PHỐI MÀU TRONG THIẾT KẾ VỚI 4 QUY LUẬT CĂN BẢN
20 tháng 04 năm 2023

Khi thiết kế một dự án mới, dù là logo, tờ rơi, đồ họa truyền thông xã hội hay nội dung tiếp thị, việc chọn các kết hợp màu sắc chất lượng có thể quyết định thiết kế của bạn sẽ thành công hay thất bại. Vì vậy, quá trình lựa chọn màu sắc cho thiết kế có vai trò rất quan trọng, và quá trình đó thường bắt đầu bằng việc lựa chọn các cặp hoặc nhóm màu. Trong bài viết hôm nay, S-River xin được chia sẻ với bạn cách làm chủ màu sắc trong thiết kế với 4 quy luật phối màu trong thiết kế căn bản.

Có nhiều kiểu phối màu khác nhau mà bạn có thể sử dụng khi tạo thiết kế của riêng mình. Tuy nhiên, để bắt đầu hình thành tư duy về các bảng màu khác nhau, có bốn loại kết hợp màu căn bản được coi là cốt lõi và là một phần quan trọng của lý thuyết màu sắc.

1. Monochromatic – Phối màu đơn sắc

Để sở hữu một thiết kế đơn giản, gọn gàng và dễ hình dung, lối kết hợp màu đơn sắc được coi là sự lựa chọn hàng đầu. Phối màu đơn sắc được tạo ra bằng cách sử dụng cùng một màu với các sắc thái và tông màu khác nhau, chẳng hạn như các sắc thái khác nhau của màu xanh lam. Có thể thấy đây là một lối thiết kế hoàn hảo dành cho những ai mới bắt đầu với màu sắc. Bên cạnh đó, trong xu hướng các thương hiệu ngày càng quan tâm đến chủ nghĩa tối giản, đặc biệt là các thương hiệu cao cấp, phối màu đơn sắc lại là một phong cách màu sắc hiện đại và không bao giờ lỗi mốt. 

Phối màu đơn sắc (Ảnh: Adobe).
Phối màu đơn sắc (Ảnh: Adobe).
Thương hiệu lớn sử dụng phối màu đơn sắc trong logo (Ảnh: Turbologo).  
Thương hiệu lớn sử dụng phối màu đơn sắc trong logo (Ảnh: Turbologo).  

2. Analogous – Phối màu tương đồng

Nhìn chung, sự kết hợp màu tương đồng được thực hiện bằng cách chọn một nhóm gồm 3-5 màu nằm cạnh nhau trên bánh xe màu. Một bảng màu tương đồng có thể bao gồm các sắc thái khác nhau của màu vàng, cam và đỏ. Phối màu tương đồng truyền đạt cảm giác được liên kết hoặc thống nhất, điều này có thể rất hấp dẫn, tạo hiệu ứng tốt trong quá trình làm marketing thị giác của thương hiệu. 

Phối màu tương đương (Ảnh: Adobe).
Phối màu tương đương (Ảnh: Adobe).

Điển hình, một thương hiệu sử dụng phương thức phối màu tương đồng thành công trên logo của mình chính là Mastercard. Logo của nhãn hàng này được thể hiện bằng 2 hình tròn đỏ và cam lồng vào nhau, tạo ra một khoảng giao ở giữa là thành quả của 2 sắc màu trên hình trộn kết hợp lại, tựu chung thể hiện sự linh hoạt, mang tính toàn cầu hóa cho thương hiệu. Có thể nói, đây là một nhận diện đơn giản về hình dáng nhưng lại được làm nổi bật được vai trò của phối màu trong thiết kế. 

Phối màu tương đồng trong logo (Ảnh: Sukkrish Aadds)
Phối màu tương đồng trong logo (Ảnh: Sukkrish Aadds)

3. Complementary – Phối màu tương phản 

Phối màu tương phản được thực hiện bằng cách chọn màu ở các mặt đối lập của bánh xe màu, chẳng hạn như ghép màu cam với màu tím. Sự kết hợp màu sắc tương phản được cân bằng nhưng vẫn gây ngạc nhiên và sự kích thích, giúp truyền đạt cảm giác tràn đầy năng lượng và hứng thú cho người xem. 

Phối màu tương phản (Ảnh: Adobe).
Phối màu tương phản (Ảnh: Adobe).
Phối màu tương phản trong logo FedEx (Ảnh: Visme).
Phối màu tương phản trong logo FedEx (Ảnh: Visme).
Phối màu tương phản trong logo CoverageBook (Ảnh: Visme).
Phối màu tương phản trong logo CoverageBook (Ảnh: Visme).

4. Triadic – Phối màu bộ ba 

Sự kết hợp màu bộ ba được thực hiện bằng cách chọn ba màu cách đều nhau trên bánh xe màu, do đó tạo ra một hình tam giác. Ví dụ, sự kết hợp màu bộ ba có thể là sự kết hợp của các màu cơ bản: đỏ, xanh lam và vàng. Bảng màu bộ ba rất nổi bật và để lại hiệu ứng lâu dài, mặc dù có thể cần một số thử nghiệm để tìm ra ba màu hoặc sắc thái phù hợp nhất với mỗi thương hiệu, ngành hàng và thị trường khác nhau. 

Phối màu bộ ba (Ảnh: Adobe).
Phối màu bộ ba (Ảnh: Adobe).

Phong cách phối màu này có thể được tìm thấy ở logo trước đây của thương hiệu Burger King – thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng đến từ Vương quốc Anh. Trong thiết kế logo đã từng đồng hành với nhãn hàng trong suốt hơn 2 thập kỷ, Burger King sử dụng linh hoạt 3 sắc màu cơ bản là vàng, đỏ và xanh dương cùng với tạo hình và hiệu ứng độc đáo. Mãi cho tới năm 2021, thương hiệu đồ ăn nhanh này đã thay đổi logo và bộ nhận diện thương hiệu của mình với mô tả về một sự đổi mới “hấp dẫn, bắt mắt, táo bạo, tinh nghịch và đầy tự hào”. Mẫu logo mới này đã được thay đổi để bắt kịp xu hướng tối giản hóa, được sử dụng phong cách phối màu tương đồng với 2 màu sắc quen thuộc của hàng – đỏ và cam. 

Logo Burger King trước và sau khi tái nhận diện thương hiệu (Ảnh: Burger King).
Logo Burger King trước và sau khi tái nhận diện thương hiệu (Ảnh: Burger King).

Qua bài viết này, S-River đã chia sẻ với quý bạn đọc 4 quy luật phối màu cơ bản. Bên cạnh những quy luật phối màu trong thiết kế, ứng dụng màu sắc dựa trên tâm lý học cũng sẽ giúp bạn linh hoạt hơn trong sáng tạo hình ảnh và đồ họa. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về tâm lý học màu sắc tại đây. 

Nếu bạn gặp khó khăn trong thiết kế, S-River Creative Agency sẽ giúp bạn!

Nguồn: Adobe.

Bài viết khác