tin về dự án Họa Sắc Việt và nhóm S-River! 

Quý bạn đọc có thể xem bài “Dự án “Họa Sắc Việt”- Sự thăng hoa của bản sắc Việt trong thiết kế” của VTC Academy viết về câu chuyện “Họa Sắc Việt” tại đây.

TRUYỀN TẢI VẺ VINTAGE ĐẬM NÉT VIỆT NAM VÀO THIẾT KẾ QUA FONT CHỮ ĐƯỢC VIỆT HÓA

Có rất nhiều phong cách thiết kế đã và đang được yêu thích trên toàn thế giới. Vintage cũng không phải là ngoại lệ. Tinh túy từ những nét đẹp trong quá khứ, phong cách thiết kế Vintage đã đen lại hơi thở mới cho cuộc sống hiện đại với sự hoài cổ, sang trọng và lãng mạn. Cùng S-River tìm hiểu xem Vintage là gì và các font chữ Vintage đẹp nhé.

Vintage là gì?

Vintage được hiểu là một từ mang ý nghĩa “cổ”, “cũ” được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: thời trang, nội thất, nhiếp ảnh, đồ họa, … Phong cách Vintage có thể nói là phong cách của dấu ấn thời gian.

Thiết kế Vintage

Một vài quảng cáo Vintage

10 font chữ Vintage đẹp được Việt hóa

Trong thiết kế đồ họa, font chữ là một trong những yếu tố quan trọng để gợi tả nên được phong cách Vintage cho ấn phẩm. Dưới đây là 10 font chữ đã được Việt Hóa vô cùng đặc sắc sẽ giúp cho thiết kế của bạn nhuốm đượm màu sắc Vintage.

1. Classique Saigon

Classique Saigon là một font chữ Vintage cực kỳ phổ biến, thường được thấy trong các thiết kế về Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn. Font chữ này đậm chất Sài Gòn – Hòn Ngọc Viễn Đông những thập kỷ trước. Classicque Saigon được tạo ra bởi Mạnh Nguyễn. Mạnh Nguyễn là một người thiết kế yếu thích những nét cổ điển từ những tấm bảng hiệu viết tay của Sài Gòn vào thập kỷ trước. Từ niềm yêu thích đó, font chữ Classique Saigon đã ra đời nằm lưu giữ và phát triển cũng như là truyền bá kiểu chữ độc đáo đã có từ lâu đời này của Việt Nam.

Thiết kế Vintage

Font chữ Classicque Saigon

2. L’Hanoienne

Không chỉ Sài Gòn, cũng có một font chữ về Hà Nội cũng được sáng tạo ra bởi Mạnh Nguyễn. L’Hanoienne (tiếng Việt: cô gái Hà Nội, tiếng Anh: Hanoi Lady). Sau thành công của Classique Saigon, anh đã quyết định tạo ra một typeface riêng để bày tỏ sự trân trọng của mình với thủ đô ngàn năm văn hiến.

Thiết kế Vintage

Font chữ L’Hanoienne

Tuy L’Hanoienne mang dấu ấn và kết cấu tương tự Classique Saigon nhưng vẫn mang đến trải nghiệm khác lạ cho người đọc. L’Hanoienne mang lại sự tương phản nhẹ nhàng, cấu trúc tinh tế phù hợp với vẻ đẹp Viễn Đông kín đáo của phụ nữ Bắc Kỳ trong thế kỷ 20. Nếu muốn mua font L’Hanoienne phiên bản đầy đủ, bạn có thể mua ở trên CreativeMarket.

3. Wallington Pro

Wallington Pro là một font chữ trang trí – serif với các đường cong cổ điển và thanh lịch. Phong cách của font được lấy cảm hứng từ cấu trúc tự nhiên và các đường cong của nền văn hóa Anh cổ vào khoảng giữa thế kỷ 12 và nghệ thuật hiện đại vào thế kỷ 19. Font chữ này sở hữu những nét tinh tế tỉ mỉ nhưng tương đối dễ đọc.

Thiết kế Vintage

Font chữ Wallington Pro

4. Coco FY

Coco FY là một font chữ script vintage được đồng sáng lập bởi Bertrand Reguron & Gia Tran trên fontyou.com gợi nhắc tới các bức ảnh quảng cáo tại cửa hàng và các bảng hiệu viết ta trên đường phố. Với mức contrast cao và dạng font cô đọng, Coco FY sẽ mang đến phong cách retro nguyên bản cho các thiết kế của bạn. Font chữ này chắc chắn sẽ phù hợp khi được sử dụng trên poster, bao bì và thương hiệu.

Thiết kế Vintage

Font chữ COCO FY

5. Alek

Alek là bộ font bao gồm 2 định dạng Regular và Bold cùng 1 bộ ornaments. Font chữ này mang sắc thái sang trọng, thanh lịch nhưng vẫn mang nét tươi vui.

Thiết kế Vintage

6. Authentica Regular

Đây là một font script hiện đại nhưng vẫn giản dị, thanh lịch và đa năng. Nó có thể được sử dụng trong bất kỳ phong cách thiết kế nào dù là hiện đại, sang trọng, cổ điển, tối giản, sáng tạo, retro,… Authentuca cũng chứa các tính năng OpenType để bạn thoải mái thiết kế và sáng tạo. Bạn cố thể kết hợp các ký tự thay thế để tạo ra một thông điệp hấp dẫn cho thiết kế của bạn.

Thiết kế Vintage

Font chữ authentica

7. FS North Land

FS North Land là typeface lấy cảm hứng từ typography và lettering handmade cộng thêm swash và định dạng sans serif – bộ bonus hoành tráng này là một điều rất thú vị và ghi điểm đối với người dùng.

Bộ font này rất hợp với typography nên các bạn hãy kết hợp nó với thiết kế của mình để tạo nên một tác phẩm ấn tượng nhé.

Thiết kế Vintage

Font chữ FS North Land

8. Shintia Script

Shintia Script là kiểu chữ Script rất dễ đọc, mang những nét đậm, sắc thái cổ điển nhưng vẫn toát lên sự vui nhộn. Font có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: poster, áo phông, bảng hiệu, logo, báo chí, v.v…

Thiết kế Vintage

Font chữ Shinita Script

9. Hipsteria

Hipsteria là font chữ vui nhộn và độc đáo. Font chữ này được colorME gợi ý cho bạn đọc khi muốn lựa chọn font chữ viết tay đẹp. Font chữ này phù hợp sử dụng trong thiết kế logo, poster, thiệp mời,…Thiết kế Vintage

Font chữ Hipsteria

10. Selfie Regular

Selfie là một font sans serif dựa trên những biển hiệu vintage viết tay được nhìn thấy ở Buenos Aires. Font chữ này thanh mảnh, mang màu sắc Nam Mỹ. Nó sẽ phát huy tác dụng khi bạn sử dụng trên poster hoặc biển hiệu.

Thiết kế Vintage

Font chữ Selfie Regular

Trên đây là tổng quan về phong cách thiết kế Vintage và các font chữ Vintage đã được việt hóa để hỗ trợ cho ấn phẩm của bạn trở nên hấp dẫn hơn. Nếu bạn còn đang băn khoăn và cần hỗ trợ tư vấn về thiết kế, hãy liên hệ với chúng tôi. S-River Creative Agency là công ty Thiết kế Đồ họa chuyên tư vấn, cung cấp giải pháp hình ảnh phục vụ marketing và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

GỢI Ý 9 PHONG CÁCH PHỐI MÀU TRONG THIẾT KẾ

Có thể nói, vai trò của màu sắc là vô cùng quan trọng trong mọi tình huống bởi nó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và hành vi của khách hàng. Bởi vậy, ngoài những lý thuyết về màu sắc, nắm bắt được nhiều phong cách phối màu khác nhau cũng là một yếu tố giúp cho nhà thiết kế linh hoạt trong những tác phẩm của mình. Chính vì vậy, hãy cùng S-River khám phá 9 phong cách phối màu trong thiết kế.  

1. Màu Phấn (Pastel) 

Các tone màu pastel trầm sở hữu độ bão hòa thấp bởi được trộn thêm với màu trắng để tạo nên các phiên bản màu nhẹ nhàng hơn, tạo một cảm giác êm ái và dịu nhẹ cho người xem. Một bảng màu pastel thường được tạo thành từ một vài màu khác nhau và có thể được sử dụng dễ dàng cho các khối màu lớn trong một thiết kế vì chúng không gây khó chịu và không cạnh tranh với nhau để thu hút sự chú ý. Chính vì thế, các tổ hợp màu pastel thường được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh, đặc biệt là khi thiết kế card và thiệp mời. 

Bảng màu Pastel (Ảnh: Scheme Color).
Bảng màu Pastel (Ảnh: Scheme Color).

2. Hiện đại và Thanh khiết 

Khi kết hợp một màu trầm với một tone màu sáng hơn tạo nên một thẩm mỹ hiện đại và thanh khiết. Bằng cách tạo điểm nhấn bằng một màu nổi bật vào một bảng màu trung tính, thiết kế sẽ trở nên hiện đại, hài hòa trong khi vẫn đậm nét và có tác động. Những phối màu này hoạt động tốt khi bạn muốn thông điệp của mình chiếm vị trí trung tâm.

Bảng màu Hiện đại và Thanh khiết (Ảnh: Color Hex Color Codes).  
Bảng màu Hiện đại và Thanh khiết (Ảnh: Color Hex Color Codes).  

3. Màu Kim loại (Metallics) 

Từ lâu, những màu sắc liên quan tới vàng và bạc đã gắn liền với sự giàu có và sang trọng. Hơn nữa, bảng màu kim loại cũng được sử dụng phổ biến bởi khả năng kết hợp linh hoạt, thể hiện nhiều phong cách khác nhau của nó trong bảng màu. Ví dụ, đối với những thiết kế yêu cầu đơn giản nhưng sang trọng, sẽ dễ dàng khi kết hợp màu đen hoặc trắng và thêm chút ánh kim đơn giản; hay đối với những tông màu khác nhau, từ ấm đến lạnh, nhà thiết kế đều có thể kết hợp hài hòa màu kim loại với các sắc màu mới mà vẫn đảm bảo độ trực quan, phong phú và phù hợp. 

Bảng màu Kim loại (Ảnh: Color Hex Color Codes).  
Bảng màu Kim loại (Ảnh: Color Hex Color Codes).  

4. Màu Neon sáng 

Trước sự trở lại của phong cách từ những thập niên 90s, các bảng màu neon cũng không phải là ngoại lệ. Có thể nói rằng màu neon có khả năng đem lại hiệu quả thiết kế cao bởi độ bắt mắt của chúng. Khi một thiết kế dịu mắt được tạo điểm nhấn bởi một ánh màu neon, tổng quan tác phẩm sẽ tạo cảm giác hồi hộp, năng động, giàu năng lượng hơn đối với người xem. Chính vì thế, các bảng màu neon được sử dụng nhiều trong mọi tình huống, từ thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu tới sản phẩm, đặc biệt là in ấn áp phích, tờ rơi và quảng cáo. 

Bảng màu Neon (Ảnh: Locka).
Bảng màu Neon (Ảnh: Locka).

5. Đơn sắc (Monochromatic) và Hai màu tương phản (Duotone) 

Phối màu đơn sắc (Monochromatic) được thực hiện dựa trên các biến thể của cùng một màu để tạo ra sự kết hợp màu sắc hài hòa. 

Bảng màu Đơn sắc (Ảnh: Color Hex Color Codes).
Bảng màu Đơn sắc (Ảnh: Color Hex Color Codes).

Bắt nguồn từ hiệu ứng ảnh, Duotone là khi hai màu tương phản được đặt chồng lên một bức ảnh đen trắng, thay thế dải màu đen và trắng bằng màu sắc. Ví dụ: bảng màu vàng sáng và hồng đậm sẽ thay thế các điểm nổi bật (màu vàng), tông màu trung tính (màu hồng cam) và bóng tối (màu hồng đậm) của ảnh, từ đó tạo ra phiên bản hai màu của ảnh, tạo nên sự tương phản bắt mắt cho thiết kế. 

Bảng màu Duotone (Ảnh: Scheme Color).
Bảng màu Duotone (Ảnh: Scheme Color).

6. Thiên nhiên

Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng vĩnh cửu của nghệ thuật. Có thể thấy, môi trường tự nhiên rất phong phú với các bảng màu  đa dạng — từ các màu ấm trung tính của sa mạc tới màu xanh nhạt của bầu trời hoặc sự lan tỏa mạnh mẽ của ánh bình minh màu đỏ cam tuyệt đẹp. Vì vậy, những bảng màu này sẽ hoạt động tốt cho các thương hiệu muốn truyền tải cảm giác bình tĩnh và tự nhiên như doanh nghiệp ngành chăm sóc sức khỏe hoặc mặt hàng hữu cơ.

Bảng màu Thiên nhiên (Ảnh: Scheme Color).
Bảng màu Thiên nhiên (Ảnh: Scheme Color).

7. Retro 

Giống như phối màu Neon, phong cách retro cũng đang dần trở lại trong các thiết kế, đặc biệt được giới trẻ yêu thích. So với Neon, phối màu retro có nhiều điểm khác biệt bởi những nét hoài cổ và tĩnh hơn, khác với năng lượng mà neon đem lại. Các tổ hợp màu cổ điển này rất phù hợp cho các tấm thiệp, áp phích hoặc các bài đăng trên mạng xã hội.

Bảng màu Retro (Ảnh: Color Hex Color Codes).
Bảng màu Retro (Ảnh: Color Hex Color Codes). 

8. Moody và Gothic

Hãy nghĩ đến màu xanh lá cây thợ săn, màu hoa cà, xanh nước biển, xanh lam và hồng bụi – tông màu ngọc đậm trộn với màu đen than – kiểu phối màu có thể xuất hiện trong tiểu thuyết của Emily Bronte hoặc ở đâu đó ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Phong cách này cung cấp cho thiết kế của bạn sự trang trọng hoặc tâm trạng liên quan đến sự u ám nó đem lại. Song, những tổ hợp màu này sẽ rất hiệu quả cho lời mời sự kiện hoặc bài đăng trên mạng xã hội.

Bảng màu Moody và Gothic (Ảnh: Color Hex Color Codes).
Bảng màu Moody và Gothic (Ảnh: Color Hex Color Codes).

9. Trung tính (Neutral)

Nhìn chung, các màu trung tính, chẳng hạn như các sắc thái của màu xám, nâu và nâu, rất linh hoạt và kết hợp tốt với nhau. Tuy nhiên, để làm cho cách phối màu trong thiết kế của bạn trở nên thú vị hơn một chút, hãy cân nhắc kết hợp các tông màu trung tính với những điểm nhấn tinh tế của màu lạnh. Sự kết hợp màu sắc của các sắc thái trung tính và sắc thái thấp có thể mang lại cảm giác cao cấp và hiện đại hoặc để lại ấn tượng thực tế và thoải mái hơn.

Bảng màu Trung tính (Ảnh: Offeo).
Bảng màu Trung tính (Ảnh: Offeo).

Qua bài viết này, S-River đã chia sẻ đa dạng những cách phối màu trong thiết kế theo từng phong cách. Mong rằng ngoài phối màu trong thiết kế với 4 quy luật căn bản, kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về màu sắc và đồng thời giúp ích cho quá trình làm việc của bạn.

Nếu bạn gặp khó khăn trong thiết kế, S-River Creative Agency sẽ giúp bạn!

Nguồn: Adobe. 

PHỐI MÀU TRONG THIẾT KẾ VỚI 4 QUY LUẬT CĂN BẢN

Khi thiết kế một dự án mới, dù là logo, tờ rơi, đồ họa truyền thông xã hội hay nội dung tiếp thị, việc chọn các kết hợp màu sắc chất lượng có thể quyết định thiết kế của bạn sẽ thành công hay thất bại. Vì vậy, quá trình lựa chọn màu sắc cho thiết kế có vai trò rất quan trọng, và quá trình đó thường bắt đầu bằng việc lựa chọn các cặp hoặc nhóm màu. Trong bài viết hôm nay, S-River xin được chia sẻ với bạn cách làm chủ màu sắc trong thiết kế với 4 quy luật phối màu trong thiết kế căn bản.

Có nhiều kiểu phối màu khác nhau mà bạn có thể sử dụng khi tạo thiết kế của riêng mình. Tuy nhiên, để bắt đầu hình thành tư duy về các bảng màu khác nhau, có bốn loại kết hợp màu căn bản được coi là cốt lõi và là một phần quan trọng của lý thuyết màu sắc.

1. Monochromatic – Phối màu đơn sắc

Để sở hữu một thiết kế đơn giản, gọn gàng và dễ hình dung, lối kết hợp màu đơn sắc được coi là sự lựa chọn hàng đầu. Phối màu đơn sắc được tạo ra bằng cách sử dụng cùng một màu với các sắc thái và tông màu khác nhau, chẳng hạn như các sắc thái khác nhau của màu xanh lam. Có thể thấy đây là một lối thiết kế hoàn hảo dành cho những ai mới bắt đầu với màu sắc. Bên cạnh đó, trong xu hướng các thương hiệu ngày càng quan tâm đến chủ nghĩa tối giản, đặc biệt là các thương hiệu cao cấp, phối màu đơn sắc lại là một phong cách màu sắc hiện đại và không bao giờ lỗi mốt. 

Phối màu đơn sắc (Ảnh: Adobe).
Phối màu đơn sắc (Ảnh: Adobe).
Thương hiệu lớn sử dụng phối màu đơn sắc trong logo (Ảnh: Turbologo).  
Thương hiệu lớn sử dụng phối màu đơn sắc trong logo (Ảnh: Turbologo).  

2. Analogous – Phối màu tương đồng

Nhìn chung, sự kết hợp màu tương đồng được thực hiện bằng cách chọn một nhóm gồm 3-5 màu nằm cạnh nhau trên bánh xe màu. Một bảng màu tương đồng có thể bao gồm các sắc thái khác nhau của màu vàng, cam và đỏ. Phối màu tương đồng truyền đạt cảm giác được liên kết hoặc thống nhất, điều này có thể rất hấp dẫn, tạo hiệu ứng tốt trong quá trình làm marketing thị giác của thương hiệu. 

Phối màu tương đương (Ảnh: Adobe).
Phối màu tương đương (Ảnh: Adobe).

Điển hình, một thương hiệu sử dụng phương thức phối màu tương đồng thành công trên logo của mình chính là Mastercard. Logo của nhãn hàng này được thể hiện bằng 2 hình tròn đỏ và cam lồng vào nhau, tạo ra một khoảng giao ở giữa là thành quả của 2 sắc màu trên hình trộn kết hợp lại, tựu chung thể hiện sự linh hoạt, mang tính toàn cầu hóa cho thương hiệu. Có thể nói, đây là một nhận diện đơn giản về hình dáng nhưng lại được làm nổi bật được vai trò của phối màu trong thiết kế. 

Phối màu tương đồng trong logo (Ảnh: Sukkrish Aadds)
Phối màu tương đồng trong logo (Ảnh: Sukkrish Aadds)

3. Complementary – Phối màu tương phản 

Phối màu tương phản được thực hiện bằng cách chọn màu ở các mặt đối lập của bánh xe màu, chẳng hạn như ghép màu cam với màu tím. Sự kết hợp màu sắc tương phản được cân bằng nhưng vẫn gây ngạc nhiên và sự kích thích, giúp truyền đạt cảm giác tràn đầy năng lượng và hứng thú cho người xem. 

Phối màu tương phản (Ảnh: Adobe).
Phối màu tương phản (Ảnh: Adobe).
Phối màu tương phản trong logo FedEx (Ảnh: Visme).
Phối màu tương phản trong logo FedEx (Ảnh: Visme).
Phối màu tương phản trong logo CoverageBook (Ảnh: Visme).
Phối màu tương phản trong logo CoverageBook (Ảnh: Visme).

4. Triadic – Phối màu bộ ba 

Sự kết hợp màu bộ ba được thực hiện bằng cách chọn ba màu cách đều nhau trên bánh xe màu, do đó tạo ra một hình tam giác. Ví dụ, sự kết hợp màu bộ ba có thể là sự kết hợp của các màu cơ bản: đỏ, xanh lam và vàng. Bảng màu bộ ba rất nổi bật và để lại hiệu ứng lâu dài, mặc dù có thể cần một số thử nghiệm để tìm ra ba màu hoặc sắc thái phù hợp nhất với mỗi thương hiệu, ngành hàng và thị trường khác nhau. 

Phối màu bộ ba (Ảnh: Adobe).
Phối màu bộ ba (Ảnh: Adobe).

Phong cách phối màu này có thể được tìm thấy ở logo trước đây của thương hiệu Burger King – thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng đến từ Vương quốc Anh. Trong thiết kế logo đã từng đồng hành với nhãn hàng trong suốt hơn 2 thập kỷ, Burger King sử dụng linh hoạt 3 sắc màu cơ bản là vàng, đỏ và xanh dương cùng với tạo hình và hiệu ứng độc đáo. Mãi cho tới năm 2021, thương hiệu đồ ăn nhanh này đã thay đổi logo và bộ nhận diện thương hiệu của mình với mô tả về một sự đổi mới “hấp dẫn, bắt mắt, táo bạo, tinh nghịch và đầy tự hào”. Mẫu logo mới này đã được thay đổi để bắt kịp xu hướng tối giản hóa, được sử dụng phong cách phối màu tương đồng với 2 màu sắc quen thuộc của hàng – đỏ và cam. 

Logo Burger King trước và sau khi tái nhận diện thương hiệu (Ảnh: Burger King).
Logo Burger King trước và sau khi tái nhận diện thương hiệu (Ảnh: Burger King).

Qua bài viết này, S-River đã chia sẻ với quý bạn đọc 4 quy luật phối màu cơ bản. Bên cạnh những quy luật phối màu trong thiết kế, ứng dụng màu sắc dựa trên tâm lý học cũng sẽ giúp bạn linh hoạt hơn trong sáng tạo hình ảnh và đồ họa. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về tâm lý học màu sắc tại đây. 

Nếu bạn gặp khó khăn trong thiết kế, S-River Creative Agency sẽ giúp bạn!

Nguồn: Adobe.

NẮM BẮT KHÁCH HÀNG THÔNG QUA TÂM LÝ HỌC MÀU SẮC

Trong thiết kế cũng như xây dựng thương hiệu, màu sắc trong thiết kế chính là một yếu tố quan trọng quyết định sản phẩm và thương hiệu của bạn sẽ được khách hàng đón nhận như thế nào. Dù ở trong ngành nghề nào, một khi đã nắm bắt được kiến thức tâm lý học về màu sắc, thương hiệu của bạn sẽ có nhiều cơ hội thu hút và kết nối với khách hàng mục tiêu hơn so với đối thủ. Thấu hiểu được tầm quan trọng của màu sắc đối với thương hiệu, S-River xin gửi tới bạn đọc ý nghĩa tâm lý học của các màu sắc khác nhau. 

1. Màu đỏ 

Trong marketing nói riêng, màu đỏ thường được ưu tiên bởi khả năng thu hút sự chú ý của người nhìn ngay từ lần đầu quan sát. Màu đỏ còn được coi là một tổ hợp của sự phấn khích, đam mê, mạnh mẽ, năng lượng và hành động. Không khó để bắt gặp các thương hiệu sử dụng màu đỏ với mục đích kêu gọi hành động của khách hàng; điển hình là các dòng chữ “Đặt hàng ngay” thường được thể hiện trên nền đỏ và đặt ở vị trí trung tâm. Bởi vậy, màu đỏ không chỉ là màu sắc khơi dậy cảm xúc mãnh liệt của khách hàng nhanh nhất, nó còn có khả năng chuyển đổi hành vi của họ, khiến họ quyết đoán trong một nốt nhạc.

Những nhận định trên đã được minh chứng bởi rất nhiều nhãn hàng lớn nổi tiếng thế giới như Coca Cola hay Youtube. Điển hình, Coca Cola sử dụng một chiếc logo màu đỏ kèm với slogan “Sharing Happiness” giúp cộng đồng khách hàng có sự phấn khích và vui vẻ khi sử dụng sản phẩm. Song, năng lượng của màu đỏ cũng được sử dụng nhiều tại Việt Nam, đặc biệt là những dịp Tết đến xuân về. Điều này được thể hiện trong thiết kế hộp quà Tết 2023 “Đạt Chí Thành Danh” của Viettel High Tech với nhiều hứa hẹn về một năm mới vươn cao vươn xa, nhiều năng lượng và đam mê mới. 

Thiết kế hộp quà Tết 2023 “Đạt Chí Thành Danh” màu đỏ của Viettel High Tech với nhiều hứa hẹn về một năm mới vươn cao vươn xa, nhiều năng lượng và đam mê mới. 
Thiết kế hộp quà Tết 2023 “Đạt Chí Thành Danh” màu đỏ của Viettel High Tech với nhiều hứa hẹn về một năm mới vươn cao vươn xa, nhiều năng lượng và đam mê mới.

2. Màu cam

Trong tâm lý học màu sắc, màu cam đại diện cho những điều sáng tạo, sự phiêu lưu, đam mê nhiệt huyết, thành công cũng như sự cân bằng. Chính vì vậy, màu cam vô cùng trẻ trung và năng động, thời thượng và hiện đại. Hơn nữa, sự xuất hiện của màu cam thường đi đôi với một chút hài hước và vui vẻ vào thiết kế. Dù không có nhiều điểm mạnh trong việc thu hút bằng màu đỏ, sắc cam vẫn thường được marketers cân nhắc khi muốn tạo sự chú ý hay kêu gọi hành động của khách hàng. 

Một ví dụ điển hình của màu cam trong thiết kế có thể kể đến bao bì sản phẩm xà bông Cỏ Mềm do team S-River có cơ hội thực hiện. Với mong muốn thể hiện tình yêu mãnh liệt dành cho cỏ cây Việt Nam, cùng với lòng nhiệt huyết của một thương hiệu định hướng đem giá trị truyền thống nước ta vươn cao vươn xa hơn nữa, sản phẩm của Cỏ Mềm Homelab được thiết kế với những sắc cam rực rỡ, dù truyền thống và mộc mạc nhưng vẫn sáng tạo và trẻ trung. 

Sản phẩm của Cỏ Mềm Homelab được thiết kế với những sắc cam rực rỡ, dù truyền thống và mộc mạc nhưng vẫn sáng tạo và trẻ trung. 
Sản phẩm của Cỏ Mềm Homelab được thiết kế với những sắc cam rực rỡ, dù truyền thống và mộc mạc nhưng vẫn sáng tạo và trẻ trung.

3. Màu vàng 

Nhắc tới màu vàng, chắc hẳn đó sẽ là những liên tưởng của những tia nắng mặt trời rực rỡ. Bên trong đó, màu vàng ẩn chứa những ý nghĩa về niềm vui, sự tích cực, lạc quan và cả mùa hè nữa; mặt khác, màu vàng cũng phản ánh sự gian dối và cảnh báo nguy hiểm. Một số thương hiệu thường ứng dụng sắc vàng rực rỡ cho nền thiết kế hoặc đường viền khi thiết kế website. Ngoài ra, màu vàng cũng thích hợp để minh họa chú thích như “Miễn phí giao hàng” bởi năng lượng tích cực mà màu sắc này đem lại. 

Bởi khả năng đem lại những điều lạc quan và tích cực, sắc vàng cũng được tin dùng bởi nhiều phân khúc thương hiệu; từ phân khúc cao cấp như Ferrari cho đến phân khúc bình dân như IKEA. Song, đây cũng là màu sắc trong thiết kế chủ đạo được Chứng khoán Tân Việt lựa chọn trong thiết kế bộ lịch Tết Tân Sửu 2021. Tất cả những gì màu vàng rực rỡ đem lại đã thể hiện trọn vẹn kỳ vọng về một năm 2021 đầy niềm hạnh phúc, hy vọng và thích nghi theo những điều mới mẻ của TVSI. 

Tất cả những gì màu vàng rực rỡ đem lại đã thể hiện trọn vẹn kỳ vọng về một năm 2021 đầy niềm hạnh phúc, hy vọng và thích nghi theo những điều mới mẻ của TVSI. 
Tất cả những gì màu vàng rực rỡ đem lại đã thể hiện trọn vẹn kỳ vọng về một năm 2021 đầy niềm hạnh phúc, hy vọng và thích nghi theo những điều mới mẻ của TVSI.

4. Màu xanh lá 

Một ý nghĩa dễ nhìn nhận nhất về màu xanh lá đó chính là khả năng kết nối với thiên nhiên và tiền tài mạnh mẽ. Sự tăng trưởng, sự sinh sôi, sức khỏe dồi dào và dư dả, hào phóng chính là một số ý nghĩa tích cực mà xanh lá đem lại. Chính vì vậy, tất cả thị trường nói chung cũng như một số thị trường đặc thù nói riêng như nông nghiệp và sức khỏe thường tin chọn màu xanh lá như màu sắc trong thiết kế chủ đạo của họ. Trong xu thế phát triển bền vững, đây cũng là một màu sắc phổ biến bởi ý nghĩa trân trọng thiên nhiên; đặc biệt trong ngành thời trang – ngành hàng có nhiều ảnh hưởng tới môi trường, màu xanh lá đóng vai trò quan trọng trong xây dựng một thương hiệu thời trang thân thiện. Mặt khác, xanh lá cũng là màu sắc phản ánh sự ghen tỵ. 

Trong thiết kế, màu xanh lá đã thể hiện hoàn hảo thông điệp mà thương hiệu Nàng Mật muốn truyền tải thông qua cảm hứng về những nét họa tiết thuộc trang phục của người Ê-đê và hoa cà phê. Điểm nổi bật của thiết kế này chính là sự hoà quyện đầy đủ giữa thiên nhiên trên hoạ tiết bông hoa và nét thổ cẩm đầy trau chuốt từ tà áo dân tộc Ê-đê. Ngoài hai màu nổi bật là đỏ và xanh đặc trưng như được dệt trên tà áo, màu sắc chính còn lại là màu xanh lá, gam đậm như làm nổi bật hơn cội nguồn dân tộc và tính tự nhiên từ chính sản phẩm.

Gam màu xanh lá đậm như làm nổi bật hơn cội nguồn dân tộc và tính tự nhiên từ chính sản phẩm.
Gam màu xanh lá đậm như làm nổi bật hơn cội nguồn dân tộc và tính tự nhiên từ chính sản phẩm.

5. Màu xanh dương 

Nếu màu xanh lá là biểu tượng của thiên nhiên núi rừng, màu xanh dương lại có sự kết nối mãnh liệt với biển và bầu trời. Sự ổn định, hài hòa, hòa bình, bình yên và tin tưởng chính là những điều mà xanh dương muốn truyền tải tới khách hàng. Chính vì vậy, sắc xanh dương thường được yêu thích trong thiết kế logo và website, đặc biệt là ứng dụng trong mục cam kết bảo hành, chứng nhận tin tưởng hoặc icon miễn phí giao hàng, v.v. Ngược lại, lạm dụng màu xanh dương sẽ gây ra một số hạn chế như sự mệt mỏi và lạnh lẽo. 

Chắc chắn rằng sẽ cần rất nhiều thời gian nếu muốn điểm tên hết những thương hiệu lớn tin dùng màu xanh dương. Những thương hiệu ấy xuất hiện ở rất nhiều ngành hàng. Ví dụ như ngành hàng công nghệ có Facebook, ngành tiêu dùng bán lẻ có Walmart hay đồ dùng cá nhân có Oral B. Nhìn chung, màu xanh dương được các nhãn hàng tận dụng để thể hiện sự tin tưởng, uy tín và thư giãn mà khách hàng cảm nhận được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của họ. Đây cũng chính là những ý nghĩa được thể hiện trong thiết kế catalogue của doanh nghiệp công nghệ Alfa TKG. Song, sự thông minh cũng là một ý nghĩa khác được đề cập trong thiết kế này.  

Sự thông minh, tin tưởng, uy tín và thư giãn mà khách hàng cảm nhận được khi sử dụng sản phẩm chính là những gì Alfa TKG muốn truyền tải qua thiết kế calalogue màu xanh dương.
Sự thông minh, tin tưởng, uy tín và thư giãn mà khách hàng cảm nhận được khi sử dụng sản phẩm chính là những gì Alfa TKG muốn truyền tải qua thiết kế calalogue màu xanh dương.

6. Màu nâu

Cũng là một đại diện của thiên nhiên, màu nâu là gam màu biểu trưng cho trái đất, gỗ và đá. Một cách vô cùng tự nhiên, màu nâu đem lại cảm giác thoải mái, an toàn, thực tế và gần gũi với những gì vốn có. Trong marketing, màu nâu thường được tìm thấy ở các sản phẩm từ thiên nhiên cũng như là thực phẩm. Ngoài ra, màu nâu rất hữu dụng trong thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu, banner, hoặc kết hợp với màu trắng để tạo sự tương phản. 

Để dễ hình dung hơn, màu nâu đã được S-River ứng dụng trong thiết kế bao bì Tĩnh Mạch Linh. Dòng sản phẩm Tĩnh Mạch Linh được biết đến là thương hiệu sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, bài thuốc cổ truyền trong thực tiễn và kết hợp với y học hiện đại để tạo ra viên nang chứa dược liệu. Vì lẽ đó, màu nâu chính là màu sắc đem lại nhiều sự kết nối với dòng sản phẩm này. 

Thiết kế bao bì màu nâu đem lại sự kết nối giữa Tĩnh Mạch Linh với nguồn gốc thiên nhiên của sản phẩm.
Thiết kế bao bì màu nâu đem lại sự kết nối giữa Tĩnh Mạch Linh với nguồn gốc thiên nhiên của sản phẩm.

7. Màu tím 

Màu tím chính là sắc màu hoàng tộc. Một số ý nghĩa về màu tím có thể đề cập như sự quyền lực, quý phái, sang trọng, trí tuệ và khả năng kết nối với tâm hồn. Ngược lại, màu tím bị cho là sẽ gây khó chịu và tạo cảm giác cao ngạo khi bị lạm dụng quá nhiều. Song, màu tím vẫn là một điểm nhấn hoàn hảo, tạo sự thu hút cho mọi thiết kế, đặc biệt là trong logo, bao bì, các thiết kế đồ họa, v.v. 

Điển hình, sắc tím được thể hiện như một điểm nhấn nổi bật trong bộ quà tặng Tết Ta – nằm trong bộ sưu tập của dự án Mùa lễ hội được thực hiện bởi S-River, tiền thân là dự án Hoạ Sắc Việt. Với hình tượng đôi cá chép gần gũi kết hợp với hoạ tiết hoa, bộ quà này biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở, niềm hạnh phúc, cùng mong muốn mang tới sự bình an, tài lộc và may mắn cho gia đình.

Sắc tím được thể hiện như một điểm nhấn nổi bật trong bộ quà tặng Tết Ta
Sắc tím được thể hiện như một điểm nhấn nổi bật trong bộ quà tặng Tết Ta

Qua bài viết này, S-River đã chia sẻ những ứng dụng màu sắc trong thiết kế dựa trên tâm lý học màu sắc. Mong rằng kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về khía cạnh này và đồng thời giúp ích cho quá trình làm việc của bạn.

Nếu bạn gặp khó khăn trong thiết kế, S-River Creative Agency sẽ giúp bạn!

Nguồn: Oberlo.

SỐNG LÀ PHẢI CÓ NGUYÊN TẮC, SỬ DỤNG FONT CHỮ TRONG THIẾT KẾ CŨNG VẬY

Font chữ hầu như luôn là một chủ đề được các nhà thiết kế quan tâm vì những quy ước cho thiết kế in ấn đã có từ rất lâu và nó gần như đã trở thành chuẩn mực. Dưới đây là những đúc kết được tham khảo và thống kê về Nguyên tắc sử dụng Font chữ trong thiết kê phổ biến. Cùng S-River tìm hiểu về những nguyên tắc sử dụng Font chữ trong thiết kế nhé!

1. Nên sử dụng những font chữ cổ điển đã được thời gian chứng minh đó là những font chữ dễ đọc nhất

– Font chữ cổ điển thể hiện tính dễ đọc rất cao vì hầu hết các font cổ điển được thiết kế kỹ lưỡng và chặt chẽ giữa các nét chữ.

Font chữ trong thiết kế

2. Không dùng quá nhiều font chữ cùng 1 lúc

– Mục đích của vệc sử dụng nhiều hơn một font chữ là để tạo sự nhấn mạnh, phân biệt những phần khác nhau của bài viết.
– Nếu một bài viết sử dụng quá nhiều font thì trông sẽ rất rối rắm và người đọc sẽ khó để phân biệt được đâu là phần quan trọng.

Font chữ trong thiết kế

3. Không kết hợp nhưng font nhìn quá giống nhau

– Khi kết hợp quá nhiều font chữ giống nhau sẽ mang lại cho người đọc cảm giác font chữ bị lỗi.

Font chữ trong thiết kế

4. Sử dụng hài hòa chữ in hoa và chữ in thường để người đọc có thể dễ dàng đọc hơn

– Chữ in hoa rất khó đọc vì nó không có độ dốc lên xuống, chiều cao và chiều đáy bằng nhau, khi đọc lướt sẽ bị trôi tuột, không đọng lại gì.
– Chỉ nên sử dụng chữ in hoa trong headline hoặc quảng cáo vì cần sự chú ý vào nội dung đó.
– Chữ thường là kiểu chữ dễ đọc nhất vì nó có những đường nét lên xuống trong nét chữ.
– Sử dụng hài hòa chữ in hoa và chữ in thường trong bài viết là quy chuẩn của đánh text vì nó đem lại sự hòa thuận, cho đọc giả cảm thấy quen thuộc.

Font chữ trong thiết kế

5. Sử dụng size chữ phù hợp để việc đọc dễ dàng hơn

– Nên dùng size từ 8-12 đối với khoảng cách từ mắt tới văn bản là 30-35cm.
– Tuy nhiên, sử dụng những size khác nhau cho các font chữ khác nhau để hòa hợp với font chữ và mắt nhìn.

Font chữ trong thiết kế

6. Tránh dùng một lúc quá nhiều size và độ đậm khác nhau

– Chỉ nên sử dụng độ co chữ và độ nặng chữ vừa đủ để xác định rõ ràng những điểm khác nhau trong bài viết.

Font chữ trong thiết kế

7. Tránh sử dụng những font chữ quá nặng hoặc quá nhẹ (phụ thuộc vào đường nét)

– Độ nặng của font phụ thuộc vào độ dày của nét chữ.
– Font chữ quá nhẹ sẽ tạo cảm giác chữ bị chìm vào nền, gây khó đọc.
– Font chữ quá nặng sẽ tạo sự tương phản mạnh với nền làm bài viết trở nên căng thẳng và rối rắm.
– Nên sử dụng font chữ có độ nặng trung bình.

Font chữ trong thiết kế

8. Dùng font chữ có độ rộng trung bình, tránh dùng những font quá rộng hoặc quá hẹp

– Phá vỡ text làm cho font chữ rộng hơn, hay hẹp hơn bằng cách kéo dãn trên máy tính làm cản trở qui trình đọc, các tỉ lệ này không còn quen thuộc với chúng ta. Thay vì làm thế ta có thể sử dụng các phiên bản rộng hoặc hẹp của chúng.
– Rộng (extended) – Hẹp (Condenced).

Font chữ trong thiết kế

9. Khoảng cách giữa chữ và từ phải chật chẽ, tạo một kết cấu đều đặn và trôi chảy. Không lạm dụng việc tăng khoảng cách giữa chữ và từ một cách quá đà

Font chữ trong thiết kế

10. Độ dài của dòng phải thích hợp, nếu quá dài hoặc quá ngắn sẽ gây cản trở qui trình đọc

– Dòng text quá dài sẽ làm việc đọc trở nên mệt mỏi.
– Dòng text quá ngắn sẽ làm người đọc phải đảo mắt liên tục, gây mỏi mắt và khó chịu cho người đọc.
– 1 dòng text hợp lý nên có khoảng 10-12 từ.

Font chữ trong thiết kế

11. Khoảng cách của các dòng phải thích hợp để mắt người đọc đi từ dòng này đến dòng khác một cách dễ dàng

– Trên máy tính Auto = Kích cỡ chữ + 20% size . font size = 10 – khoảng cách =12pt = loading thông thường để thoáng hơn có thể cộng từ 1 đến 4 pt tuỳ theo font.
– Khoảng cách giữa các dòng quá chật, sẽ làm chậm việc đọc vì mắt chúng ta phải buộc nhín vào nhiều dòng cùng lúc.
– Tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng của từng font ta có thể cộng vào từ 1pt đến 4 pt vào mặc định

Font chữ trong thiết kế.

12. Nên căn text sang bên trái để đọc dễ hơn

– Mặc định là căn lề trái vì mắt người đọc từ trái sang phải.

Font chữ trong thiết kế

13. Khi căn text thẳng 1 bên, bên còn lại phải chặt chẽ và nhịp nhàng

14. Phân biệt đoạn một cách rõ ràng, cẩn thận nhưng không phá vỡ đi tính rõ nét của bài text

Cách phân đoạn thông thường:
– Thụt đầu dòng
– Khoảng cách 2 paragraph rộng hơn
– Tạo bullet
– Ngoài ra còn có những cách phân đoạn khác nhưng cần cẩn thận để sử dụng một cách thích hợp.

Font chữ trong thiết kế

15. Tránh lỗi Widows and Orphans bất cứ khi nào có thể

Font chữ trong thiết kế

16. Nhấn mạnh các yếu tố bên trong đoạn text một cách cẩn thận để không làm mất đi sự trôi chảy.

– Những màu nhạt làm Layout thoáng hơn.
– Không bao giờ lạm dụng điều này thực hiện tối thiểu cho kết quả tối đa.

Font chữ trong thiết kế

17. Tránh việc tự ý kéo dãn font chữ bằng máy tính, đề cao tính dễ đọc của font chữ

– Nếu ép lại, kéo dãn dẫn đến việc mất tính dễ đọc.
– Các font chữ được thiết kế tốt có những tính chất giúp chúng ta dễ đọc, các chữ cái được thiết kế một cách tỉ mỉ và cẩn thận với những tỉ lệ chính xác.
– Tuỳ tiện phá vỡ bóp méo chúng làm tổn hại đến tính dễ đọc của font chữ.

18. Luôn canh text thẳng trên baseline (đường chân chữ)

– Có một số font người thiết kế đã tính toán font này phải đặt trên đường thẳng ngang.
– Khi chúng bị lệch lên, xuống thì tính dễ đọc cũng bị mất đi.

Font chữ trong thiết kế

19. Phải chắc chắn có sự tương phản giữa nền và chữ (ví dụ: nền đen thì sử dụng font chữ xám)

Khi sự tương phản giữa nền và text không đủ, chữ bị chìm vào nền gây tình trạng khó đọc.
– Chữ đen trên nền trắng – dễ đọc nhất
– Chữ trắng trên nền đen – độ tương phản mạnh, gây hoa mắt và khó đọc.

Font chữ trong thiết kế

Trên đây là những nguyên tắc phổ biến khi sử dụng Font chữ trong thiết kế. Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp được bạn trong việc design. Nếu còn khó khăn gì hãy liên hệ với chúng tôi. S-River Creative Agency là công ty Thiết kế Đồ họa chuyên tư vấn, cung cấp giải pháp hình ảnh phục vụ marketing và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.