MARKETING THỊ GIÁC LÀ GÌ?

Trong bài viết này, S-River sẽ cùng các bạn tìm hiểu kỹ hơn về “Marketing thị giác. “Marketing thị giác” là hoạt động nghiên cứu, phân tích và sử dụng hình ảnh trong các hoạt động Marketing để tăng cường sự lưu nhớ và nhận diện của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.

Cụm từ “Marketing thị giác” diễn tả việc sử dụng các yếu tố thiết kế, đồ họa và hình ảnh của thương hiệu trong Marketing. Khai thác sức mạnh của hình ảnh và thị giác sẽ làm cho các hoạt động Marketing thu hút hơn và đáng nhớ hơn. Điều này góp phần vào việc củng cố hình dung của khách hàng về thương hiệu và thông điệp trong tâm trí và nhớ đến thương hiệu tại thời điểm mua. Câu chuyện kinh điển có thể kể đến trường hợp của Coca-Cola khi thiết kế chai riêng biệt của Coca đã thể hiện được cá tính đặc trưng riêng của thương hiệu ngay cả khi chỉ còn lại vỏ chai. Cơ quan sở hữu trí tuệ của Nhật Bản đã thực hiện việc kiểm chứng bằng cách bóc hết nhãn, logo trên chai Coca. Kết quả, có đến 93% người tiêu dùng không cần nhìn nhãn hiệu, chỉ cần dựa vào kiểu dáng chai đã nhận ra thức uống Coca quen thuộc.

marketing thị giác

Là một phần không thể thiếu của hoạt động truyền thông hỗn hợp nhưng nhiệm vụ thực hiện các hoạt động Marketing thị giác lại thuộc về các Creative Agency hoặc Branding Designer, những người không trực tiếp làm Marketing nhưng biết cách sử dụng hình ảnh để truyền tải thông điệp một cách tốt nhất. Để có thể tạo ra được những hình ảnh có tính thẩm mỹ, truyền tải được thông điệp và có tính gợi nhớ cao, người làm Marketing và người làm hình ảnh cần có sự thấu hiểu, phối hợp và làm việc ăn ý với nhau. Tuy nhiên, để tìm được ngôn ngữ chung của Marketer và Designer lại không phải vấn đề đơn giản khi hai đối tượng này có cách suy nghĩ và logic hoàn toàn khác biệt. Nhà quản trị thương hiệu chuyên nghiệp cần và nên thấu hiểu ngôn ngữ thiết kế để có thể truyền tải ý tưởng và phối hợp với bộ phận thiết kế để hoạt động marketing thị giác có hiệu quả.

Xu hướng thế giới

Đối với các thương hiệu trên thế giới, marketing thị giác là một phần của hoạt động truyền thông hỗn hợp. Nếu nhắm mắt lại trong 30s và nghĩ về thương hiệu KFC bạn sẽ mường tượng ra điều gì? Là gà rán, là màu đỏ, hay hình ảnh quen thuộc của ngài đại tá Sander? Bạn có được sự hình dung như vậy là nhờ sự nhất quán trong nhận diện và hình ảnh thương hiệu. Thiết kế Logo KFC là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất và ngay lập tức được nhận ra trên thế giới. Logo KFC mô tả người sáng lập mang tính biểu tượng của công ty, Đại tá Sanders. KFC được biết đến với bản sắc hình ảnh đơn giản và tuyệt vời nhất quán của nó. Bên cạnh đó, với đặc trưng là ngành thức ăn nhanh, màu đỏ được lựa chọn làm nhận diện và xuất hiện đồng bộ trong hình ảnh của các hoạt động Marketing của KFC cả online lẫn offline. 

marketing thị giác

Đồng bộ nhận diện thương hiệu và hình ảnh đã trở thành một hoạt động bắt buộc đối với các thương hiệu trên thế giới. Không chỉ dừng ở những yếu tố nhận diện thông thường như màu sắc, font chữ, logo… mà thậm chí phong cách thiết kế cũng được bao hàm trong Marketing thị giác, thể hiện đặc tính và cá tính của thương hiệu. Apple là một ví dụ điển hình. Bắt đầu từ logo trái táo cắn dở dù đơn giản nhưng đầy cá tính và thể hiện sự khát khao trọn vẹn, tất cả các thiết kế mang thương hiệu Apple đều tiếp tục truyền tải thông điệp đó. iPhone với thiết kế không bàn phím là một cuộc cách mạng lớn về thiết bị di động. Mỗi thế hệ iPhone ra đời sau đó là đều nhận được sự mong đợi từ cộng đồng người dùng công nghệ bởi Apple đã tạo được nhu cầu và nuôi dưỡng niềm đam mê thẩm mỹ vượt trội, khiến cho người tiêu dùng cảm thấy mình hội nhập với nền thẩm mỹ đương đại và phong cách thiết kế tối giản nhưng đầy tinh tế.

Tại Việt Nam, điều gì đang diễn ra?

Hình ảnh sẽ tác động trực tiếp tới sự quan tâm của người tiêu dùng tới thương hiệu. Trong một hội chợ triển lãm tiêu dùng, giám đốc của một thương hiệu nông sản Việt Nam đã chia sẻ sự khó khăn khi mời khách dùng thử sản phẩm bởi nhiều khách hàng đã “ngó lơ” sản phẩm do thiết kế bao bì không hấp dẫn. “Bao bì kém bắt mắt đã làm giảm lợi thế cạnh tranh của chúng tôi rất nhiều, dù sản phẩm được đánh giá có chất lượng tốt”, bà thừa nhận. Câu chuyện trên không phải chuyện xa lạ đối với các thương hiệu Việt. Các sản phẩm Việt, đặc biệt là các sản phẩm nông sản, luôn phải để giá thấp vì không thể cạnh tranh với các mặt hàng đến từ các nước khác như Thái Lan hoặc Hàn Quốc… Lý do không nằm ở chất lượng sản phẩm mà nằm ở hình ảnh của thương hiệu. Các thương hiệu Việt, vốn vẫn theo lối mòn tư duy cũ, đa phần chỉ tập trung phát triển sản phẩm mà quên mất yếu tố hình ảnh. Rất nhiều thương hiệu Việt dù sản phẩm rất tốt nhưng mẫu mã quá xấu, bao bì già nua và không đầu tư vào hình ảnh truyền thông nên không được khách hàng đón nhận.

marketing thị giác

Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ câu chuyện. Hiện cũng có nhiều thương hiệu Việt đã dành được lợi thế khi cạnh tranh trên thị trường nhờ nắm bắt được tầm quan trọng và cách quản trị các hoạt động Marketing thị giác. Thương hiệu của sản phẩm cacao – Alluvia là một ví dụ điển hình. Nhờ nhiều năm sinh sống ở nước ngoài và từng làm việc cho các tập đoàn lớn nên bà Nguyễn Ngọc Điệp, giám đốc công ty Cacao Xuan Ron Chợ Gạo hiểu được tầm quan trọng của một bao bì đẹp.

Yếu tố thân thiện môi trường cũng được đặc biệt quan tâm và thể hiện ngay trên bao bì sản phẩm, bởi mục tiêu thương hiệu hướng tới là xuất khẩu và đây là yếu tố khách hàng quốc tế đặc biệt quan tâm. Ngoài ra, còn có rất nhiều cái tên thương hiệu Việt với đã có sự chú trọng tới hình ảnh và hoạt động Marketing thị giác như Biti’s với chiến lược đồng bộ hóa hình ảnh thương hiệu, Nutifood với hình ảnh thương hiệu được cải tiến và hoạt động truyền thông được đầu tư chăm chút, hoặc với những thương hiệu chỉ đơn giản là bao bì đổi mới như nước khoáng Vĩnh Hảo hay dầu gội Đại Dương…Điều này thể hiện những nỗ lực thay đổi chính mình của các doanh nghiệp Việt nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của thương hiệu.

marketing thị giác

Trước thềm hội nhập quốc tế với các hiệp định thương mại tự do Việt Nam kí kết với các nước, các khu vực kinh tế trên thế giới đã và đang mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với các thương hiệu Việt. Thị trường mở rộng, nhiều hàng rào được dỡ bỏ, hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, đồng nghĩa với các thương hiệu trong nước không chỉ cạnh tranh với nhau mà phải cạnh tranh khốc liệt với thương hiệu ngoại để tồn tại. Rõ ràng hình ảnh thương hiệu hay bề ngoài của thương hiệu không phải là tất cả nhưng là một phần rất quan trọng, bởi không có nó thương hiệu sẽ không thể thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng và truyền tải được hết đặc tính, giá trị của thương hiệu cũng như nhận được sự đánh giá đúng đắn. Ngay lúc này, người làm Marketing hơn lúc nào hết cần có cái nhìn thấu đáo hơn đối với quản trị hoạt động marketing thị giác và nỗ lực cải tiến hình ảnh để nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu Việt.

S-River Creative Agency là công ty Thiết kế Đồ họa chuyên tư vấn, cung cấp giải pháp hình ảnh phục vụ marketing và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tư vấn xây dựng thương hiệu cho danh nghiệp và thiết kế logo, bao bì, họa tiết, … hãy liên hệ ngay với S-River nhé!

VAI TRÒ CỦA BÌA SÁCH TRONG NGÀNH XUẤT BẢN HIỆN ĐẠI

Vì mọi chuyện không đơn giản chỉ là gỗ và nước sơn. Là yếu tố hữu hình cấu thành nên khi một cuốn sách được xuất bản, bìa sách là một lớp da, một lớp màng bọc tế bào, và là tấm khiên bảo vệ: áo sách bảo vệ bìa cứng khỏi trầy xước và tác hại của ánh sáng mặt trời, trong khi lớp bìa mềm không chỉ kết nối các trang với nhau mà còn giữ giấy sạch sẽ và không bị rách. Trong quá khứ, áo sách chỉ là những tờ giấy gói đơn giản có chức năng bảo vệ phần gáy sách đã được trang trí, những từ khoảng đầu thế kỷ XX, những tác phẩm minh họa đã được chuyển từ bìa cứng sang chính lớp áo sách. Hãy cùng S-River tìm hiểu kĩ hơn giá trị của bìa sách. 

Vai trò cơ bản của bìa sách

Dưới góc nhìn ẩn dụ, bìa sách là khung bao quanh văn bản và là cầu nối giữa văn bản và thế giới. Bìa sách đóng vai trò như lời mời đến những độc giả tiềm năng, một lối bước vào cái thế giới mà nhà văn đã tạo ra – cho dù là hư cấu, lịch sử, tự truyện hay thể loại khác. Hãy đến đây – bìa sách lên tiếng – hãy hòa mình vào bữa tiệc, hoặc ít nhất hãy lưu lại một cái hẹn.

Dưới tư cách một vật thể được thiết kế, bìa sách là cái nhìn đầu tiên về văn bản và là phương thức trực quan thể hiện những gì văn bản muốn nói: nó vừa là một sự diễn giải, vừa là một bản dịch từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ hình ảnh. Mặc dù nhà thiết kế bìa có thể muốn truyền tải điều gì đó mới mẻ, nhưng vẫn tồn tại những hạn chế trong quá trình thiết kế vì bìa sách còn phải là “quầy thông tin”: không chỉ cho biết tên tác giả, tên sách và nhà xuất bản, mà còn xác định thể loại cuốn sách.

Sách cũng cần phải tự bán, vì vậy trang bìa có thể được hiểu như là đoạn giới thiệu – tương tự teaser phim – cung cấp cho chúng ta vừa đủ thông tin, bao gồm nhận xét từ những độc giả khác, để lôi kéo chúng ta mua sách. Lời giới thiệu từ độc giả (“blurb”) là đặc trưng tiêu chuẩn của nhiều bìa sách, nhưng trong khoảng thời gian dài mà nó đã tồn tại, nó đã làm dấy lên nhiều nghi ngờ, chế giễu, và thậm chí là khinh miệt.

Bìa sách đem lại thông tin hữu ích (Ảnh: Reedsy Blog)
Bìa sách đem lại thông tin hữu ích (Ảnh: Reedsy Blog)

Blurb, hay những lời giới thiệu sách bị ghét bỏ

Câu chuyện về lời giới thiệu sách (Blurb)

Vào năm 1936, George Orwell đã đổ lỗi sự thoái trào của tiểu thuyết là do “những dòng lằng nhằng kinh tởm được viết bởi đám phê bình chuyên đi viết giới thiệu”. Camille Paglia gọi những lời giới thiệu là “tuyệt đối tệ lậu” trong một bài phát biểu năm 1991. Truyền thống chống-lời-giới-thiệu (anti-blurb) bao gồm chính người phát minh ra cụm từ này, Gelett Burgess. Ông đã cho ra đời một thiết kế áo sách vào năm 1907 – trân trọng giới thiệu tác phẩm “Miss Melinda Blurb in the Act of Blurbing” (tạm dịch “Cô Melinda Mê Giới Thiệu đang Miệt Mài Giới Thiệu”) – để chế nhạo cái lệ thường đang càng trở nên phổ biến trong ngành xuất bản.

Burgess đã khai sinh ra thuật ngữ “blurb”, nhưng nhà thơ Walt Whitman mới là người sáng tạo nên bản thân hành động này. Ralph Waldo Emerson, sau khi đọc ấn bản đầu tiên của tập thơ Leaves of Grass (tạm dịch Lá cỏ, phát hành năm 1855), đã gửi cho Whitman một bức thư khen ngợi. Tại thời điểm đó, Emerson là một tri thức gia lỗi lạc, trong khi Whitman tương đối ít được biết đến ngoài phạm vi New York. Bức thư đáng lẽ chỉ là những lời động viên riêng tư. Nhưng Whitman đã đăng nó lên trên tờ New York Tribune.

Một năm sau, vào năm 1856, Whitman đã trích một dòng trong bức thư từ Emerson, rằng “Tôi gửi lời chào anh tại khởi đầu của một sự nghiệp vĩ đại” để in bằng lá vàng trên gáy của ấn bản Lá cỏ phát hành lần hai. Không có gì bất ngờ khi một nhà thơ, người từng bắt đầu tác phẩm nổi bật đầu tiên với câu “Tôi tự tán tụng mình”, có tài năng đặc biệt trong việc tự quảng cáo cho tên tuổi cá nhân.

Nhận định

Quả thật, Whitman hiểu rằng bìa sách không chỉ là quảng cáo cho bản thân cuốn sách mà còn là quảng cáo cho những thể loại độc giả mà chúng ta hằng mường tượng về bản thân mình, hoặc muốn trở thành. Có một mối liên hệ mật thiết giữa những gì chúng ta đọc và việc chúng ta là ai, giữa những giá sách và bản thân ta. Khi đọc xong một cuốn sách, bìa sách được xem là món quà kỷ niệm lưu lại trải nghiệm đọc xuyên suốt. Khi đọc xong một cuốn sách đặc biệt khó, bìa sách có chức năng như là huân chương trao thưởng lao động trí óc. Khi mang theo một cuốn sách ở nơi công cộng, bìa sách có thể tiết lộ những thông tin về bạn trước những người xa lạ, và họ sẽ đưa ra những phỏng đoán về bạn. Mặc dù cảm giác bị phơi bày có hơi mạo hiểm, nhưng đôi khi những phỏng đoán như thế lại được hoan nghênh, chẳng hạn như khi bìa sách – đột ngột bắt gặp trên toa tàu điện ngầm đông đúc – lại giống như cái bắt tay bí mật với một người khác đang đọc cùng thể loại. Chính vì vậy, trước khi một cuốn sách được xuất bản, bìa sách sẽ luôn được cân nhắc kĩ càng. 

Một giới thiệu sách hấp dẫn chắc chắn là một lợi thế (Ảnh: Kotobee)
Một giới thiệu sách hấp dẫn chắc chắn là một lợi thế (Ảnh: Kotobee)

Sau cùng, bìa sách là “phương tiện”, trung gian và nghệ thuật

Một tấm khiên bảo vệ, một cái khung, một cây cầu, một bản dịch, một sự diễn giải, một lời giới thiệu, một món quà lưu niệm, một chiếc huân chương, một cái bắt tay và hơn nữa – bìa sách là rất nhiều thứ. Và nó thực hiện nhiều chức năng. Chính vì lý do này mà chúng ta xem bìa sách như một phương tiện, mà thông qua nhiều nền tảng (ví dụ: áo sách, bìa mềm, hình ảnh kỹ thuật số) hoạt động cùng nhau để thể hiện văn bản một cách trực quan và giới thiệu cuốn sách với thế giới.

Thế kỷ XVI

Từ thế kỷ XVI, thuật ngữ “phương tiện” được sử dụng khi thảo luận về các nền tảng, phẩm chất, mức độ hoặc tình trạng trung gian: trạng thái ở giữa hai thứ. Đồng thời “phương tiện” cũng chỉ định bất kỳ sự can thiệp nào có thể truyền tải biểu hiện, cảm giác và tâm trạng. Song song với những định nghĩa này là hai khái niệm khác: khái niệm về hệ thống tiền tệ hoặc trao đổi trung gian, hoặc khái niệm về phương tiện trung gian với thế giới tâm linh. Khái niệm cuối cùng này không hề quá xa vời, vì công việc chính của bìa sách là cụ thể hóa cái trừu tượng, hình dung ra cái phù du và kết xuất cái siêu hình.

Thế kỷ XIX

Sau đó, “phương tiện” bắt đầu mang những định nghĩa hiện đại hơn, gần giống với những gì ta hiểu ngày nay. Một mặt, tồn tại khái niệm về phương tiện giao tiếp: một kênh biểu đạt hoặc một hệ thống cung cấp thông tin mà qua đó các tín hiệu được trao đổi qua lại. Khái niệm này giao thoa với hình dung của ta về “các phương tiện truyền thông đại chúng” như một hệ thống xuất bản báo chí và giải trí rộng lớn, bao gồm báo, tạp chí, truyền hình, radio và internet, cũng như nhiều người làm việc với tư cách là nhà sản xuất nội dung, biên tập viên, influencer và các học giả.

Vậy, việc xem bìa sách như một “phương tiện” có ý nghĩa gì? Đó là xem bìa sách như trung gian giữa văn bản và ngữ cảnh, một khu vực tương tác giữa tầm nhìn của nhà văn và phông nền văn hóa nơi cuốn sách được xuất bản.

Bìa sách như trung gian giữa văn bản và ngữ cảnh (Ảnh: Penguin Book)
Bìa sách như trung gian giữa văn bản và ngữ cảnh (Ảnh: Penguin Book)

Nhìn xa hơn, đó còn là việc xem bìa sách như một “người hòa giải” hoặc “trung gian” để chứng minh cho các khía cạnh xã hội của việc viết sách – vì dù một bản thảo là của tác giả riêng lẻ, một cuốn sách lại là nỗ lực tập thể. Bìa sách ra đời thông qua một quá trình có sự tham gia của nhiều bên liên quan, không chỉ tác giả và nhà thiết kế, mà còn cả biên tập viên, nhà xuất bản, giám đốc tiếp thị, nhà in,… và hơn thế nữa.

Những trang bìa cần sự kết hợp; quá trình thiết kế liên quan đến việc vòng lặp của phản hồi và sửa đổi. Kết quả cuối cùng là tạo ra một “phương tiện” giàu thông tin, và có lẽ cũng là một tác phẩm nghệ thuật.

Xin khẳng định lại, hầu hết các bìa sách không phải tác phẩm nghệ thuật, mà là các đóng gói thương mại. Tuy nhiên, gần như tất cả các bìa sách đều là tác phẩm đa phương tiện kết hợp các yếu tố lời nói và hình ảnh. Marshall McLuhan chia sẻ rằng, “nội dung của bất kỳ phương tiện nào luôn là một phương tiện khác” và tuyên bố này có vẻ đặc biệt phù hợp với bìa sách, nơi tái chế các bản vẽ, ảnh và văn bản từ các bài đánh giá sách và các nguồn khác.

Lấy trang bìa cuốn sách Homegoing (2016) của Yaa Gyasi làm ví dụ. Thiết kế ban đầu đã được sửa đổi để bổ sung những lời khen ngợi bất ngờ từ Ta-Nehisi Coates: “Homegoing là một nguồn cảm hứng.” Đây là ví dụ hoàn hảo cho câu nói của McLuhan, và nó cũng cho ta thấy cách mà bìa sách tồn tại như thế nào cả bên trong và bên cạnh môi trường kỹ thuật số ở thế kỉ XXI.

Thiết kế bìa sách Homegoing 2016 (Ảnh: Etsy)
Thiết kế bìa sách Homegoing 2016 (Ảnh: Etsy)

Một ví dụ khác là cuốn sách Citizen (2014) của Claudia Rankine, có trang bìa là bức ảnh chụp tác phẩm điêu khắc tường In the Hood (1993) của David Hammons – qua đó gợi lên lịch sử của tập tục hành hình tập thể trái phép (lynching). Tại đây, một tác phẩm nghệ thuật được hiển thị thông qua nhiếp ảnh như một phần của thiết kế tổng thể.

Bìa sách Citizen (2014) của Claudia Rankine.
Bìa sách Citizen (2014) của Claudia Rankine.

Là một tác phẩm nghệ thuật mang tính chính trị cao khi đề cập đến vấn nạn phân biệt chủng tộc tại Hoa Kỳ, bản thân Citizen đã được “cải tạo” với mục đích bày tỏ chính kiến trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Lúc bấy giờ, tại một cuộc mít tinh vận động tranh cử ở Illinois, vì bất mãn trước lời nhận xét của ứng cử viên Donald Trump, một phụ nữ người da màu lặng lẽ mở cuốn sách Citizen và bắt đầu đọc, ôm cuốn sách ngang tầm mắt và phơi bày trực tiếp bìa sách trước máy quay truyền hình. Khi bị một người đàn ông da trắng lớn tuổi khiển trách, bà từ chối đặt cuốn sách xuống. Video quay lại cuộc nói chuyện giữa họ được lan truyền nhanh chóng, và sau đó được “cải tạo” thành một GIF động.

Trên đây là một số vai trò của bìa sách trong ngành xuất bản hiện đại. Vì vậy bìa sách rất quan trọng đối với mỗi tác phẩm, liên hệ ngay để được trải nghiệm dịch vụ tư vấn thiết kế tại S-River chúng tôi.

Nguồn: Bookish

CÁC HÌNH THỨC QUẢNG CÁO BẰNG POSM ẤN TƯỢNG NHẤT

POSM là viết tắt của Point Of Sales Material, có nghĩa là tổng hợp tất cả vật dụng hỗ trợ cho việc bán hàng tại địa điểm bán lẻ, gian hàng hội chợ, triển lãm để góp phần nhận diện thương hiệu. POSM đóng vai trò tác động trực quan và thu hút người dùng, chúng được nhắc đến nhiều nhất trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) – nơi mà quyết định mua hàng dễ dàng thay đổi bởi các yếu tố chi phối xung quanh. Trong bài viết này, S-River sẽ chỉ ra một số vật phẩm POSM thường dùng trong marketing để giúp các bạn hình dung rõ hơn thế nào là POSM và có nhưng phương án sử dụng thích hợp để nâng cao hiệu quả bán hàng.

Booth

Đây là một vật dụng rất phổ biến trong POSM được xuất hiện ở hầu hết các quầy bán hàng. Điều này minh chứng cho sức mạnh truyền thông của “phụ kiện quảng cáo”. Booth có thể sử dụng cho bất cứ sản phẩm gì, kích thước của booth cũng vô cùng đa dạng và linh hoạt. Do đó, thiết kế Booth thực chất là việc thiết kế khoảng không gian trưng bày và quảng cáo sản phẩm.

quảng cáo bằng POSM

Both quảng POSM với thiết kế ấn tượng và bắt mắt

Wobbler

Wobbler giúp sản phẩm luôn tạo sự chú ý đặc biệt với khách hàng khi sản phẩm nằm trên các kệ trưng bày trong siêu thị, cửa hàng. Wobbler thường được sử dụng cho các sản phẩm như: hàng điện tử, điện lạnh, vật dụng nhà bếp…

quảng cáo bằng POSM

Vật phẩm Wobbler giúp tạo ấn tượng cho người tham quan sản phẩm

Standee

Những biển quảng cáo standee tại điểm bán hàng thay thế cho những phương tiện quảng cáo lỗi thời nặng nề. Đây là điểm tối ưu dành cho doanh nghiệp và rất được ưa chuộng vì dễ di chuyển. Standee có tính cơ động, gọn gàng, ngoài chi phí thấp và dễ dàng áp dụng những thiết kế độc đáo.

quảng cáo bằng POSM

Quảng cáo standee khổ lớn truyền tải được nhiều thông điệp của nhà sản xuất

Tent card

Tent card trong quảng cáo thường được đặt trên bàn, kệ trưng bày nhằm PR thêm cho sản phẩm, giúp sản phẩm thu hút sự chú ý của khách hàng. Tent card được xem là một vật phẩm truyền tải thông điệp của sản phẩm, thương hiệu đến khách hàng.

quảng cáo bằng POSM

Tent card có công dụng cung cấp thông tin về sản phẩm đến người tiêu dùng

Hanger

Vật dụng này thường được sử dụng khi doanh nghiệp muốn PR giới thiệu sản phẩm của công ty đến công chúng. Những tấm biển nhỏ Hangwer là những tấm bảng nhỏ được thiết kế với hình ảnh bắt mắt, có móc treo vì thế sản phẩm được dễ dàng trưng bày ở bên ngoài gian hàng.

quảng cáo bằng POSM

Hanger được thiết kế độc đáo chắc chắn sẽ gây chú ý lớn đến người mua sắm khi lướt qua giang hàng của bạn

Quảng cáo POSM quả thật là một phương thức làm truyền thông vô cùng độc đáo, bởi nó là nơi mà doanh nghiệp có thể thỏa sức sáng tạo để tạo nên những ấn phẩm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Và nó có một vai trò quan trọng trong chiến dịch Marketing, bởi nó là một phần của khâu bán hàng, thúc đẩy sức mua của khách hàng, và từ đó tạo doanh thu cho doanh nghiệp của bạn. 

S-River Creative Agency là công ty Thiết kế Đồ họa chuyên tư vấn, cung cấp giải pháp hình ảnh phục vụ marketing và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tư vấn xây dựng thương hiệu cho danh nghiệp và thiết kế logo, bao bì, họa tiết, … hãy liên hệ ngay với S-River nhé!

4 TIÊU CHÍ CỦA MỘT SLOGAN ĐẮT GIÁ

Trong kinh doanh, slogan có vai trò thể hiện sức hấp dẫn của sản phẩm hoặc nhiệm vụ của một công ty, và được coi là một phần tài sản vô hình của doanh nghiệp. Slogan thường chỉ là một cụm từ đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ. Vì vậy, nếu sáng tạo ra được một slogan đã khó nhưng việc tạo ra một slogan tốt và tạo được ấn tượng với khách hàng thì còn khó hơn rất nhiều
Trên thực tế, không có cái gọi là một slogan hoàn hảo, chỉ có slogan phù hợp nhất với doanh nghiệp về định hướng kinh doanh và định vị thương hiệu trong từng giai đoạn nhất định. Vậy thế nào là một slogan tốt? Hãy cùng S-River tham khảo một số tiêu chí không thể bỏ qua khi đánh giá và sáng tạo slogan.

1. Khác biệt với đối thủ cạnh tranh

Mục tiêu tối thượng của mọi thương hiệu là “khác biệt”. Nếu thương hiệu của bạn nhạt nhòa trong vô vàn những thương hiệu trên thị trường thì đừng kỳ vọng khách hàng có thể nhớ và yêu sản phẩm của bạn.

Vì vậy, khi đối thủ đã chiếm giữ được một từ có giá trị thì đừng tốn công vô ích để nói điều tương tự. Thay vào đó, hãy nói cho khách hàng biết sản phẩm của bạn khác biệt ở điểm nào. Đó có thể là khác biệt về chức năng, khác biệt về cảm xúc hoặc mang lại một lợi ích khác cho khách hàng mà đối thủ không có.

Lavie đóng đinh được từ “thiên nhiên” trong tâm trí khách hàng, thì Aquafina chiếm giữ từ “tinh khiết”.

Thương hiệu xốt cà chua Heinz đã chiếm giữ đặc điểm nổi trội của họ là “đậm đặc” bằng câu slogan “Slowest ketchup in the West” (Sốt cà chua chảy chậm nhất miền Tây). Maxwell House – thương hiệu cà phê nổi tiếng của Mỹ với slogan “Good to the last drop” (Thơm ngon tới giọt cuối cùng) đã đóng đinh điểm khác biệt nổi trội nhất của sản phẩm là “thơm ngon” trong tâm trí khách hàng.

tiêu chí của một slogan

2. Mang lại liên tưởng tích cực cho khách hàng mục tiêu

Muốn khách hàng nhớ thương hiệu của mình hãy mang lại cho họ cảm xúc tích cực. Những câu slogan khơi gợi được cảm xúc, tạo được liên tưởng tốt sẽ dễ đi vào lòng người. Đặc biệt cần tránh những câu có thể gây hiểu lầm, hiểu sai, hoặc hiểu theo nghĩa tiêu cực.

Nếu sản phẩm của bạn là thực phẩm, hãy dùng những câu từ khơi gợi đến việc ăn uống, nội trợ, nấu nướng hoặc kích thích vị giác kiểu như “ngon từ thịt, ngọt từ xương”… Sản phẩm của bạn cao cấp thì ngôn từ, âm điệu của slogan cần mang lại cảm nhận về sự sang trọng đối với người nghe.

tiêu chí của một slogan

3. Thể hiện nhận biết ngành nghề

Khi startup một doanh nghiệp mới, sản phẩm mới, slogan của bạn cần thể hiện được ngành nghề của thương hiệu. Trường hợp thương hiệu của bạn không mới nhưng chưa được khách hàng nhận biết thì cũng cần ưu tiên nói về ngành nghề trong slogan. Khách hàng cần biết sản phẩm của bạn là gì trước khi biết nó nổi trội về điểm nào.

Tôm Bắc Cực là sản phẩm mới tại thị trường Việt Nam. Bản thân tên thương hiệu chưa đủ để khách hàng hiểu đây là sản phẩm gì. Vì vậy khi Richard Moore Associates tư vấn và phát triển slogan cho Tôm Bắc Cực, chúng tôi đã xác định cần thể hiện rõ định danh ngành nghề của sản phẩm là “tôm nước lạnh” với slogan “Tôm nước lạnh đầu tiên tại Việt Nam” để khách hàng phân biệt với tôm nước ngọt, tôm nước lợ hay tôm nước mặn…

Tương tự, nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, có thể dùng những từ ngữ liên quan đến ngành như “xây dựng”, “kiến thiết”… để thể hiện ngành nghề của mình.

tiêu chí của một slogan

4. Dễ nhớ

Khách hàng ngày càng bội thực thông tin, vì vậy muốn đóng đinh trong tâm trí khách hàng thì slogan đừng quá dài. Ngoài ra, từ ngữ phức tạp sẽ gây khó hiểu, khó nhớ vì vậy hãy ưu tiên dùng từ phổ biến. Con đường ngắn nhất và nhanh nhất để đóng đinh một từ vào tâm trí khách hàng là dùng từ đơn giản, phổ biến, dễ hiểu đến mức ai cũng có thể hiểu được. “Sắc màu hội tụ tinh hoa” là slogan của một thương hiệu sơn. Liệu bạn có hiểu được thương hiệu muốn truyền tải điều gì không? Liệu bạn có ghi nhớ nó không?

Ngoài những tiêu chí này, dù bạn tự phát triển slogan hay thuê copywriter, agency thì trước khi đánh giá slogan bạn nên trả lời 2 câu hỏi:
1. Bạn muốn khách hàng nhớ về điều gì của sản phẩm hay thương hiệu của bạn?
2. Làm thế nào để khách hàng nhớ slogan của bạn như cách chúng ta vẫn nhớ đến “Nâng niu bàn chân Việt”, “Nói theo cách của bạn”, “Think different”…Một nguyên lý không bao giờ cũ: Simple is the best. Vì vậy, đừng phức tạp một điều đơn giản. Cũng không cần thiết phải nghĩ ra những từ mà người khác không thể nghĩ được hoặc không hiểu được. Thay vào đó hãy diễn đạt những vấn đề phức tạp bằng ngôn từ đơn giản nhất, dễ nhớ nhất. Đó mới là thách thức thực sự của người sáng tạo slogan.

tiêu chí của một slogan

Trên đây là 4 tiêu chí của một slogan đắt giá. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn và thiết kế bao bì, bộ nhận diện thương hiệu hãy liên hệ ngay với S-River nhé.

LAYOUT LÀ GÌ, CÁCH DÀN TRANG, SẮP XẾP BỐ CỤC TRONG THIẾT KẾ

Trong bài viết này, S-River sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm layout là gì, cũng như hướng dẫn cách dàn trang, sắp xếp bố cục trong thiết kế sao cho hợp lý, để có thể tạo được ấn tượng lớn tới với mắt của người xem.

Layout là gì?

Layout là hệ thống sắp xếp các yếu tố đồ họa, và nội dung trên bất cứ thiết kế nào để tạo sự nhất quán cho toàn bộ ấn phẩm của mình. Các tỷ lệ căn lề, khoảng cách giữa các nội dung, sắp xếp bố cục là những phần quan trọng nằm trong dàn trang layout. 

Sự quan trọng của dàn trang layout, bố cục trong thiết kế

Không một ai có thể phủ nhận rằng để có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng, designer cần nắm rõ quy trình cũng như cách thức để triển khai. Thiết kế nói chung cũng không hề khác so với việc chơi một loại nhạc vụ hoặc cả nấu một bữa ăn. Hệ thống layout, bố cục chính là công thức để tạo nên một món ăn tuyệt vời. Chính vì lí do này, các doanh nghiệp có xu hướng tìm kiếm một đội ngũ thiết kế dàn trang uy tín để có layout thẩm mỹ và phù hợp nhất.  

Các hệ thống dàn trang layout và bố cục

Dưới đây là các cấu trúc thường thấy khi xây dựng hệ thống layout và bố cục cho thiết kế. Cùng khám phá nhé:

1. The grid – Hệ thống lưới

” Hệ thống lưới là một phần quan trọng trong thiết kế đồ họa. Nó đẩy nhanh quá trình thiết kế bằng cách giúp các designer xác định vị trí nào nên đặt loại nội dung nào.” – @troytempleman

Hầu hết các designer chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề sẽ thấy hệ thống lưới “vô hình” chạy trong đầu của họ mỗi lần thiết kế. Lý do đơn giản các designer ưa thích sử dụng hệ thống layout này bởi: Grid làm cho các sản phẩm thiết kế trông gọn gàng hơn, hiệu quả hơn và có tính ứng dụng cao hơn.

Hệ thống lưới mang lại nhiều ưu điểm không chỉ cho mỗi các sản phẩm thiết kế, mà còn cả quá trình tạo ra thiết kế đó nữa. Giả dụ rằng bạn muốn thiết kế nhiều tấm poster nhằm mục đích truyền thông cho sự kiện, hãy bám sát hệ thống lưới của mình để sắp xếp các yếu tố ngày tháng, thời gian, hình ảnh, màu sắc,… từ đó bạn có thể tạo ra sự nhất quán trong các poster của mình. Hơn thế nữa, chúng còn tiết kiệm được rất rất nhiều thời gian để chỉnh sửa và tinh chỉnh sau này.

Nếu bạn chưa bao giờ sử dụng hệ thống lưới, bạn nên bắt tay vào áp dụng luôn và ngay.

Hệ thống lưới trong thiết kế layout (Ảnh: Infinum)
Hệ thống lưới trong thiết kế layout (Ảnh: Infinum)

2. Nhấn mạnh và tỷ lệ

Mẫu quảng cáo trên đây sử dụng màu sắc và tỷ lệ cân bằng để nhấn mạnh vào hình ảnh của chiếc bánh, điểm tập trung nhất của thiết kế này.

Mắt của người xem thông thường cần các khoảng trống để nghỉ ngơi hoặc điểm nào đó nổi bật để tập trung, nếu không họ sẽ chỉ nhìn thoáng qua thiết kế của bạn và bỏ đi.

Để truyền tải thông điệp tới người xem rằng đâu là điểm chính, vật thể chính mà họ cần phải tập trung, thì bạn cần sử dụng hệ thống dàn trang layout có yếu tố chính phụ và cân bằng này. Trước khi bắt tay vào thiết kế, bạn hãy xác định rõ ràng điểm tập trung trong thiết kế, và điều hướng mắt của người xem dựa trên cấu trúc của hệ thống bố cục.

Tỉ lệ trong thiết kế layout (Ảnh: Company Folders)
Tỉ lệ trong thiết kế layout (Ảnh: Company Folders)

3. Sự cân bằng

Liệu có phải mọi thứ trên đời này đều hướng tới sự cân bằng hoàn hảo? Thiết kế cũng vậy. Những nhà thiết kế luôn luôn phải thay đổi các yếu tố khác nhau trong sản phẩm của mình để hướng tới sự hài hòa và cân bằng. Dưới đây là 2 ví dụ đơn giản về việc thiếu sự cân bằng trong sắp xếp bố cục, thiếu đi khoảng trắng giữa các chi tiết khiến cho thiết kế cho nên vô cùng “nhức mắt”

Hãy ghi nhớ trong đầu rằng, trong thiết kế, khoảng trắng (white-space) cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Giúp cho các chi tiết khác có khoảng trống để thở, và tạo sự cân bằng cần thiết cho thiết kế.

4. Quy Tắc 1 phần 3

Khá giống trong nhiếp ảnh, quy tắc 1 phần 3 cũng là một trong những hệ thống layout quan trọng giúp bạn có một bố cục tuyệt vời trong thiết kế. Nó là một tiêu chuẩn cơ bản giúp cho sản phẩm của bạn có được sự hiệu quả.

Chia thiết kế của bạn thành 3 cột và 3 hàng. Tại các điểm giao nhau của các hàng và cột này, bạn nên đặt các chủ thể chính cũng như các yếu tố hỗ trợ khác. Nếu như bạn đang gặp vấn đề trong việc tạo ra sự cân bằng trong bố cục thiết kế của mình. Quy tắc 1 phần 3 chắc chắn sẽ trở thành người bạn vô cùng tuyệt vời.

5. Quy tắc “số lẻ”

Một mẫu thiết kế logo sử dụng Quy tắc “số lẻ” đề điều hướng mắt người xem vào điểm tập trung.

Hiểu một cách đơn giản, quy tắc “số lẻ” chỉ ra rằng, một hệ thống layout có các yếu tố là số lẻ (khoảng 3 vật thể) thường sẽ đạt được hiệu quả cao. 2 vật thể phía ngoài tạo ra sự cân bằng cho điểm tập trung ở giữa, tạo ra sự đơn giản và tự nhiên cho thiết kế. Quy tắc “số lẻ” này được sử dụng trong thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu khá giống nhau. 

Số lẻ là lựa chọn vàng trong thiết kế layout (Ảnh: JPWeb)
Số lẻ là lựa chọn vàng trong thiết kế layout (Ảnh: JPWeb)

Bài viết này chỉ đưa ra tổng quan về các cách tiếp cận khác nhau mà designer thường sử dụng trong quá trình thiết kế. Những quy tắc về layout và bố cục trên đây đã và đang đem lại hiệu quả, tạo ra tác động lớn tới người xem. Để có thể tạo ra sự bứt phá khỏi các quy luật thường thấy này, trước tiên bạn cần thấu hiểu thật rõ về chúng đã nhé. Mong những thông tin S-River chia sẻ sẽ có ích cho bạn. 

Nguồn: Mekoong

CÁCH THIẾT KẾ DÀN TRANG TẠP CHÍ, SÁCH BÁO HIỆU QUẢ

Thiết kế dàn trang sách, báo hay tạp chí luôn luôn có những cách thức hay có những kiểu thiết kế nhất định, tuy nhiên những điều này không phải ai cũng biết và thường thì thiết kế theo kiểu nào còn tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, phong cách của người thiết kế dàn trang và cả hơi hướng của thời đại. Đồng thời việc nắm rõ quy luật hay bố cục của các Layout sẽ giúp cho người thực hiện nhanh chóng hoàn thành được dự án của mình. Trong bài viết này, hãy cùng S-River khám phá một số kiểu thiết kế dàn trang sách, báo và tạp chí.

  1. Layout tạp chí kiểu thông thường.

Đây có thể được coi là kiểu thiết kế dàn trang tạp chí đơn giản nhất. Với layout tạp chí kiểu thông thường, tiêu đề bài viết thường được đặt ở góc trên bên trái, người đọc sẽ thấy phần đầu của trang báo trước. Thiết kế này rất lý tưởng cho những ấn phẩm cung cấp nhiều thông tin.

Layout tạp chí cơ bản (Ảnh: Flip180).
Layout tạp chí cơ bản (Ảnh: Flip180).
  1. Layout tạp chí kiểu cổ điển

Kiểu thiết kế dàn trang  tạp chí này cũng được sử dụng rất phổ biến, nó không quá khác biệt so với layout tạp chí kiểu thông thường, ngoài việc tiêu đề của bài viết được đặt ở giữa và ở đầu trang, phần thân bài thường được chia thành 2 cột. Layout này là dấu ấn của thời kỳ máy in ống đồng, hiện nay vẫn còn được sử dụng khá nhiều.

  1. Layout tạp chí kiểu hiện đại

Thiết kế dàn trang này xuất hiện lần đầu vào thập niên 70, tại thời điểm đó người ta bắt đầu dám từ bỏ mô hình thiết kế cũ, chẳng hạn như sắp xếp phần chữ thành một cột. Trái ngược với thiết kế trước đây, kiểu layout tạp chí này thể hiện nhiều hình ảnh hơn. Typography cũng bắt đầu được chăm chút để gây hiệu quả thị giác ấn tượng hơn.

Layout tạp chí hiện đại (Ảnh: Pinterest).
Layout tạp chí hiện đại (Ảnh: Pinterest).
  1. Layout tạp chí kiểu kĩ thuật.

Thiết kế này rất phù hợp cho những người thực tế và yêu thích khoa học. Tại sao? Bởi vì kiểu layout tạp chí này thường sử dụng những con số, những đoạn văn bản và có xu hướng phân chia nổi bật, rõ ràng. Với kiểu layout đặc biệt này, một bài báo thường sẽ nằm gọn trong 1 trang (hoặc trang giữa), người đọc không cần đọc tiếp sang trang sau để tập trung vào chủ đề mà nội dung bài viết đề cập. Thường người đọc không đọc nội dung theo thứ tự mà họ sẽ chọn họ sẽ chọn bất kỳ chủ đề nào họ thích.

Layout tạp chí kĩ thuật (Ảnh: World Brand Design).
Layout tạp chí kĩ thuật (Ảnh: World Brand Design).

Nếu bạn đang băn khoăn không biết phải thiết kế layout thế nào, tại S-River có dịch vụ thiết kế dàn trang hiệu quả, hãy liên hệ với S-RIVER chúng tôi để được tư vấn, giúp đỡ.

Nguồn: Marketing Box

SALES KIT LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SALES KIT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Đối với những doanh nghiệp kinh doanh thương mại, khái niệm sales kit chính là gì đã chưa còn lạ lẫm. Sở hữu một bộ sales kit với phong cách thiết kế độc lạ, ấn tượng cũng sẽ giúp hình ảnh của doanh nghiệp của bạn trong mắt người mua trở nên chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Hãy cùng S-River tìm hiểu kĩ hơn những điều cần biết về bộ sales kit. 

Sales kit là gì?

Sales kit là bộ tài liệu bán hàng gồm có tài liệu, mẫu biểu, đồ vật văn phòng mà nhân viên cấp dưới kinh doanh thương mại cần phải mang theo mỗi khi tiếp xúc với người mua. Thông thường, sales kit sẽ được phong cách thiết kế dựa trên bộ nhận diện của tên thương hiệu với tông màu chủ yếu, logo, slogan của doanh nghiệp. Giống như bộ nhận diện thương hiệu, sales kit được coi là một công cụ đắc lực cho team kinh doanh thương mại. Vì vậy, trước mỗi buổi tiếp xúc người mua, nhân viên cấp dưới kinh doanh thương mại phải đã được trang bị vừa đủ những tài liệu, đồ vật thiết yếu của một bộ sales kit để hoàn toàn có thể chinh phục được “ cá mập ” .

Một bộ sales kit đầy đủ gồm những gì?

Danh thiếp kinh doanh (name card)Folder: tất cả các tài liệu hỗ trợ bán hàng Profile công ty: những thông tin cơ bản về công ty của bạn Catalogue/Brochure: tài liệu, thông tin về các sản phẩm, dự án cũng như các đối tác mà doanh nghiệp bạn hợp tác. Bảng báo giá: bảng tổng hợp báo giá sản phẩm , dịch vụ mà công ty cung cấp bộ tờ sản phẩm: hình ảnh thực tế về một số sản phẩm nổi bật của doanh nghiệp. Các tài liệu quảng bá khác: thông tin chi tiết về các chương trình khuyến mãi, bộ sưu tập mới, chương trình chiết khấu, voucher…Một số sản phẩm khác: huy hiệu, tờ rơi, CD,..

Thiết kế sales kit chuyên nghiệp

Bước 1: Lên ý tưởng chủ đề

Mỗi doanh nghiệp cũng sẽ có những đặc thù riêng đồng thời thông điệp mang lại cho khách hàng cũng khác nhau. Sale kit chính là hình ảnh thu nhỏ của doanh nghiệp vì vậy việc lên ý tưởng chủ đề có một vai trò rất quan trọng. 

Bước 2 : Xây dựng nội dung

Những thông tin cần có trong sale kit thường phải ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn phải giúp người đọc thấy đã được những điều mà công ty của bạn hoàn toàn có thể mang lại cho họ khi hợp tác .

Bước 3 : Thiết kế

Làm thế nào để biến những ý tưởng sáng tạo trong đầu thành những hình ảnh trong thực tiễn yên cầu team design phải thật sự hiểu được những thông điệp, ý nghĩa mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Vì vậy hoàn toàn có thể nói bước phong cách thiết kế có một vai trò đặc biệt quan trọng quan trọng, quyết định hành động tới 90 % hiệu suất cao của sales kit mang lại cho doanh nghiệp. Chính vì lý do này, chủ yếu doanh nghiệp sẽ giao cho những dịch vụ thiết kế thuê ngoài để đạt hiệu quả cao nhất. 

Bước 4 : In ấn

Tại bước này, doanh nghiệp phải chọn đã được một địa chỉ in ấn thật sự uy tín để đảm bảo chất lượng.

Một số mẫu ấn tượng

Mẫu sales kit 01 (Ảnh: Hotel Job)
Mẫu sales kit 01 (Ảnh: Hotel Job)
Mẫu sales kit 02 (Ảnh: Hotel Job)
Mẫu sales kit 02 (Ảnh: Hotel Job)
Mẫu sales kit 03 (Ảnh: Hotel Job)
Mẫu sales kit 03 (Ảnh: Hotel Job)
Mẫu sales kit 04 (Ảnh: Hotel Job)
Mẫu sales kit 04 (Ảnh: Hotel Job)
Mẫu sales kit 05 (Ảnh: Hotel Job)
Mẫu sales kit 05 (Ảnh: Hotel Job)

Nếu bạn đang băn khoăn về phong cách thiết kế hoặc in ấn sales kit, hãy để S-River đồng hành với bạn. 

Nguồn: Hotel Job

NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ ICON CHO WEBSITE

Icon vốn không còn quá xa lạ với người dùng của các nền tảng xã hội, như Facebook, Zalo, Twitter,… Chúng thường xuất hiện phần lớn tại các app của màn hình điện thoại, máy tính, bảng chỉ dẫn biển hiệu,… Người dùng có thể sử dụng icon dưới nhiều mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu là để bày tỏ cảm xúc. Vậy icon và nguyên tắc thiết kế icon website là gì?

Hãy cùng S-River tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!  

1. Định nghĩa

Theo “Design System Grammar” của Daniel Eden, Icon được định nghĩa là một thành phần dùng để tạo nên button, link, navigation, description. Nói một cách dễ hiểu hơn, “Icon” được hiểu là biểu tượng, hình tượng đại diện cho một chương trình, tính năng hoặc tệp. Cấu tạo của Icon sẽ bao gồm line, shape, space, meaning.

2. Phân loại

Tuỳ vào chức năng, hình thức và ý nghĩa khác nhau, icon được phân loại như sau: 

Phân loại icon theo chức năng

  • Clarifying icon: Được sử dụng để giải nghĩa
  • Decorative icon: Được sử dụng để trang trí
Một dạng Clarifying icon (Ảnh: Depositphotos)
Một dạng Clarifying icon (Ảnh: Depositphotos)

Phân loại theo hình thức

  • Lineal icon: Biểu tượng được thiết kế chỉ dùng các nét
  • Glyph icon: Biểu tượng được thiết kế chỉ dùng các mảng
  • Flat icon: Biểu tượng được thiết kế dùng nét, mảng, nhiều chi tiết hơn và tạo cảm giác minh hoạc nhiều hơn
Một dạng Lineal Icon (Ảnh: Icons8)
Một dạng Lineal Icon (Ảnh: Icons8)

Phân loại theo ý nghĩa

  • Iconic icon: Biểu tượng mang tính hoán dụ (có nét gần gũi, dễ liên tưởng)

Ví dụ như biểu tượng ngôi nhà trên điện thoại sẽ đại diện cho nút “home”, hoặc hình bao thư đại điện cho “gmail” hoặc hộp thư điện thoại.

  • Symbolic Icon: Biểu tượng mang tính ẩn dụ (có nét tương đồng)

Ví dụ như dấu X không tồn tại ngoài đời thật nhưng lại là biểu tượng được quy ước và mang ý nghĩa là việc gì đó không chính xác, không đạt, hoặc hủy bỏ. Chính vì thế nên dấu gạch chéo X được sử dụng để biểu tượng cho sự từ chối hoặc sai sót.

Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng và ngữ cảnh thì người dùng có thể kết hợp nhiều loại icon để thể hiện nội dung một cách rõ ràng và nhanh gọn nhất. 

Một dạng Iconic Icon (Ảnh: Creative Market).
Một dạng Iconic Icon (Ảnh: Creative Market).

 Vai trò và nguyên tắc của icon trong thiết kế Web

Vai trò của icon trong thiết kế Web

Mặc dù kích thước nhỏ và không mang ý nghĩa quá sâu sắc, nhưng icon trong thiết kế Web lại đóng vai trò rất quan trọng. Vì qua các biểu tượng, những thông tin sẽ được chỉ ra một cách rõ ràng và tạo được điểm nhấn, thu hút sự chú ý của người dùng.

Nói ngắn gọn thì trong thiết kế Web, icon đóng vai trò giúp:

  • Thu hút sự chú ý
  • Hiểu ý nghĩa của thiết kế
  • Điều hướng giao diện
  • Tiết kiệm không gian trực quan
  • Tạo kết nối với người dùng

Các nguyên tắc quan trọng để tạo icon trong thiết kế Web

  • Tính đơn giản – Simplicity

Để tạo ra một icon tốt và hữu ích, thì sự đơn giản và độ nhận diện cao là những điều kiện chúng cần phải có. Điều này nghĩa là, thông qua icon, người dùng có thể hiểu đại khái ý nghĩa mà designer hoặc nhà phát hành muốn truyền tải. Nếu một icon có nhiều hơn 3 màu thì nó không còn là biểu tượng đơn thuần nữa, mà sẽ được coi là hình minh hoạ. Không những thế, icon khi có chứa nhiều yếu tố dư thừa có thể làm cản trở nhận thức, mất tập trung và gây hiểu lầm cho người dùng.

Mẫu icon đơn giản (Ảnh: Widget Club).
Mẫu icon đơn giản (Ảnh: Widget Club).
  • Tính thông tin

Mặc dù sự đơn giản là cần thiết đối với icon nhưng nó cũng cần đi kèm với tính thông tin. Nghĩa là, biểu tượng cần phải mang ý nghĩa rõ ràng, người dùng chỉ cần nhìn qua cũng có thể hiểu được tác dụng của icon đó để làm gì. Chính vì thế, nhiệm vụ của Designer là loại bỏ đi những yếu tố không cần thiết và lựa chọn thiết kế phù hợp để truyền tải được nội dung hay thông tin ngay lập tức. Hơn nữa, biểu tượng cũng cần phổ biến, quen thuộc với các nền văn hoá, độ tuổi và nguồn gốc khác nhau.

Icon mang tính thông tin cao (Ảnh: Minnesota.gov).
Icon mang tính thông tin cao (Ảnh: Minnesota.gov).
  • Sự thống nhất của phong cách

Sự thống nhất của phong cách liên quan đến việc các biểu tượng thiết kế cần phản ánh được bản chất và giá trị của thương hiệu. Đa số các Designer thường sử dụng các icon có sẵn từ bộ sưu tập hoặc lấy chúng làm cơ sở để sáng tạo nên các thiết kế mới. Sự thống nhất này sẽ hỗ trợ cho xây dựng thương hiệu và đơn giản hóa việc điều hướng, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Một bộ icon phải đảm bảo đồng nhất về phong cách (Ảnh: Shutterstock).
Một bộ icon phải đảm bảo đồng nhất về phong cách (Ảnh: Shutterstock).
  • Tính độc đáo

Sự khác biệt của một biểu tượng so với các thiết kế khác sẽ hiện lên tính duy nhất và độc đáo của icon. Trong quá trình sử dụng Web, người dùng sẽ cảm thấy khó hiểu và không đánh giá cao những biểu tượng có thiết kế đẹp, nhưng lại khó phân biệt bằng mắt thường. Chính vì thế, Designer cần sử dụng phép ẩn dụ để lựa chọn hình ảnh phù hợp theo hướng lạ mắt và tạo điểm nhấn. Ngoài những lợi ích mà nguyên tắc này đem lại cho người dùng thì nó còn góp phần giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt và độc đáo riêng.

Bài viết trên đây của S-River đã đưa ra những thông tin cơ bản và nguyên tắc thiết kế icon cho Web. Chúng tôi mong rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích cho bạn trong quá trình thiết kế !

Nguồn: Mekoong.

7 CÔNG NGHỆ IN ẤN PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY

Các công nghệ in hiện nay ngày càng phát triển hiện đại trong lĩnh vực in màu. Hãy cùng S-River tìm hiểu các kỹ thuật in phổ biến như: in offset, in flexo, in kỹ thuật số, in ống đồng, in lụa (in lưới), in typo và in laser.

CÔNG NGHỆ IN OFFSET

Là công nghệ in ấn hiện đại nhất và phổ biến nhất hiện nay. Trong kỹ thuật in offset; phần tử in được hiển thị trên ống bản kẽm, trong đó các phần tử in bắt mực và phần tử không in bắt nước. Sau đó, ống bản kẽm này ép hình ảnh, chữ đã dính mực in được ép lên các tấm cao su (hay còn được gọi là các tấm offset) trước rồi ép từ tấm cao su này lên giấy in. Một máy in offset bao gồm các bộ phận: Ống bản (bản kẽm), Trục cao su, Bộ phận nạp giấy, Bộ phận cấp mực, Bộ phận cấp ẩm, Bộ phận trung chuyển, Bộ phận ra giấy.

công nghệ in ấn phổ biến

Công nghệ in offset

Đặc điểm của công nghệ in offset:

  • In offset là công nghệ in ấn hiện đại nhất và được sử dụng rộng dãi nhất hiện nay trong việc in ấn thương mại.
  • Chất lượng hình ảnh sắc nét và sạch sẽ
  • Khả năng ứng dụng trên nhiều chất liệu in và bề mặt
  • Chế tạo bản in dễ dàng và nhanh hơn với sự hỗ trợ của máy tính
  • Các bản in có tuổi thọ lấu hơn vì không trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.
  • Chi phí số lượng lớn rẻ.
  • Công suất đáp ứng số lượng lớn nhanh.

CÔNG NGHỆ IN FLEXO

In flexo (Flexography) là công nghệ in có bản in nổi được tạo bằng cao su hoặc nhựa polyme. Các bản in được tạo ra bằng phương pháp kỹ thuật số hoặc analog. Các phần từ cần in có bề mặt nổi cao hơn các phần tử không in trên bản in. Mực được chuyển từ khay mực sang một trục quay tròn được nhúng một phần trong khay mực. Trục này quay tròn và tiếp xúc với một trục anilox có khả năng giữ một lượng mực cụ thể vì nó chứa hàng ngàn giếng nhỏ.

Trục anilox quay tròn tiếp xúc với tầm bản in với độ dày mực đồng đều và nhanh chóng. Bản in quay quanh trục tròn tiếp xúc với bề mặt cần in để cho ra hình ảnh cần in. Hình ảnh trên khuôn in là ngược chiều. Để đảm bảo lượng mực vừa đủ, không quá nhiều trên bản in; Một thanh gạt mực được sử dụng để gạt mực thừa trên trục anilox trước khi trục anilox tiếp xúc với bản in. Để ép bề mặt tiếp xúc đều với bản in. một trục ép bằng cao su ép bề mặt cần in vào bản in.

In flexo thường được ứng dụng in trên nhiều bề mặt vật liệu khác như: nhựa, giấy bạc, film, tem nhãn, thùng carton bao bì, in cốc và đặc biệt là các sản phẩm in dạng cuộn.công nghệ in ấn phổ biến

Công nghệ in flexo

Đặc điểm của công nghệ in Flexo:

  • Là công nghệ đã lâu đời
  • Bề mặt in bị lem hoặc dính mực không đều do nhiệt độ trên trục không ổn định
  • Bề mặt in bị lem mực do các thanh gạt không gạt hết mực.
  • Thải nhiều độc hại ra môi trường
  • Giá thành bản in thường cao
  • Chỉ phù hợp in số lượng lớn

CÔNG NGHỆ IN ỐNG ĐỒNG

In ống đồng hay còn gọi là kỹ thuật in lõm. Cấu tạo gồm một trục đồng có bề mặt khắc các phần tử in lõm xuống, các phần tử không in nồi lên. Một bộ phận cấp mực trên bề mặt trục đồng, các hạt mực sẽ được chứa trong các lỗ lõm. Để tránh mực trên bề mặt nồi, sẽ có một gạt mực làm sạch mực thừa. Trục đồng này ép trực tiếp lên bề mặt cần in để tạo ra hình ảnh. Mặc dù không phải quy trình in phổ biến ngày nay, nhưng in ống đồng vẫn được sử dụng trong in bao bì, in trên màng mỏng như plyester, OPP, nylon và Pe có nhiều độ dày khác nhau.

công nghệ in ấn phổ biến

Công nghệ in ống đồng

Đặc điểm của in ống đồng:

Ưu điểm:

  • In khối lượng lớn mà không giảm chất lượng in
  • Cho chất lượng hình ảnh tốt
  • In số lượng lớn có chi phí thấp cho mỗi đơn vị sản phẩm

Nhược điểm:

  • Chi phí ban đầu cao do việc tạo bản in chi phí cao
  • Thời gian tạo bản đồng để in lâu
  • Chữ và đường bị vỡ thành ảnh

CÔNG NGHỆ IN KỸ THUẬT SỐ

In kỹ thuật số là phương pháp in ấn hiện đại áp dụng công nghệ kỹ thuật số máy tính vào in ấn. Hình ảnh từ file thiết kế được máy tính phân tích, tự động pha mực và đầu phun của máy in phun mực ngay lập tức trực tiếp tư lên bề mặt cần in.

công nghệ in ấn phổ biến

Công nghệ in kỹ thuật số

Đặc điểm của in kỹ thuật số:

Ưu điểm:

  • In ấn ngay tại nhà hoặc văn phòng.
  • Phù hợp với in card visit, in phong bì, tiêu đề thư số lượng ít.
  • Phù hợp để in dữ liệu biến đổi.
  • Phù hợp in ảnh.
  • In theo yêu cầu riêng cho cá nhân như ảnh cưới.
  • In bạt, in banner quảng cáo, băng rôn khẩu hiệu, biểu ngữ ngoài trời…
  • In được trên nhiều bề mặt và độ dày của chất liệu.
  • Chi phí in rẻ hơn khi in số lượng ít.

Nhược điểm:

  • Tốc độ chậm hơn in offset
  • Không phù hợp để in số lượng lớn catalogue, phong bì, sách, báo…
  • Chất lượng hình ảnh không sắc nét bằng kỹ thuật in offset

CÔNG NGHỆ IN LỤA (IN LƯỚI)

In lụa (ngày nay gọi là in lưới) dựa trên nguyên lý chỉ một phần mực được thấm qua lưới in và dính trên bề mặt in. Bởi trước đó một số mắt lưới khác đã bị bị kín bởi hóa chất chuyên dùng. In lưới có vài dạng như: in lưới trên bàn thủ công, in lưới bằng máy cơ khí, in lưới bằng máy in tự động. In lụa gồm những công đoạn: làm khuôn in, chế tạo bản in, dao gạt, pha chế chất tạo màu, hồ in và in.công nghệ in ấn phổ biến

Công nghệ in lụa

Đặc điểm của in lụa:

  • In được trên mọi vật liệu chỉ cần có mực in phù hợp
  • In được trên các sản phẩm đã gia công hoàn thiện: như in lịch phôi sẵn, in cốc, in bóng bay,
  • In lụa thường có tốc độ chậm
  • Sau khi in phải phơi, là, sấy để khô mực và hồ in.

CÔNG NGHỆ IN TYPO

công nghệ in ấn phổ biến

Công nghệ in typo

CÔNG NGHỆ IN LASER

Là kỹ thuật in dựa trên nguyên lý tĩnh điện gián tiếp, Phần quan trọng nhất của máy in laser là trống cảm quang được phủ một lớp film hợp chất selen nhạy sáng có đặc điểm là trong bóng tối nó có điện trở rất cao và hoạt động như một tụ điện. Trống được tích điện cao thế khi lăn qua cây tích điện.

công nghệ in ấn phổ biến

Công nghệ in laser

Nguyên lý hoạt động: Tia laser được quét lên trống cảm quang qua gương đa giác quay liên tục. Tia laser lần lượt quét lên bề mặt trống. cường độ tia laser mạnh yếu tùy thuộc vào độ đậm nhạt của điểm ảnh. Tại những vị trí khác nhau trên trống cảm quang sẽ có điện trở khác nhau. Khi lăn qua dây tích điện sẽ có điện tích khác nhau và hút mực nhiều hay ít tùy thuộc và điểm tích điện khi trống lăn qua hộp mực và tạo lên hình ảnh cần in.

Khi trống lăm qua bề mặt giấy in, nội dung cần in được truyền lên giấy. In laser sử dụng mực dạng bột. Bột mực được nấu chảy khi tờ giấy đi qua trục sấy với nhiệt độ khoảng 260 độ C và cùng với lực ép của trục sáy mực in nóng chảy sẽ bám chặt lên mặt giấy. In laser màu cũng có nguyên lý như in laser đen trắng nhưng thay vì 1 hộp mực đen trắng; nó sẽ có thêm các hộp mực màu cơ bản: đen, vàng, magenta và cyan.

Đặc điểm của in laser

  • Phù hợp với in tại văn phòng
  • Tốc độ nhanh hơn in phun kỹ thuật số
  • In dữ liệu biến đổi
  • Chất lượng in với máy in văn phòng thấp
  • Đối với hệ thống in laser khổ lớn hiện nay. Chi phí đầu tư máy lớn.
  • Chất lượng in kém hơn in offset
  • Phù hợp với in số lượng ít, cần lấy ngay vì từ file thiết kế in thẳng lên giấy
  • In số lượng lớn có chi phí cao

Trên đây là một số công nghệ in ấn sẽ giúp các bạn tạo ra nhiều sản phẩm in ấn chất lượng, đẹp và phù hợp với sản phẩm của các doanh nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ thiết kế bao bì, ấn phẩm truyền thông hãy liên hệ với S-River nhé. 

HỘI THẢO: “CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 2023 VÀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT RỦI RO DÀNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP THỰC PHẨM”

Vào ngày 25 tháng 02 năm 2023, tại hội trường Tầng 1, Trung tâm Văn hoá ULIS – Jonathan KS Choi, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hội thảo ”Cập nhật chính sách thuế năm 2023 và lập kế hoạch kiểm soát rủi ro thuế dành cho doanh nghiệp thực phẩm” đã được diễn ra, hướng tới mục đích giúp doanh nghiệp trang bị các kiến thức về thuế, những thay đổi mới trong chính sách thuế và quản trị những rủi ro về thuế có thể gặp phải, góp phần cho doanh nghiệp vận hành trơn tru, hiệu quả. Tại sự kiện này, S-River đã có cơ hội góp mặt trong các gian hàng trưng bày của sự kiện.