Là một tụ điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam được du khách trong và ngoài đất nước yêu thích, Đà Nẵng là một thành phố được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng. Chính vì vậy, nhu cầu quảng bá hình ảnh thu hút khách du lịch luôn được quan tâm sâu sắc. Song, đưa những họa tiết dân gian từ dòng tranh Hàng Trống – cũng là dòng tranh được dự án Họa Sắc Việt và S-River thực hiện lên các thiết kế bao bì đậm chất Việt là một chiến lược đem bản sắc văn hóa đến gần hơn với khách du lịch tại Đà Nẵng.
Lịch sử của dòng tranh dân gian hàng Trống
Là một dòng tranh có lịch sử lâu đời, dòng tranh dân gian hàng Trống đã chứng kiến và cũng chịu nhiều tác động của xã hội Việt Nam thế kỉ 19,20. Được ra đời vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, tranh Hàng Trống đã có một thời kỳ hoàng kim từ sớm. Song, do tác động về kinh tế khó khăn cũng như thay đổi thị hiếu khách hàng, dòng tranh dần bị lãng quên. Thậm chí, việc lưu truyền dòng tranh Hàng Trống ngày càng khó khăn hơn khi các nghệ nhân dần rời bỏ nghề. Cho tới nay, niềm hy vọng của dòng tranh chỉ còn duy nhất nghệ nhân Lê Đình Nghiên còn ngày ngày gìn giữ và truyền cảm hứng cho các thế hệ sau tiếp tục phát triển bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc ta.
“Họa Sắc Việt từ Tranh Hàng Trống”
Đề cập đến dự án Họa Sắc Việt, trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng có nhận định:
“Cũng năm 2018, cuốn sách “Họa sắc Việt từ tranh Hàng Trống” của NTK Trịnh Thu Trang được phát hành. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu từ năm 2013 đến năm 2017 của dự án “Họa sắc Việt” do NTK Trịnh Thu Trang và nhóm S-River thực hiện, thâm nhập vào dòng tranh Hàng Trống để đưa ra các ứng dụng màu sắc và họa tiết của dòng tranh này trên các sản phẩm Việt Nam hiện đại, tìm ra một phong cách mới cho ngành thiết kế Việt Nam. Đây là dự án đầu tiên ở Việt Nam cung cấp những phân tích sâu sắc và phương pháp cụ thể cũng như tiềm năng ứng dụng về việc sử dụng màu sắc, họa tiết của dòng tranh dân gian Hàng Trống trong thiết kế đương đại. Những người làm dự án đã số hóa các dữ liệu thành bảng mã màu, file vector họa tiết cùng những gợi ý phối hợp màu sắc, minh họa bằng các ứng dụng trên thiết kế nhằm mục đích mang dòng tranh Hàng Trống tiếp cận đông đảo công chúng, đặc biệt là giới nghệ sĩ và nhà thiết kế trẻ tại Việt Nam. Từ đó đến nay việc ứng dụng tranh dân gian Hàng Trống để thiết kế sản phẩm, trong đó có bao bì đã bắt đầu khởi sắc, tạo ra một xu hướng mới trong ngành thiết kế Việt Nam.”
Có thể nói, tranh dân gian Hàng Trống đã thực sự thổi hồn vào thiết kế bao bì đậm chất Việt ngày nay. Giống như thiết kế bao bì bộ quà tặng Bội Thu – The Bloom do S-River thực hiện, thiết kế được lấy cảm hứng từ bức tranh “Canh nông vi bản” thuộc dòng Tranh Hàng Trống. Được truyền cảm hứng mạnh mẽ từ “cuốn phim” về sinh hoạt đồng áng mộc mạc và sống động từ bức tranh, S-River đã tạo nên thiết kế bao bì cho bộ quà BỘI THU của The Bloom.
Những họa tiết và màu sắc tươi vui của một vụ mùa rộn ràng: người nông dân, con trâu, cái cày, gánh lúa… được tái hiện trên từng hộp nhỏ trong bộ quà. Lấy ý tưởng từ nền văn minh lúa nước, S-River sử dụng họa tiết nước để liên kết các công đoạn của một vụ mùa, tạo cảm giác xuyên suốt và tổng thể. Tỉ mẩn trong từng nét vẽ, và nâng niu trong từng thức quà chứa đựng bên trong, bộ quà BỘI THU thay cho lời chúc đến mọi người một năm mới khang an, sung túc và đầy may mắn.”
S-River rất vinh dự khi được là một phần, đóng góp vào gìn giữ và phát triển dòng tranh dân gian Hàng Trống ngày nay, đặc biệt là trên những thiết kế bao bì đậm chất Việt. Xin được chân thành cảm ơn Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã đưa tin về dự án Họa Sắc Việt và nhóm S-River!
Quý bạn đọc có thể xem bài “Ứng dụng họa tiết và màu sắc tranh Hàng Trống trong thiết kế bao bì sản phẩm lưu niệm tại Đà Nẵng cho khách du lịch” của Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng để tìm hiểu thêm về dòng tranh dân gian Hàng Trống cũng như ứng dụng của dòng tranh này trong thiết kế bao bì tại đây.