PANTONE CÔNG BỐ MÀU SẮC CHỦ ĐẠO 2023: VIVA MAGENTA

Trước sự mong chờ của công chúng, Pantone đã công bố những hình ảnh về màu sắc chủ đạo của năm 2023 này: Pantone 18-1750 Viva Magenta. Sau đây, hãy cùng S-River khám phá sự độc đáo của mã màu này.

Về Viva Magenta

Được lấy cảm hứng màu thuốc nhuộm có nguồn gốc từ một loài bọ, Viva Magenta còn được gọi là “rung động với sức sống”. So với Very Peri của 2022 – một màu sắc của năng động, sáng tạo và giàu trí tưởng tượng, Viva Magenta của 2023 có phần mãnh liệt, mạnh mẽ, dũng cảm và quyền lực hơn. Song, mang trong mình một phần sắc đỏ rực rỡ nhưng vẫn được trung hòa lại bằng sự mát mẻ nhất định của sắc xanh lam, màu chủ đạo năm 2023 cũng truyền tải động lực và sự tích cực dành cho người làm sáng tạo. Trong bài giới thiệu của mình, Pantone tin rằng đây là màu sắc có thể viết nên những điều mới mẻ.

Giới thiệu về màu Viva Magenta được Pantone công bố (Ảnh: Pantone)
Giới thiệu về màu Viva Magenta được Pantone công bố (Ảnh: Pantone)

Sống động với Magentaverse

Không chỉ vậy màu sắc chủ đạo của năm nay còn gắn với lần đầu tiên ra mắt của “Magentaverse” – biểu tượng cho sự kết hợp giữa khả năng sáng tạo của con người và Trí tuệ nhân tạo. Sắc màu đầy bí ẩn và quyền lực được chiếu dưới ánh sáng kỹ thuật số mờ ảo, quả thực đây là một màn trình diễn độc đáo, cho phép con người trải nghiệm trong một không gian đa chiều, tự do và phá vỡ mọi giới hạn. Có thể nói, đây là dẫn chứng rõ ràng nhất cho khả năng truyền cảm hứng của Viva Magenta mà Pantone có đề cập phía trên. Cụ thể, “Pantone chào đón bất kỳ ai có cùng động lực sống tích cực và tinh thần nổi loạn”.

Thế giới Magentaverse sống động (Ảnh: Pantone)
Thế giới Magentaverse sống động (Ảnh: Pantone)

Viva Magenta trong thiết kế của các nhà sáng tạo

Có thể thấy, tone màu Viva Magenta xuất hiện trong đời sống hàng ngày không chỉ thể hiện cá tính, song còn là nguồn gợi cảm hứng sáng tạo và sự tích cực cho người dùng.
Có thể thấy, tone màu Viva Magenta xuất hiện trong đời sống hàng ngày không chỉ thể hiện cá tính, song còn gợi cảm hứng sáng tạo và sự tích cực cho người dùng (Ảnh: Pantone).
Kết hợp với hình ảnh thiên nhiên, thiết kế của Tery Se thể hiện rõ ràng ý tưởng vốn có của Viva Magenta: sức sống, giàu trí tưởng tượng và sáng tạo.
Kết hợp với hình ảnh thiên nhiên, thiết kế của Tery Se thể hiện rõ ràng ý tưởng vốn có của Viva Magenta: sức sống, giàu trí tưởng tượng và sáng tạo (Ảnh: Tery Se).
Thiết kế của Motorola rực rỡ trong tone màu chủ đạo của năm 2023 (Ảnh: Pantone)
Thiết kế của Motorola rực rỡ trong tone màu chủ đạo của năm 2023 (Ảnh: Pantone)

Hãy theo dõi chúng tôi để có nhiều thông tin bổ ích nhé. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập và làm việc. S-River xin cảm ơn!

Nếu bạn gặp khó khăn, hãy tham khảo dịch vụ của S-River Creative Agency!

Nguồn: Pantone

MỘT SỐ THIẾT KẾ LẤY CẢM HỨNG TỪ CHẤT LIỆU DÂN GIAN VIỆT NAM NỔI BẬT NHẤT HIỆN NAY

Năm 2019 vừa qua đánh dấu nhiều hoạt động sôi nổi của giới thiết kế với vô vàn sự kiện đáng nhớ và rất nhiều những tác phẩm độc đáo được trình làng. Hãy cùng S-River điểm qua một số thành tựu nổi bật trong việc đưa yếu tố văn hóa truyền thống vào sản phẩm thương mại nhé!

Góc nhìn mới lạ về “ma quỷ” và văn hóa dân gian Việt Nam qua thiết kế lịch năm mới Kỷ Hợi

Nếu như hình ảnh “ma qủy” trong truyền thuyết phương Tây hay các nước Đông Á khác đã trở nên khá phổ biến đối với giới trẻ thì những câu truyện dân gian Việt Nam cùng chủ đề lại chưa mang được hiệu ứng tương tự. Trong năm 2019, Kay Trinh mang đến góc nhìn hoàn toàn mới cho sáu truyền thuyết ma quỷ trong những câu chuyện kể dân gian giúp người dùng có thêm hiểu biết về các “ma vật” cũng như lan tỏa văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Họa tiết dân gian trong thiết kế

Nét sáng tạo, độc đáo trong bộ lịch năm mới Kỷ Hợi của tác giả Kay Trinh nằm ở nghệ thuật lồng ghép các nhân vật truyền thuyết vào với hình ảnh con lợn xuyên suốt bộ lịch bao gồm: Đầu Trâu (Bullhead), Mặt Ngựa (Horseface), Ma Cà Rồng Việt Nam, Chó đội nón mê (Chó quỷ có mũ rơm), Ma Trơi (Ghostly Fireball) và Thầy Pháp (Witch Doctor).

Họa tiết dân gian trong thiết kế

Tác giả sử dụng các bộ màu tương phản gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, tạo cảm giác huyền ảo. Kết hợp cùng màu sắc, phong cách minh họa của Kay Trinh lột tả rõ nét dữ dằn đặc trưng của các loại ma quỷ nhưng vẫn giữ được chất nhẹ nhàng, gần gũi với người xem. Khi các bộ lịch năm mới thường chỉ sử dụng hình ảnh linh vật của năm, thế giới ma quỷ mà Kay Trinh đem đến tựa làn gió vừa mới mẻ, vừa lạ lùng, điểm thêm vào bức tranh sáng tạo năm 2019. Ảnh: Kay Trinh

“Bội Thu” quà Tết cùng “The Bloom – The gift from Vietnam Nature”

“Bội Thu” quà Tết cùng “The Bloom – The gift from Vietnam Nature” Cũng là một sản phẩm được ra mắt trong dịp tết Kỷ Hợi, thiết kế của “Bội Thu” mang cảm hứng từ bức tranh Hàng Trống “Canh nông vi bản” (Nghề nông là căn bản) thuộc dòng tranh thế sự. Bức tranh tái hiện lại công việc vụ mùa kể từ lúc tát nước, gieo mạ cho đến khi gặt lúa, xay, giã, giần, sàng diễn ra hàng tháng trời chỉ trong một khung hình.

Họa tiết dân gian trong thiết kế

Với ý tưởng đó, nhóm thiết kế của S-River đã kết hợp cùng với nhóm thiết kế của The Bloom cho ra đời mẫu bao bì thể hiện cảnh sắc mùa màng vui tươi với người nông dân gặt lúa, gánh lúa, chú trâu đi cày ruộng,… Các nhà thiết kế cũng tinh tế sử dụng họa tiết nước tượng trưng cho nền văn minh lúa nước để tạo nên mối liên kết tổng thể xuyên suốt sản phẩm. 

“Bội Thu đã đem lại cho khách hàng cảm giác đủ đầy, sung túc ngay từ cái tên cho đến hình ảnh và nội dung bên trong. Với dấu ấn văn hóa dân tộc đậm đà, sự trau chuốt tỉ mỉ về bao bì lẫn nội dung, bộ quà Tết này quả thực là lời chúc phúc năm mới tròn vẹn, ý nghĩa nhất. 

Ảnh: Bội Thu – S-River

Sự mạnh mẽ từ bao bì hãng bia thủ công “Con Trâu”

Dòng tranh dân gian Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng chưa bao giờ lỗi thời trên các thiết kế bao bì. Bên cạnh bộ thiết kế quà tết ý nghĩa từ S-River, nhà thiết kế Tiêu Hoàng Thiên Trang cũng lấy cảm hứng từ hình tượng con trâu trong dòng tranh dân gian Hàng Trống và cả Đông Hồ để truyền tải nét văn hoá Việt nam với bạn bè quốc tế qua dự án bao bì bia thủ công “Con Trâu”.

Họa tiết dân gian trong thiết kế

Gây ấn tượng ngay từ cái tên, “Con Trâu” là thương hiệu bia thủ công Việt Nam. Bia được chiết xuất từ lúa mì kinh điển Wheat Ale mang mùi thơm và vị chua tự nhiên từ quả mâm xôi. Ngoài ra, dòng bia “Con Trâu” còn có hương mật ong và chanh quýt. Không chỉ là một loại thức uống có cồn đẳng cấp, nó còn thích hợp để giải khát trong những ngày nắng nóng ở xứ sở nhiệt đới như đất nước ta.

Họa tiết dân gian trong thiết kế

Sắc đỏ và vàng nâu biểu trưng cho một Việt Nam bình dị, chất phác làm màu chủ đạo trên bao bì gây ấn tượng mạnh, đồng thời thể hiện sức nặng trong cái tên của nhãn hiệu. 

Họa tiết dân gian trong thiết kế

Ảnh: Con Trau Craft Beer

Họa tiết dân gian trong thiết kế

Ảnh: Con Trau Craft Beer

Vẻ đẹp tố nữ trên bao bì chocolate Gili

Dự án “Gilli Chocolate” đánh dấu màn kết hợp thành công giữa Dusse Bùi với agency thiết kế và thương hiệu đến từ Hà Nội – Direction. Nhiều giờ làm việc nghiêm túc, bền bỉ của cả hai đã tạo nên năm mẫu bao bì chứa đựng trọn vẹn tinh thần sản phẩm, giá trị cốt lõi thương hiệu và tham vọng của nhà sản xuất: một Gilli chocolate được chế tác cầu kỳ, tỉ mỉ; đẳng cấp thượng hạng và là cầu nối giữa văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Họa tiết dân gian trong thiết kế

Ảnh: Gilli Chocolate

Phát triển từ ý tưởng “cầm – kỳ – thi – hoạ”, Dusse Bui đã tạo nên năm mẫu bao bì thể hiện 5 bộ môn nghệ thuật: Ca múa, Thi ca, Hội họa, Thêu thùa, Âm nhạc tương ứng với các vị chocolate. Và thay vì sử dụng trực tiếp hình ảnh tố nữ, anh lựa chọn chi tiết những đôi bàn tay, vừa thể hiện vẻ đẹp sang trọng, thanh tao trong tác phẩm gốc vừa tôn lên nét tài hoa của người nghệ nhân làm ra hương vị tuyệt vời của Gilli chocolate. 

Để truyền tải trọn vẹn thông điệp mà sản phẩm hướng đến, Dusse Bùi đã áp dụng các kỹ thuật trong sơn mài truyền thống, đồng thời kết hợp “chất liệu digital cầu kỳ”. Ngoài ra, màu sắc của thiết kế vừa rực rỡ mà lại thanh nhã, đem đến cảm giác hòa hợp diệu kỳ. Tất thảy đều nhờ vào nghệ thuật hoà sắc tinh tế của người nghệ sĩ.

Câu chuyện về visual artist Dusse Bùi và dự án “Gilli Chocolate” chứng minh rằng niềm đam mê kết hợp cùng với sự am hiểu văn hóa truyền thống sẽ tạo nên sự đột phá trong từng tác phẩm. Cũng như chính Dusse Bùi từng chia sẻ, đây là câu chuyện của văn hóa, của sự đồng cảm và tình yêu thương. Tiếng nói của văn hóa luôn có sức truyền cảm mạnh mẽ, nó xóa tan những rào cản cũng như hiềm nghi giữa người với người; vậy nên nhiệm vụ của một người làm nghệ thuật chân chính là lan tỏa được tiếng nói văn hóa.

Nét cổ kính của đền chùa Việt Nam trong bộ chữ DEN 

Tiếp nối thành công của font YEN và KÉN, nhà thiết kế trẻ Đỗ Trọng Đạt cho ra đời bộ display typeface DEN lấy cảm hứng từ các công trình kiến trúc tôn giáo lâu đời tại Việt Nam. Font chữ được thiết kế dưới dạng hình học kết hợp bảng chữ cái Latin, mang đến cho người dùng cái nhìn hoàn toàn mới với các con chữ. 

Họa tiết dân gian trong thiết kế

Ảnh: datdo.work

Tính tượng hình của DEN thể hiện qua những nét chữ vững chãi như trụ cột của một ngôi đền, lại mềm mại tựa các chi tiết trang trí như mái vòm uốn cong. Hình khối hiện đại phối hợp với phong cách Á Đông tuy khiến cho bộ chữ có phần kén người dùng nhưng vô cùng độc đáo. 

Họa tiết dân gian trong thiết kế

Ảnh: datdo.work

Những bộ quà bánh Trung Thu vô cùng đặc sắc 

Chiếc bánh dẻo thơm mùi nếp, đượm hương đồng nội hay bánh nướng ngọt ngào vốn là thức quà không thể thiếu trong tết Trung Thu. Giá trị của những chiếc bánh ấy sẽ càng nâng lên khi được cẩn trọng đóng gói trong mẫu bao bì xinh xắn. Với tết Trung Thu Kỷ Hợi, các nhãn hàng đã đem đến vô vàn packaging độc đáo. 

The Tale of ‘Cuoi’ đến từ The Coffee House

Họa tiết dân gian trong thiết kế

The Purpose Group, đơn vị thực hiện dự án, quả thực đã gây bất ngờ với chiếc hộp bánh được thiết kế tích hợp với công dụng của một chiếc đèn lồng cầm tay, có áp dụng cả công nghệ AR. Chú Cuội và Hằng Nga trong những câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em giờ đây khoác lên mình diện mạo mới toanh với trang phục phi hành gia, giày thể thao,…  

Họa tiết dân gian trong thiết kế

Họa tiết dân gian trong thiết kế

Thiết kế vừa kết hợp công nghệ cùng với văn hóa dân gian không chỉ khiến cho những bạn nhỏ cảm thấy thích thú mà ngay cả người lớn cũng thấy phấn khích khi chiêm ngưỡng mẫu bao bì này.

Trung Thu Xưa: The Bloom

Lại một sản phẩm đến từ The Bloom, bốn bộ set quà Trung Thu Xưa được mô tả “dịu dàng như một khúc đồng dao, vẹn tròn như một vầng trăng ấm”.

Họa tiết dân gian trong thiết kế

Họa tiết dân gian trong thiết kế

Họa tiết dân gian trong thiết kế

Vẫn mang cảm hứng từ dòng tranh Hàng Trống và Đông Hồ, các bộ Rước Mộng Trăng Thu (set Thượng hạng), Chú Cuội Ôm Mơ (set Tình thân), Ông Trăng Xuống Trần (set Thấu hiểu) và Hằng Nga Thưởng Nguyệt (set Nhắn nhủ) ẩn chứa những câu chuyện và phong vị riêng.

Bên cạnh những câu chuyện trên trên còn vô vàn sản phẩm với tính ứng dụng cao mang đặc trưng dân gian vào trong thiết kế mà chúng ta không thể nào kể hết. Tuy con đường này không dễ đi, nhưng với tình yêu văn hóa dân tộc, niềm khát khao quảng bá Việt Nam đến với các bạn bè trên thế giới cùng thái độ kính nghiệp, tận tâm với sản phẩm chắc chắn những nhà thiết kế trẻ của chúng ta sẽ còn gặt hái được những thành công mới cùng những sáng tạo có giá trị cao! 

Trên đây là một số mẫu thiết kế lấy cảm hứng chất liệu dân gian để thiết kế. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các dự án thiết kế tiêu biểu của S-River.

S-River Creative Agency là công ty Thiết kế Đồ họa chuyên tư vấn, cung cấp giải pháp hình ảnh phục vụ Marketing và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Để có được ý tưởng thiết kế in ấn bao bì sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng, vừa phù hợp với thị trường và mang nét riêng biệt, độc đáo, hãy liên hệ với S-River nhé!

 

7 CHIẾN LƯỢC DÀI HẠN TRONG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

Chiến lược xây dựng thương hiệu là một phần thiết yếu và quan trọng trên con đường phát triển của mọi doanh nghiệp. Vận dụng linh hoạt 7 chiến thuật S-River chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng và phát triển thương hiệu một cách hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu cần chiến lược dài hạn (Ảnh: Ripple Animation).
Xây dựng thương hiệu cần chiến lược dài hạn (Ảnh: Ripple Animation).

Chiến lược xây dựng thương hiệu 1: Xác định đúng đối tượng

Xác định đúng đối tượng là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng khi xây dựng thương hiệu và nhận diện thương hiệu. Theo đó, bạn sẽ phải mô tả sở thích và thị hiếu của họ. Từ đây, bạn biết được họ đang quan tâm cái gì và làm cách nào để thu hút họ. Điều quan trọng là bạn phải hiểu nhu cầu của đối tượng nhằm tiếp cận một cách hiệu quả.

Xác định đối tượng cho chiến lược xây dựng thương hiệu (Ảnh: Justinmind.
Xác định đối tượng cho chiến lược xây dựng thương hiệu (Ảnh: Justinmind).

Chiến lược xây dựng thương hiệu 2: Không ngừng thử nghiệm đến khi thành công

Liên tục thử nghiệm những phương án mới cho đến khi thành công là điều mà bạn cần làm để xây dựng thương hiệu lâu dài. Bạn cần tiếp cận nó thông qua thử nghiệm và đổi mới. Điều này có thể bao gồm việc thử nghiệm các kỹ thuật tiếp thị mới hoặc thuê các chuyên gia tư vấn nhằm xây dựng kế hoạch cho thương hiệu mới.

Thử nghiệm không ngừng đến thành công (Ảnh: Kinsta).
Thử nghiệm không ngừng đến thành công (Ảnh: Kinsta).

Chiến lược xây dựng thương hiệu 3: Cộng tác với những người nổi tiếng

Một trong những cách xây dựng thương hiệu trên phương tiện truyền thông xã hội là cộng tác với những người nổi tiếng. Bạn hãy bắt đầu với một dự án nhỏ và phát triển khi có cơ hội. Đặc biệt, bạn cần chắc chắn tìm kiếm những người có ảnh hưởng tích cực, phù hợp với lĩnh vực mà bạn kinh doanh. Điều này giúp duy trì thương hiệu đồng thời tạo dựng niềm tin với khách hàng.

Cộng tác với người nổi tiếng có sức ảnh hướng tích cực giúp thương hiệu đến gần hơn với khách hàng
Cộng tác với người nổi tiếng có sức ảnh hướng tích cực giúp thương hiệu đến gần hơn với khách hàng

Chiến lược xây dựng thương hiệu 4: Tăng tương tác với khách hàng

Khi muốn thay đổi sản phẩm, bạn nên tham khảo ý kiến khách hàng và lấy đó làm hướng đi. Bạn nên duy trì sự đồng hành với người tiêu dùng càng lâu càng tốt.
Bạn cũng có thể thu thập các dữ liệu từ khách hàng. Sử dụng thông tin như thói quen và sở thích của người tiêu dùng để tối đa hóa tác động và lợi nhuận. Đặc biệt, bạn cần liên tục tương tác với khách hàng và tiếp nhận phản hồi từ họ để cải thiện sản phẩm/dịch vụ của mình.

Tương tác với khách hàng thường xuyên là một chiến thuật xây dựng thương hiệu tuyệt vời.
Tương tác với khách hàng thường xuyên là một chiến thuật xây dựng thương hiệu tuyệt vời.

Chiến lược xây dựng thương hiệu 5: Không ngừng phát triển thương hiệu

Cho dù công ty bạn mới thành lập hay đã tồn tại hàng chục năm thì vẫn cần tiếp tục phát triển thương hiệu của mình. Điều này bao gồm việc tiếp tục phát triển và đổi mới các phương thức tiếp thị đã và đang sử dụng, nuôi dưỡng khách hàng. Khách hàng có thể thấy nhàm chán và chú ý tới những công ty khác nếu bạn không chịu đổi mới và phát triển. Đây được coi là chiến thuật lớn để giữ chân khách hàng.

Chiến lược xây dựng thương hiệu 6: Tối ưu hóa các kênh tiếp thị

Bạn nên sử dụng mọi chiến dịch tiếp thị để tối ưu hóa hiệu suất cũng như tăng lợi nhuận hiệu quả. Cụ thể hơn, điều mà bạn cần làm là thử nghiệm và tìm các kênh tiếp thị mới để cải thiện ROAS (tỷ lệ hoàn vốn chi tiêu quảng cáo). Một cách tuyệt vời để tối ưu hóa các kênh là không chỉ đảm bảo khách hàng luôn tìm thấy bạn mà còn khiến họ bị thu hút nữa. Chẳng hạn, nếu bạn kinh doanh giày và đang thực hiện một chiến dịch truyền thông cho sự kiện dành cho giày, hãy khuyến khích khách hàng tham gia vào hoạt động này bằng bất kỳ cách nào.

Tối ưu hóa kênh tiếp thị sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hơn.
Tối ưu hóa kênh tiếp thị sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hơn.

Chiến lược xây dựng thương hiệu 7: Tham gia các sự kiện

Một chiến thuật xây dựng thương hiệu mà các công ty không nên bỏ qua chính là tích cực tham gia các sự kiện. Theo đó, rất nhiều sự kiện có thể mang đến cơ hội phát triển có giá trị cho thương hiệu của bạn. Nếu bạn kinh doanh hàng tiêu dùng, hãy tham dự các triển lãm thương mại và tiếp thị thương hiệu của bạn đến khách hàng. Hoặc bạn có thể tham dự các cuộc thi nhằm kết nối với các nhà đầu tư mạo hiểm nếu bạn có một sản phẩm công nghệ.

Hãy theo dõi chúng tôi để có nhiều thông tin bổ ích nhé. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập và làm việc. S-River xin cảm ơn!

Nếu bạn gặp khó khăn, dịch vụ của S-River Creative Agency sẽ có ích cho bạn!

Nguồn: Business and Rich.

KHÁI NIỆM & VAI TRÒ CỦA THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG

Một quy trình tuyển dụng thành công, trước hết cần thu hút đủ lượng hồ sơ ứng viên chất lượng. Để làm tốt nhiệm vụ này, nỗ lực của mỗi bộ phận tuyển dụng nhân sự là chưa đủ, quan trọng hơn hết vẫn là hình ảnh của nhà tuyển dụng trong mắt ứng viên. Đó gọi là thương hiệu nhà tuyển dụng, hay quốc tế quen gọi là Employer Branding. Vậy Employer Branding là gì? Và vai trò của của nó là gì? Hãy cùng S-River tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Employer Branding là gì?

Employer Branding – tạm dịch là Thương hiệu nhà tuyển dụng – chính là những giá trị mà doanh nghiệp tuyển dụng sở hữu. Những giá trị này giúp doanh nghiệp chứng minh sự vượt trội của mình trong khía cạnh thu hút và giữ chân nhân sự đối với ứng viên đang muốn tham gia ứng tuyển.

Cải thiện, nâng cao thương hiệu tuyển dụng tốt luôn là nội dung quan trọng trong chiến lược chiêu mộ và phát triển nguồn nhân lực của tất cả doanh nghiệp. Vì khía cạnh này đâu chỉ giúp doanh nghiệp tuyển dụng tốt hơn không đâu, mà còn mang đến lợi ích liên đới cho nhiều khía cạnh khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một doanh nghiệp làm thương hiệu nhà tuyển dụng tốt sẽ có nhiều cơ hội giữ chân nhân tài hơn (Ảnh: Research Leap).
Một doanh nghiệp làm thương hiệu nhà tuyển dụng tốt sẽ có nhiều cơ hội giữ chân nhân tài hơn (Ảnh: Research Leap).

Vai trò quan trọng của thương hiệu nhà tuyển dụng

Mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau về ngành nghề, về quy mô, về đối tượng tuyển dụng, nhưng vai trò của danh tiếng tốt trong tuyển dụng đối với mọi doanh nghiệp đều hội ngộ chung ở những điểm sau đây:

Thứ nhất, thu hút nhân lực giỏi nhất cho tổ chức

Ứng viên khi lựa chọn nơi ứng tuyển đâu chỉ nhìn vào vị trí công việc hay yêu cầu tuyển dụng. Với những ứng viên giỏi, điều quan trọng với họ chính là môi trường làm việc, chính sách đãi ngộ, tỷ lệ nghỉ việc thấp, cơ hội thăng tiến cao, phúc lợi vượt trội … Chính vì vậy, thương hiệu nào danh tiếng tuyển dụng càng mạnh, ứng viên càng khao khát được tham gia vào đội ngũ nhân sự nơi đó. Và như vậy, tốc độ thu hút hồ sơ ứng viên không chỉ nhanh, mà chất lượng ứng viên cũng vô cùng đỉnh. Hệ quả là công tác tìm kiếm nhân lực cho mọi vị trí trở nên nhẹ nhàng, thuận lợi hơn rất nhiều.

Thứ hai, thương hiệu tuyển dụng tốt là minh chứng cho thương hiệu kinh doanh hiệu quả

Một doanh nghiệp sẽ luôn tồn tại hai khái niệm “thương hiệu kinh doanh” và “thương hiệu nhà tuyển dụng”.

Thương hiệu kinh doanh chính là thành tựu trong việc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm dịch vụ trên thị trường. Khách hàng càng tin tưởng, càng lựa chọn tiêu dùng sản phẩm nhiều thì thương hiệu kinh doanh của doanh nghiệp càng được nâng cao vị thế.Thông thường, chúng ta thấy doanh nghiệp nào có thương hiệu kinh doanh tốt thì sẽ thuận lợi trở thành nhà tuyển dụng thu hút ứng viên.Ví dụ như: Vingroup, Vinamilk , Heineken. Do đó, thương hiệu kinh doanh tốt, chưa chắc thương hiệu nhà tuyển dụng tốt. Nhưng chiều lý luận ngược lại thì khác, thương hiệu nhà tuyển dụng tốt thì thương hiệu kinh doanh chắc chắn phải tốt, không thể khác được.

Vì vậy, quảng bá thương hiệu tuyển dụng thành công chính là cách PR “một mũi tên trúng hai con nhạn” (nhất tiễn hạ song điêu). Nhất là khi doanh nghiệp sở hữu thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, công chúng sẽ có góc nhìn đẹp hơn. Khi đó, người bên ngoài, dù là ứng viên hay khách hàng tiêu dùng đều hoan hỷ, nhiệt tình lựa chọn doanh nghiệp của bạn cho nhu cầu của họ.

Một thương hiệu nhà tuyển dụng tốt chính là một đơn vị kinh doanh tốt (Ảnh: Craft Your Content).
Một thương hiệu nhà tuyển dụng tốt chính là một đơn vị kinh doanh tốt (Ảnh: Craft Your Content).

Thứ ba, duy trì giá trị giữ chân nhân tài hiệu quả

Một trong những yếu tố duy nâng cao danh tiếng cho nhà tuyển dụng chính là khả năng giữ chân nhân tài. Đó có thể là: lương cao, xét tăng lương đều hằng năm, môi trường làm việc cạnh tranh, kích thích nâng cao năng lực chuyên môn, cơ hội thăng tiến luôn rộng mở, công bằng, minh bạch…

Giữ chân nhân tài hiệu quả – Doanh nghiệp rất muốn làm được điều này, và ứng viên cũng rất muốn làm việc tại những doanh nghiệp sở hữu khả năng này. Vì vậy, quân sư không hề ngạc nhiên khi những doanh nghiệp có thương hiệu nhà tuyển dụng tốt, ban quản trị không còn canh cánh nỗi lo về tình trạng “chảy máu chất xám” hay bị đối thủ cạnh tranh đi “đêm” giành mất nhân tài. Vì khi đó, không cần bạn mở lời giữ nhân tài ở lại, mà chính nhân tài sẽ tự động từ chối nơi khác và nỗ lực cống hiến cho doanh nghiệp của bạn.

Giữ chân nhân tài hiệu quả (Ảnh: Quality Inspection).
Giữ chân nhân tài hiệu quả (Ảnh: Quality Inspection).

Bài viết hôm nay là sự sơ lược khái niệm Employer Branding là gì, vai trò quan trọng của thương hiệu nhà tuyển dụng. Rất hy vọng bài viết của S-River sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khía cạnh này.

Nếu bạn gặp khó khăn, S-River Creative Agency sẽ giúp bạn!

Nguồn: Tổng hợp

10 MẸO THIẾT KẾ SẢN PHẨM, BAO BÌ ĐẸP VÀ ẤN TƯỢNG CHO DOANH NGHIỆP

Bao bì sản phẩm như vỏ chai, hộp giấy, túi giấy…. là yếu tố vô cùng quan trọng đối với bất kỳ sản phẩm nào. Thiết kế bao bì phải tạo được sự ấn tượng mới có thể thu hút sự chú ý và quan tâm của người tiêu dùng. Chính vì vậy mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều chú trọng đầu tư khâu thiết kế và in ấn một cách tốt nhất.

Việc sáng tạo ra những sản phẩm ấn tượng với bao bì thu hút sẽ giúp cho các thương hiệu nhỏ xây dựng được hình ảnh thương hiệu tốt hơn, đồng thời có thể thể cạnh tranh được với những sản phẩm đến từ những thương hiệu lớn hơn cũng như có được một chỗ đứng trên thị trường. S-River sẽ chia sẻ dưới đây một số mẹo trong việc tạo ra những thiết kế bao bì mới nhằm tạo ra sự đột phá ấn tượng cho bao bì sản phẩm

1. Hữu ích

Không gì có thể tốt hơn là làm cho một bao bì sản phẩm có thể sử dụng được nhiều lần theo nhiều cách hơn là chỉ dùng với mục đích sẵn có. Một bao bì sản phẩm sẽ làm cho sản phẩm đáng nhớ nếu nó vẫn còn hữu ích cho khách hàng ngay cả sau khi sản phẩm đã được sử dụng.

Mẹo thiết kế bao bì

Chiếc “hộp đựng kim chỉ” quốc dân

2. Thân thiện

Mỗi bao bì chỉ dành cho một sản phẩm cụ thể. Vì vậy, nó phải được thiết kế theo cách mà nó cho thấy mối quan hệ thân thiện với sản phẩm. Nếu gói hàng không phản ánh mối quan hệ bổ sung với sản phẩm, nó có thể thực sự cản trở việc bán hàng của sản phẩm. Tem nhãn sản phẩm phải tạo ra nội dung ẩn ý dưới mỗi tem nhãn khi đến tay người dùng. Logo của Pepsi luôn liên quan đến âm nhạc, sự sôi động và hài hước, trong khi Coca Cola luôn hướng về mặt tình cảm. Heinz đã giới thiệu gói kẹo từ sốt cà chua, và doanh thu của nó tăng gấp nhiều lần chỉ vì thiết kế bao bì đẹp và trang nhã như một món quà. Vì vậy, bạn cần phải đưa ra những ý tưởng sáng tạo và thân thiện với sản phẩm để áp dụng vào thiết kế bao bì sản phẩm.

Mẹo thiết kế bao bì

Hộp bánh Goute được thiết kế cực kỳ bắt mắt và lịch sự, thích hợp để làm quà tặng

3. In một số mẫu bao bì đặc biệt

Việc mua nhiều hơn sản phẩm mình cần là một thói quen xấu cho người tiêu dùng, nhưng khi bạn là người bán hàng, bạn phải thúc đẩy việc upsale (bán thêm). Hãy theo dõi thị trường, giới thiệu một số ấn bản giới hạn của bao bì liên quan đến bất cứ điều gì đang hot và là xu hướng trong tương lai. Để lấy một ví dụ; nếu đó là mùa FIFA, sau đó giới thiệu một phiên bản giới hạn của bao bì bóng đá liên quan để thúc đẩy mua thêm cho những người yêu bóng đá. Coca cola, hay in ra những sản phẩm in tên người tiêu dùng như: Dũng, Minh, Hùng, Diễm, Phương lên mỗi lon nước hoặc in hình ảnh ngày Tết.

Mẹo thiết kế bao bì

Mẫu lon Coca Cola đặc biệt vào dịp FIFA World Cup 2018

4. Phá vỡ các quy luật hợp lý

Bước ra khỏi các quy tắc thông thường để phá vỡ sự đơn điệu luôn là một ý tưởng hay. Nhưng trong khi phá vỡ các quy tắc, hãy để ý rằng mình vẫn đang đi đúng hướng. Hầu như tất cả các ngành đều có một số quy tắc được xác định rõ ràng. Ví dụ như giày sẽ được bỏ vào hộp carton, kem đánh răng sẽ đựng trong 1 tuýp, …

Nếu bạn có thể thay đổi quy tắc bao bì lĩnh vực của bạn và đưa ra một bao bì sáng tạo thì sản phẩm của sẽ rất được chú ý. Nếu bạn chọn phá vỡ quy tắc, bạn bắt buộc phải đảm bảo rằng mình không làm hỏng mối quan hệ giữa sản phẩm và bao bì của nó.

Mẹo thiết kế bao bì

Thiết kế bao bì trà túi lọc vô cùng sáng tạo

5. Đầu tư vào thiết kế bao bì

Bao bì không chỉ xoay quanh những vấn đề liên quan tới thiết kế đồ họa đơn thuần, bạn cần phải quan tâm nhiều tới chất liệu, tính hữu dụng của nó đối với khách hàng.

Những thiết kế tuyệt hảo thường đặt yếu tố trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu, bởi bao bì chính là ấn tượng đầu tiên mà khách hàng tiếp xúc với thương hiệu, sản phẩm.

6. Thương hiệu và sảm phẩm được thiết kế phải có sự liên kết

Nhiều doanh nghiệp không nhận ra tầm quan trọng trong việc liên kết hình ảnh thiết kế bao bì, sản phẩm với chính bản thân thương hiệu. Một sản phẩm sẽ chẳng là gì, nếu nó được thiết kế, sản xuất, trình làng tách biệt hoàn toàn với giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Trước khi đi vào thiết kế sản phẩm chi tiết, bạn cần vạch ra cho mình những giá trị cốt lõi mà thương hiệu và doanh nghiệp đi theo và cần lưu ý những câu hỏi sau:

+ Sứ mệnh của doanh nghiệp bạn là gì? Bạn muốn đem lại giá trị gì cho đồng nghiệp, nhân viên, khách hàng và cộng đồng?

+ Điều gì khiến sản phẩm của thương hiệu bạn nổi bật, riêng biệt?

+ Tầm nhìn về doanh nghiệp của bạn trong ngắn và dài hạn?

+ Sản phẩm của bạn sẽ thay đổi cuộc sống của khách hàng như thế nào?

Một khi đã trả lời được những câu hỏi trên, bạn đã có cho mình hình dung tương đối đầy đủ về hình ảnh bao bì / sản phẩm bạn dự định thiết kế.

Mẹo thiết kế bao bì

Quảng cáo và thiết kế của Milo luôn nhấn mạnh rõ việc Milo sẽ đem lại được những gì cho người tiêu dùng của mình

7. Tạo ra “cá tính” cho thiết kế sản phẩm, bao bì

Đừng vội nghĩ thiết kế bao bì chỉ là đơn thuần là đóng sản phẩm vào gói hàng và đem đi vận chuyển, nó còn góp phần truyền tải thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi tới khách hàng.

Cách làm đơn giản nhất để truyền tải thông điệp marketing, đó chính là thổi hồn “cá tính” vào trong thiết kế sản phẩm. Bằng việc nhận thức sản phẩm như một người bạn gần gũi, khách hàng sẽ dễ trở nên đồng cảm và dễ dàng liên kết mình với sản phẩm, thương hiệu.

8. Đừng nhồi nhét quá nhiều yếu tố trong thiết kế

Nhiều thương hiệu, với mục đích thu hút sự chú ý của khách hàng, chấp nhận nhồi nhét quá nhiều yếu tố trong thiết kế.

Một số trường hợp, sản phẩm đó được thị trường chấp nhận. Nhưng phần lớn, khách hàng cảm thấy thực sự rối mắt với những thiết kế rườm ra, lằng nhằng và quá đà. Lời khuyên dành cho bạn ở đây là: Tập trung vào sự đơn giản, concept rõ ràng và trực quan. Kinh nghiệm cho thấy, những điều đơn giản và hiện đại thường dễ dàng đi vào lòng khách hàng hơn sự phức tạp, đa chiều.

Mẹo thiết kế bao bì

Thiết kế cực kỳ đơn giản những vẫn rất hiệu quả của Adidas

9. Phù hợp với xu hướng thị trường

Trong thế giới truyền thông xã hội này, có rất nhiều điều tạo ra sự cường điệu và trở nên hợp thời. Luôn cập nhật về những xu hướng này và kết hợp chúng vào bao bì và thiết kế tem nhãn của bạn. Sử dụng những xu hướng tạo ra bởi phim ảnh và phương tiện truyền thông để tăng doanh số bán hàng của sản phẩm. Người tiêu dùng bị thu hút bởi sản phẩm của bạn khi bạn nhảy theo xu hướng hoặc hiện tượng đang hot trên cộng đồng…

10. Sự nhất quán

Cần phải có sự nhất quán chặt chẽ giữa tầm nhìn, sứ mệnh của thương hiệu với nội dung thiết kế bao bì, sản phẩm. Điều này thể hiện rõ trong việc bạn sử dụng font chữ, màu sắc, bố cục thiết kế sao cho phản ảnh rõ ràng nhất hình ảnh của thương hiệu, logo ở trong đó. 

Mẹo thiết kế bao bì

Sự nhất quán trong thiết kế bao bì của Chanel

Do đó, sẽ thấy rằng một bao bì đẹp có thể thu hút và tăng động cơ đến việc mua bán sản phẩm của bạn, vì vậy luôn cố gắng tạo ra một thiết kế bao bì thành công, sáng tạo và ấn tượng nhất có thể. S-River Creative Agency là công ty Thiết kế Đồ họa chuyên tư vấn, cung cấp giải pháp hình ảnh phục vụ marketing và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn xây dựng thương hiệu cho danh nghiệp và thiết kế logo, bao bì, họa tiết, … hãy liên hệ ngay với S-River nhé!

14 THUẬT NGỮ VỀ THƯƠNG HIỆU MÀ BẠN NÊN BIẾT

Trên thế giới hiện đang có rất nhiều thương hiệu (brand) có giá trị lên đến hàng triệu hay hàng tỷ đô la và phần lớn các nhãn hiệu này được hầu hết mọi người biết đến. Hãy cùng S-River tìm hiểu một số thuật ngữ về thương hiệu (brand) qua bài viết dưới đây.

1. Thương hiệu (Brand)

Là quá trình bao gồm tạo ra một cái tên, hình ảnh cho sản phẩm của bạn trong tâm trí khách hàng, chủ yếu thông qua các chiến dịch quảng cáo có tính nhất quán chặt chẽ. Việc xây dựng thương hiệu nhằm mục đích một sự hiển thị rõ ràng và khác biệt trên thị trường để thu hút sự chú ý cũng như duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Thương hiệu (Brand) là tập hợp của nhiều yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp (Ảnh: Business Day).
Thương hiệu (Brand) là tập hợp của nhiều yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp (Ảnh: Business Day).

2. Cấu trúc thương hiệu (Brand Architecture)

Cấu trúc thương hiệu là tập hợp các cấu phần và sự sắp xếp giữa chúng để tạo lên một thương hiệu của doanh nghiệp.
Như vậy, cấu trúc thương hiệu luôn gắn chặt với thương hiệu trong suốt quá trình xây dựng và phát triển. Có thể hiểu một cách đơn giản, cấu trúc thương hiệu chính là “phần cơ thể sống” của thương hiệu.
Tập hợp tất cả các yếu tố để tạo lên một “cơ thể sống” của thương hiệu một cách cân đối, hợp lí, khoa học sẽ có một thương hiệu “khỏe mạnh, cường tráng” và là nền tảng cho sự phát triển thương hiệu sau này của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể chọn 1 trong 2 trường phái thiết lập cấu trúc cho thương hiệu:

  • Branded House: Tên thương hiệu mẹ gắn liền với các thương hiệu con (như Google với Google Drive, Google Map, Google Translate,…)
Cấu trúc thương hiệu tại Google (Ảnh: Supremo).
Cấu trúc thương hiệu tại Google (Ảnh: Supremo).
  • House of Brands: Thương hiệu con có vị trí hoàn toàn độc lập với thương hiệu mẹ (như Unilever với Clear, OMO, Sunlight, P/S,…)
Cấu trúc thương hiệu Unilever (Ảnh: Brewcopy).
Cấu trúc thương hiệu Unilever (Ảnh: Brewcopy).

3. Tài sản thương hiệu (Brand Equity)

Yếu tố tạo nên Tài sản thương hiệu (Ảnh: Qualtrics).
Yếu tố tạo nên Tài sản thương hiệu (Ảnh: Qualtrics).

Tài sản thương hiệu là một thuật ngữ về thương hiệu được biết đến với thuật ngữ Brand Equity, trong tiếp thị, tài sản thương hiệu được dùng để chỉ giá trị của một thương hiệu, tức giá trị xã hội của một thương hiệu nổi tiếng. Chủ sở hữu của một thương hiệu nổi tiếng có thể tạo ra nhiều doanh thu chỉ từ việc nhận diện thương hiệu vì người tiêu dùng sẽ cảm nhận sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng tốt hơn sản phẩm của các thương hiệu ít nổi tiếng hơn.Cụ thể hơn, Brand Equity là tập hợp các tài sản thương hiệu hữu hình và trách nhiệm liên quan đến tên, logo của thương hiệu, chúng làm tăng hoặc giảm giá trị của sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp có giá trị thương hiệu tích cực đồng nghĩa với việc khách hàng sẵn sàng mua sản phẩm với giá cao, mặc dù họ có thể nhận được chất lượng tương đương từ đối thủ cạnh tranh bán với giá thấp hơn. Doanh nghiệp có giá trị thương hiệu sẽ có chi phí cơ hội để đưa sản phẩm ra thị trường thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Sự chênh lệch này được tính vào biên lợi nhuận. Brand Equity giúp doanh nghiệp kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trên mỗi lần bán hàng.

Nói cách khác, để xây dựng tài sản thương hiệu vững mạnh, doanh nghiệp cần phải khiến thương hiệu của mình dễ nhận biết, dễ nhớ và gắn liền với hình ảnh “người cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng và đáng tin cậy nhất”.

4. Trải nghiệm thương hiệu (Brand Experience)

Trải nghiệm thương hiệu là những trải nghiệm của khách hàng liên quan tới sản phẩm / dịch vụ của một thương hiệu.
Nói cách khác, những tương tác của khách hàng với sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp (kể cả trải nghiệm hữu hình, có thể cầm nắm sờ chạm; đến những trải nghiệm vô hình liên quan nhiều tới cảm xúc) đều được coi là những trải nghiệm của khách hàng liên quan tới thương hiệu.
Để nâng cao trải nghiệm thương hiệu, doanh nghiệp cần phải bao quát rất nhiều khía cạnh như: Nhận diện thương hiệu, bao bì sản phẩm, dịch vụ hậu mãi, hình ảnh thương hiệu,…

Trải nghiệm thương hiệu (Ảnh: D Lab).
Trải nghiệm thương hiệu (Ảnh: D Lab).

5. Chiến lược mở rộng thương hiệu (Brand Extension)

Mở rộng thương hiệu là việc sử dụng tên thương hiệu đã được thiết lập sẵn áp cho một sản phẩm mới hoặc danh mục sản phẩm mới.
Chiến lược mở rộng thương hiệu tận dụng danh tiếng và sự phổ biến của một sản phẩm nổi tiếng để ra mắt một sản phẩm mới. Để thực hiện thành công thì phải có sự liên kết hợp lý giữa sản phẩm ban đầu và sản phẩm mới.
Nếu không có sự liên kết hoặc sự liên kết yếu thì có thể dẫn đến hiệu ứng ngược lại là pha loãng thương hiệu. Điều này thậm chí có thể gây hại cho thương hiệu mẹ.
Việc mở rộng thương hiệu thành công cho phép các công ty đa dạng hóa dịch vụ của họ, tăng thị phần và tăng lợi nhuận. Các thương hiệu hiện có trở thành một công cụ tiếp thị hiệu quả và rẻ tiền cho sản phẩm mới.

Ví dụ về thuật ngữ mở rộng thương hiệu tại Coca Cola và Doves (Ảnh: Marketing91).
Ví dụ về thuật ngữ mở rộng thương hiệu tại Coca Cola và Doves (Ảnh: Marketing91).

6. Nhận diện thương hiệu (Brand Identity)

Nhận diện thương hiệu chính là cách mà doanh nghiệp muốn khách hàng của mình phân biệt họ với các thương hiệu của đối thủ cạnh tranh thông qua các khía cạnh hữu hình.
Brand Identity khác với Brand Image (Hình ảnh thương hiệu) ở chỗ: Nhận diện thương hiệu là những thành tố do chính doanh nghiệp xây dựng lên, không phải những hình ảnh do khách hàng, công chúng hình dung theo suy nghĩ của họ.

7. Hình ảnh thương hiệu (Brand Image)

Hình ảnh thương hiệu (Brand image) là sự cảm nhận về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Nó là tổng hợp những niềm tin, ý tưởng và ấn tượng mà khách hàng nắm giữ về thương hiệu. Một định nghĩa đơn giản về hình ảnh thương hiệu có thể là – nhận thức của khách hàng về thương hiệu dựa trên sự tương tác và trải nghiệm của họ với thương hiệu hoặc niềm tin của họ về những gì thương hiệu truyền tải, ví dụ như thông qua các hoạt động truyền thông cho sự kiện.

Hình ảnh thương hiệu có thể phát triển theo thời gian và không nhất thiết phải liên quan đến việc khách hàng mua hàng hoặc sử dụng các sản phẩm và / hoặc dịch vụ của bạn. Các khách hàng khác nhau có thể cảm nhận một thương hiệu khác nhau. Do đó, việc hình thành một hình ảnh thương hiệu nhất quán là một nhiệm vụ mang nhiều thách thức đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Hình ảnh thương hiệu là nhận thức của khách hàng về thương hiệu

8. Quyền sử dụng thương hiệu (Brand Licensing)

Khi một doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp khác quyền được sử dụng thương hiệu của mình để sản xuất và quảng bá cho sản phẩm của mình, đó được coi là quyền sử dụng thương hiệu.
Ví dụ là FOX Corporation. Hãng truyền thông nổi tiếng này sau khi bán hãng phim 20th Century FOX cho Disney vẫn cho phép thương hiệu “nhà chuột” sử dụng tên gọi “20th Century FOX” trong các sản phẩm điện ảnh của mình trong năm 2019.
Tất nhiên, để được tiếp tục sử dụng thương hiệu “FOX”, Disney đã phải trả cho FOX Corporation một khoản phí tương đối lớn.

Walt Disney nhượng quyền sử dụng hình ảnh chú chuột Mickey cho McDonald's
Walt Disney nhượng quyền sử dụng hình ảnh chú chuột Mickey cho McDonald’s (Ảnh: Shopify)

9. Tính cách thương hiệu (Brand Personality)

Tính cách thương hiệu là đặc điểm nổi bật nhất của thương hiệu được mọi người cảm nhận được.Tính cách thương hiệu là sự hài hòa của những 2 đến 3 nét tính cách tiêu biểu.Cũng giống như quan hệ giữa người với người, quan hệ thương hiệu với khách hàng, chính nó làm nên giá trị thương hiệu, có lâu dài bền vững hay không phụ thuộc vào việc cảm xúc của khách hàng với thương hiệu đó có tốt hay không!

Trong một nghiên cứu tại Mỹ trên 60 thương hiệu phổ biến nhất, 1000 người tiêu dùng tham gia đã đưa ra những cảm nhận về những thương hiệu đó. Như đối với một con người thực sự, từng loại tính cách được gắn với từng thương hiệu. “Hài hước”, “lạnh lùng”, “hào phóng”, “chín chắn”, “chân thành”. “quyến rũ”… là những tính cách khách hàng cảm nhận về những thương hiệu đó.

Mercedes nổi tiếng với hình ảnh một thương hiệu với những chiếc xe chắc chắn và an toàn (Ảnh: Mercedes-BenZ)
Mercedes nổi tiếng với hình ảnh một thương hiệu với những chiếc xe chắc chắn và an toàn (Ảnh: Mercedes-BenZ)

Việc tạo tính cách cho thương hiệu không chỉ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng, mà còn khiến nó trở nên khác biệt và đặc sắc hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

10. Chiến lược thương hiệu (Brand Strategy)

Chiến lược thương hiệu trong tiếng Anh còn được gọi là Brand Strategy. Hiểu một cách đơn giản thì nó chính là việc doanh nghiệp xây dựng, quản lý khái niệm và suy nghĩ của khách hàng để tạo nên hình ảnh đẹp cho mình. Đây cũng là một bản kế hoạch dài hạn được doanh nghiệp lập ra để đạt được mục tiêu cụ thể.
Chiến lược thương hiệu gắn liền với các câu hỏi mà nhà quản trị phải trả lời như: Chiến dịch đó là gì? Thực hiện ra sao? Ai là người thực hiện chiến dịch phát triển thương hiệu? Khi nào triển khai kế hoạch?

11. Liên kết thương hiệu (Brand Association)

Liên kết thương hiệu (Brand Association) là gì? có nghĩa là sự liên tưởng thương hiệu hay liên kết thương hiệu. Là những thứ liên kết với trí nhớ khách hàng như (Niềm tin, cảm giác, sự hiểu biết…) đến thương hiệu của bạn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Starbucks với Spotify cho ra mắt trải nghiệm nghe nhạc có-một-không-hai ở các cửa hàng cà phê của Starbucks (Ảnh: tech crunch).
Starbucks với Spotify cho ra mắt trải nghiệm nghe nhạc có-một-không-hai ở các cửa hàng cà phê của Starbucks (Ảnh: tech crunch).

12. Rebranding

Rebranding là một thuật ngữ về thương hiệu chỉ tình huống khi các doanh nghiệp có những sự thay đổi lớn về mặt thương hiệu. Đó có thể là sự thay đổi lớn về bộ nhận diện thương hiệu, thay đổi slogan hoặc thậm chí là đổi luôn tên thương hiệu.

Mục tiêu của branding là thay đổi nhận thức về thương hiệu và truyền tải tốt hơn những giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp mong muốn khách hàng cảm nhận được.

Một chặng đường dài để Pepsi tìm ra logo phù hợp hiện tại (Ảnh: Pinterest).
Một chặng đường dài để Pepsi tìm ra logo phù hợp hiện tại (Ảnh: Pinterest).

13. Tái định vị thương hiệu (Repositioning)

Tái định vị thương hiệu là hoạt động xác định lại vị trí của thương hiệu trên thị trường, trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh, và trong tâm trí khách hàng. Thương hiệu được sinh ra, tồn tại và phát triển theo vòng đời của thương hiệu. Tùy thuộc vào các yếu tố như ngành nghề, sự phát triển của công nghệ, văn hóa xã hội, quy định pháp luật liên quan… mà vòng đời của thương hiệu có độ dài ngắn khác nhau.Ngay cả khi thương hiệu đã tồn tại trong một thời gian dài và dành được sự yêu mến và tin tưởng của khách hàng thì hoạt động tái định vị vẫn cần thiết. Tái định vị thương hiệu giúp giữ lại các yếu tố khiến khách hàng yêu mến, nhưng nâng cấp thương hiệu theo hướng phù hợp với môi trường kinh doanh, chiến lược doanh nghiệp để phục vụ mục tiêu ngày càng phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, đây là một thuật ngữ về thương hiệu quan trọng.

14. Bộ nhận diện thương hiệu (Visual Identity)

Trong Marketing, khái niệm “bộ nhận diện thương hiệu” dùng để chỉ những yếu tố hữu hình, tượng trưng cho doanh nghiệp với mục đích truyền tải thông điệp, bản sắc riêng; tạo ấn tượng trong trí nhớ của khách hàng. Cụ thể, bộ ấn phẩm này bao gồm tên gọi, logo, biểu tượng, slogan, typo, màu sắc chủ đạo,… Hiện nay, các doanh nghiệp muốn có được chỗ đứng trên thị trường lẫn trong tâm trí khách hàng thì cần phải xây dựng một hình ảnh thương hiệu nổi bật, khác biệt và độc đáo. Một bộ nhận diện thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ.

Nhận diện độc quyền của thương hiệu nông sản hữu cơ RAUUQ
Nhận diện độc quyền của thương hiệu nông sản hữu cơ RAUUQ

Những khía cạnh hữu hình của một thương hiệu (bao gồm: logo, bao bì,…) chính là những thành tố cấu thành nên bộ nhận diện giúp phân biệt thương hiệu này với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Hy vọng bài viết S-River chia sẻ đã giúp bạn hiểu hơn về một phần cơ bản của các thuật ngữ về thương hiệu thường gặp nhất.

Nếu bạn gặp khó khăn, S-River Creative Agency sẽ giúp bạn!

 

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và nhận dạng thương hiệu (Branding và Identity) luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Nếu để ý kỹ bạn sẽ nhận thấy chúng tồn tại trên các trang web, bao bì sản phẩm và các loại quảng cáo khác nhau. Ngay cả các vật dụng cá nhân, như tài liệu và danh thiếp, đều mang những đặc điểm nhận dạng riêng. Để hiểu hơn về những khái niệm này, S-River tin bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho bạn!

Xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là xây dựng nhận thức về doanh nghiệp bằng các chiến thuật và chiến dịch marketing với mục đích cuối cùng là tạo ra hình ảnh độc đáo nhất và vững chắc trên thị trường. Xây dựng thương hiệu là những gì khách hàng nghĩ về bạn, về công ty, sản phẩm của bạn hoặc dịch vụ của bạn.

Xây dựng thương hiệu là quan trọng ở cả cá nhân và doanh nghiệp (Ảnh: The Animation Guys)
Xây dựng thương hiệu là quan trọng ở cả cá nhân và doanh nghiệp (Ảnh: The Animation Guys)

Vậy để xây dựng thương hiệu tốt thì doanh nghiệp cần những yếu tố nào?

  • Logo thống nhất (giống nhau trên tất cả các bao bì, mẫu mã sản phẩm): Không được thay đổi bất kỳ chi tiết nhỏ nào, dù là màu sắc.
  • Các chi tiết đơn giản, dễ nhớ (nên bao gồm chữ cái, hình ảnh, màu sắc nổi bật nhưng lại dễ đi vào tiềm thức) (Ví dụ: Chinsu, Omo, Clear).
  • Nhận diện thương hiệu tại văn phòng, trụ sở, trên đồng phục, quà tặng cho nhân viên.
  • Khi thay đổi nhận diện thương hiệu, cần rõ ràng và có các chiến dịch dứt khoát. Cần thay đổi đồng loạt và có chiến dịch branding mạnh mẽ để khách hàng không bị nhầm với nhận diện thương hiệu cũ.
  • Sử dụng nhận diện thương hiệu thống nhất trong các hồ sơ tài liệu của công ty.
  • Không được phép có nhiều bộ nhận diện. Nhận diện thương hiệu cần là độc nhất.
  • Nhận diện thương hiệu không được trùng với nhận diện thương hiệu của đổi thủ.
  • Doanh nghiệp nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho các thiết kế nhận diện thương hiệu (Ví dụ: logo, slogan…) để các công ty khác không bắt chước được.
  • Doanh nghiệp cần sử dụng nhận diện thương hiệu mọi lúc mọi nơi.
Xây dựng thương hiệu (Ảnh: Open Geeks Lab).
Xây dựng thương hiệu (Ảnh: Open Geeks Lab).

Nhận diện thương hiệu

Nhận diện thương hiệu bao gồm các hình thức và cách thức mà một thương hiệu thể hiện tới khách hàng. Nhận diện thương hiệu thường được nhìn nhận theo một hệ thống: logo, slogan, bao bì, nhãn hiệu, đại sứ thương hiệu, các loại hình quảng cáo (ví dụ tờ rơi, quảng cáo trên internet,..). Một doanh nghiệp có nhận diện thương hiệu tốt ( riêng biệt, nổi bật, thu hút) sẽ làm cho khách hàng nhớ đến mình nhiều hơn, đánh dấu sâu trong tâm trí khách hàng và từ đó thúc đẩy động cơ mua hàng.

Qua bài viết này, chúng tôi đã cho bạn biết nhận diện thương hiệu và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là gì? Mong rằng nó sẽ giúp các bạn hiểu hơn về 2 khái niệm này và giúp ích cho quá trình làm việc của bạn.

S-River chúng tôi chuyên nhận thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.
Nếu bạn gặp khó khăn, S-River Creative Agency sẽ giúp bạn!

Nguồn: gcfglobal.org​

XU HƯỚNG XANH TRONG THIẾT KẾ IN ẤN BAO BÌ SẢN PHẨM

Vấn đề môi trường đang ngày càng nóng hơn bao giờ hết khi mà càng ngày mức độ ô nhiễm môi trường càng tăng cao trên toàn cầu. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này là vấn nạn sử dụng bao bì nhựa, bao bì không phân hủy, chậm phân hủy làm gia tăng rác thải. Vì thế, xu hướng xanh trong thiết kế in ấn bao bì sản phẩm đang là xu hướng chung mà ngành công nghiệp thiết kế, sản xuất bao bì hướng đến. Vậy xu hướng “xanh” là gì? Xu hướng xanh trong thiết kế in ấn bao bì sản phẩm bao gồm những giải pháp trọng điểm nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể về vấn đề này.

Thay tấm áo “xanh” cho sản phẩm

Xu hướng xanh hướng đến những sản phẩm thân thiện với môi trường với các tiêu chí như: giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, không gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng… Vì thế, càng ngày các loại bao bì nhựa, bao bì nilon đang dần được thay thế bởi các loại bao bì góp phần làm “xanh hóa” môi trường như bao bì tái chế, bao bì tự hủy…Xu hướng thiết kế xanh

Điều này đã ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp thiết kế in ấn bao bì sản phẩm với một cuộc cách mạng nhằm làm thay đổi nguyên vật liệu trong sản xuất bao bì. Các nguyên liệu từ giấy được tìm tòi để cho ra đời các mẫu bao bì túi giấy tiện lợi, vừa đảm bảo chứa đựng, vận chuyển sản phẩm, vừa đảm bảo tránh được tác hại từ rác thải nhựa tới môi trường. Mặc dù trong thiết kế in ấn bao bì sản phẩm, bao bì giấy có những hạn chế nhất định vì khả năng chịu lực, chịu thấm hút kém hơn bao bì nhựa, nilon nhưng càng ngày loại chất liệu này đã được cải tiến nhiều, giảm thiểu được tối đa những yếu điểm của nó.

Giải pháp bao bì thiên nhiên

Giải pháp từ thiên nhiên hiện đang được triển khai mạnh mẽ trong công nghệ sản xuất bao bì. Thiết kế in ấn bao bì sản phẩm giờ đây dường như đã “nhẹ gánh” hơn bởi các loại bao bì nguyên thủy sơ khai không còn cần đến các công nghệ thiết kế sản xuất nữa. Thay vì dùng nilon để sản xuất bao bì, ngày nay người ta tìm ra nhiều loại chất liệu có nguồn gốc thiên nhiên như bột khoai tây có khả năng tự phân hủy, hay thậm chí đang có một trào lưu dùng chính cách đóng gói thời sơ khai như dùng lá cây bản lớn để gói thực phẩm…

Xu hướng thiết kế xanh

Tuy nhiên, trong thiết kế in ấn bao bì sản phẩm, các giải pháp từ thiên nhiên vẫn bộc lộ nhiều hạn chế trong quá trình đóng gói, bảo quản và vận chuyển sản phẩm, chưa thể thay thế được hoàn toàn các chất liệu công nghiệp khác.

Bao bì giấy tối ưu nhưng không dành cho tất cả

Thiết kế in ấn bao bì sản phẩm hiện nay đang gọi tên bao bì giấy như một giải pháp tối ưu nhất. Bao bì giấy có thể tái chế được, dễ dàng phân hủy và ít độc hại với môi trường. Bao bì giấy có thể được sử dụng hoàn toàn nguyên liệu giấy hoặc kết hợp với các lớp chất liệu chống thấm sử dụng trong chứa đựng các sản phẩm có tính thấm hút. Bao bì giấy được sử dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, từ thực phẩm, đồ ăn nhanh, trang sức, sản phẩm công nghệ, thời trang với đa dạng các kiểu dáng và trọng lượng sản phẩm.

Xu hướng thiết kế xanh

Tuy nhiên chi phí để sản xuất bao bì giấy cao hơn nhiều so với sản xuất bao bì nhựa, chưa kể quy trình sản xuất cũng phức tạp hơn. Vì thế, để có thể thay thế hoàn toàn chất liệu nilon, nhựa trong sản xuất in ấn bao bì sản phẩm còn là một chặng đường dài nhiều thử thách đối với các doanh nghiệp.

Hướng đến sự “đa năng” trong thiết kế in ấn bao bì

Một giải pháp nữa cần được khuyến khích trong phong trào xanh hóa bao bì đó là tối đa hóa tính năng của bao bì sản phẩm. Giờ đây, bao bì không đơn thuần chỉ là lớp bảo vệ sản phẩm mà các nhà thiết kế đã tích hợp nhiều tính năng đem lại sự tiện ích nhất cho người tiêu dùng. Bao bì hỗ trợ người tiêu dùng bảo quản, cất trữ sản phẩm hiệu quả hơn, có khả năng ứng dụng cao trong quá trình sử dụng.

Bao bì an toàn môi trường 

Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng trong xu hướng bao bì xanh. Sản xuất những sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường, đảm an toàn với môi trường nước, môi trường đất và không làm cản trở quá trình sống của các loài động thực vật trong tự nhiên là điều mà các nhà kinh doanh sản xuất bao bì hướng tới.

Xu hướng thiết kế xanh

Bao bì an toàn môi trường sẽ giúp hạn chế tác động xấu của bao bì nhựa, góp phần bảo vệ cuộc sống xanh và đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Ứng dụng công nghệ xanh cũng như kỹ thuật tiên tiến hiện đại sẽ giúp cho những sản phẩm bao bì an toàn với môi trường dễ thâm nhập vào thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Đây cũng chính là hướng đi nổi bật của xu hướng bao bì xanh.

Trên đây, là một số lợi ích cũng như xu hướng bao bì xanh cho các doanh nghiệp và mọi người tham khảo. Để chọn được ý tưởng thiết kế in ấn bao bì sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng, vừa phù hợp với xu hướng xanh, hãy liên hệ S-River chúng tôi. S-River Creative Agency là công ty Thiết kế Đồ họa chuyên tư vấn, cung cấp giải pháp hình ảnh phục vụ marketing và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? ĐỊNH NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG

Bộ nhận diện thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp cho khách hàng nhận biết và ghi nhớ doanh nghiệp của bạn. Với một bộ nhận diện thương hiệu hoàn hảo, doanh nghiệp sẽ bước đầu tạo lập được hình ảnh thương hiệu của riêng mình. Đây cũng chính là cầu nối để doanh nghiệp đưa thương hiệu của mình đến với người dùng. Để tìm hiểu kĩ hơn, hãy cùng đồng hành với S-River trong bài viết dưới đây!

Để có một bộ nhận diện thương hiệu hoàn hảo cho doanh nghiệp, trước tiên bạn cần xây dựng chiến lược thương hiệu bằng cách xác định các vấn đề sau:

  • Thứ nhất – Tổng quan thị trường: Quy mô ngành, tính chất sản phẩm, đối thủ, người tiêu dùng.
  • Thứ 2 – Phân tích thương hiệu: Mục tiêu, sứ mệnh; Tầm nhìn, cơ hội, thách thức và đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Thứ 3 – Ý tưởng thương hiệu: Giá trị cốt lõi; Định vị thương hiệu; Lợi ích của thương hiệu; Lý do tin tưởng; Câu chuyện thương hiệu và tên gọi (ý nghĩa tên gọi), tính cách thương hiệu.
  • Thứ 4 – Ý tưởng hình ảnh: Sau khi xây dựng chiến lược thương hiệu, bạn cần cung cấp cho đơn vị thiết kế.

Dựa vào đó đơn vị thiết kế hiểu sẽ hiểu được mục đích chiến lược kinh doanh, đặc tính, sứ mệnh, câu chuyện thương hiệu và nhu cầu của doanh nghiệp bạn. Từ đó, đội thiết kế sẽ giúp doanh nghiệp thể hiện những yếu tố kể trên thông qua hình ảnh như màu sắc, font chữ, đường nét, ý tưởng…

Hãy xem một câu chuyện sau đây!

Khi nhắc đến bộ nhận diện thương hiệu thành công, không thể không nhắc tới Coca-Cola. Có thể bạn chưa biết nhưng Coca – Cola đã trở thành biểu tượng mang tính bản sắc ở Mỹ từ những năm 80 của thế kỷ trước và dần được yêu thích trên toàn cầu. Với thiết kế màu trắng và đỏ chủ đạo, cùng chiến dịch quảng cáo thành công vang dội của Coca-Cola đã khiến người tiêu dùng nhận ra sản phẩm của họ ngay lập tức khi nhìn vào những “chai nước có vỏ màu đỏ – trắng.” Qua đây có thể thấy rằng hình ảnh chính là cách tốt nhất để quảng cáo sản phẩm tới khách hàng. Nói cách khác, bộ nhận diện thương hiệu có vai trò như một cầu nối của thương hiệu đến tay người tiêu dùng.

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu (Corporation Identify Program – CIP) là các yếu tố hữu hình, nó đại diện cho thương hiệu một cách trực quan, truyền tải thông tin, bản sắc công ty thông qua hình ảnh bằng việc sử dụng các biểu tượng và ngôn từ.

Một bộ nhận diện thương hiệu tốt giúp tạo ấn tượng sâu sắc đến khách hàng, giúp họ phân biệt và ghi nhớ hình ảnh thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh. (Ảnh: Pexels).
Một bộ nhận diện thương hiệu tốt giúp tạo ấn tượng sâu sắc đến khách hàng, giúp họ phân biệt và ghi nhớ hình ảnh thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh. (Ảnh: Pexels).

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?

Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm tất cả những thứ có vai trò liên kết với hình ảnh của công ty, bao gồm hệ thống truyền thông động và hệ thống truyền thông tĩnh.

1. HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG ĐỘNG

  • Hệ thống tài liệu in ấn: Tờ rơi, áp phích, Brochure, bản in nội bộ.
  • Hệ thống quảng cáo: Quảng cáo trên báo nguyên trang A4; Quảng cáo trên báo nửa trang A5; Quảng cáo Website khổ ngang; Quảng cáo website khổ vuông & dọc; Quảng cáo Billboard

2. HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG TĨNH

  • Hệ thống giấy tờ văn phòng: Danh thiếp, Giấy viết thư; Phong bì thư A5/A4; Bìa đĩa & Vỏ đĩa; Kẹp tài liệu; Hệ thống Power Point; Faxx; Boarding Pass.
  • Hệ thống biển hiệu khu vực checkin: Phối cảnh tổng thể; Banner tại quầy checkin; Kiosh Checkin; Biển chỉ dẫn; Bảng thông báo chuyến bay; Màn hình thông báo chuyến bay; Hệ thống bảng thông tin quầy check in; Hệ thống bảng tại cân hành lý; Bảng chào mừng
  • Hệ thống biểu mẫu kinh doanh: Quy chế; Biên bản; Quyết định.

Cụ thể, bộ nhận diện công ty thường bao gồm:

  • Tên công ty, logo, slogan
  • Văn phòng phẩm (letterhead + danh thiếp + phong bì, v.v.)
  • Sản phẩm marketing (Tờ rơi, brochure, sách, web, v.v.)
  • Sản phẩm & bao bì (Sản phẩm được bán và bao bì chứa trong đó)
  • Thiết kế trang phục (Các mặt hàng quần áo, đồng phục cho nhân viên mặc)
  • Bảng hiệu, kiến trúc (Thiết kế nội ngoại thất)
  • Các phương tiện giao tiếp (âm thanh, intro, outtro, mùi, chạm, v.v.)

Và bất cứ điều gì khác trực quan đại diện cho doanh nghiệp.


Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tuỳ từng ngành nghề, lĩnh vực, quy mô và tính chất sản phẩm dịch vụ sẽ có sự đầu tư khác nhau vào các ấn phẩm thiết kế.

Ví dụ: Những doanh nghiệp làm về dịch vụ thường đầu tư nhiều vào hệ thống giấy tờ, bảng biển, đồng phục, nội thất. Mặt khác, đối với những doanh nghiệp làm về thực phẩm thì ít đầu tư vào hệ thống giấy tờ (thường chỉ có phong bì, card visit) và đầu tư nhiều hơn về bao bì, kệ bán hàng, poster tại cửa hàng/ siêu thị…

Ngoài ra, bên cạnh các thành phần của thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu kể trên sẽ có thêm một “bộ quy chuẩn và hướng dẫn sử dụng bộ nhận diện thương hiệu. Trong đó có một phần gọi là “hình đồ hoạ bổ trợ” để khi ứng dụng các thiết kế được đồng bộ và đúng cách, phát huy vai trò tối đa của nó.

Mức độ quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu đối với doanh nghiệp.

Tạo ra sự nhất quán

Việc hình ảnh thương hiệu nhất quán được xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau giúp khách hàng hiểu đúng về thương hiệu. Nghĩa là khách hàng cơ bản sẽ hiểu được những gì mà doanh nghiệp muốn truyền tải.
Phong cách của thương hiệu đó như thế nào, mang lại cảm nhận cho khách hàng ra sao? Hơn nữa bộ nhận diện thương hiệu với những các hình ảnh liên quan có thể giúp giải thích rõ hơn lĩnh vực kinh doanh của công ty bạn với khách hàng. Khi đó, khách hàng nhanh chóng hiểu được cho dù đó là lần tiếp xúc đầu tiên với thương hiệu.

Gia tăng giá trị thương hiệu

Đây là tác động trực tiếp của việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ giúp khách hàng dễ dàng nhận ra thương hiệu, tăng độ phủ trên thị trường so với các thương hiệu khác, gia tăng giá trị cơ hội bằng cách tăng doanh số và nâng cao vị thế trong mắt nhà đầu tư.

Xây dựng lòng trung thành và sự tin cậy với khách hàng

Phải mất từ ​​5 đến 7 lần hiển thị về một thương hiệu để người tiêu dùng bắt đầu nhận ra thương hiệu của bạn. Do đó, bộ nhận diện thương hiệu tốt giúp khách hàng nhớ đến doanh nghiệp của bạn dễ dàng hơn. Điều này có nghĩa là bộ nhận diện thương hiệu tốt thực sự có thể giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Nếu họ cảm thấy rằng họ có cùng giá trị với bạn, họ sẽ bị thu hút bởi doanh nghiệp của bạn và sẽ cảm thấy thoải mái khi mua hàng của bạn so với đối thủ cạnh tranh của bạn.

Tạo lợi thế cạnh tranh

Đối với những công ty chú trọng nhiều đến hình ảnh thương hiệu sẽ là yếu tố định hình tốt trong mắt khách hàng khi cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường với cùng một sản phẩm.

Thúc đẩy doanh số

Một ví dụ điển hình là Apple. Về cơ bản, mức giá cao của Apple là kết quả của thương hiệu mạnh và đáng tin cậy mà họ đã xây dựng. Họ có thể tính một mức giá cao vì trong tâm trí khách hàng, sản phẩm của họ đáng trả hơn nhiều thương hiệu công nghệ khác ngoài thị trường, mặc dù thực tế là chúng ở cùng cấp độ hoặc thậm chí tốt hơn.

Quy trình 6 bước thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Bước 1: Xác định vấn đề: Dựa trên những chia sẻ về kế hoạch của doanh nghiệp, đơn vị thiết kế sẽ hiểu được lý do vì sao doanh nghiệp muốn đặt thiết kế và biết được mục tiêu của doanh nghiệp trong thời gian tới là gì. Từ đó, xem xét hiện trạng tên/bao bì/logo… của doanh nghiệp như thế nào (đâu là thứ cần thay, đâu là thứ có thể dùng tiếp và lí do).

Sau đó 2 bên sẽ thảo luận và thống nhất về những thứ cần thay đổi và thời điểm thay đổi.

Bước 2: Tìm kiếm và phân tích thông tin.
Từ những dữ liệu doanh nghiệp cung cấp và phân tích ở bước 1, đơn vị thiết kế sẽ tìm hiểu:

  • Thông tin thương hiệu: Các giá trị cốt lõi, định hướng, hình tượng đại diện cho thương hiệu, những cảm xúc mà thương hiệu mang lại cho khách hàng.
  • Thông tin sản phẩm: Đặc tính, đặc trưng của sản phẩm.
  • Khảo sát thiết kế: Khảo sát các thiết kế cùng loại trên thị trường Việt Nam cũng như quốc tế và đối thủ cạnh tranh để xem thiết kế của những sản phẩm này mang cảm xúc chung như thế nào. Từ đó, đơn vị thiết kế sẽ thiết kế ra một sản phẩm đem lại sự khác biệt cho doanh nghiệp.
  • Đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu ưu, nhược điểm của đối thủ cạnh tranh.
  • Kế hoạch Marketing: Xác định chiến lược marketing của doanh nghiệp thực hiện trên kênh online hay offline.
  • Khách hàng mục tiêu: Xác định khách hàng mục tiêu, địa điểm để hiểu bối cảnh sản phẩm và thương hiệu.
  • Deadline dự án: Đây là phần về timeline, kế hoạch chi tiết. Ở phần này đơn vị thiết kế sẽ giúp khách hàng hình dung xem gói việc này cần làm hết trong bao lâu và cần điều chỉnh thời gian như thế nào để phù hợp với kế hoạch của doanh nghiệp.
  • Thông tin khác: Đây là những quan điểm, mong muốn của khách hàng, phong thuỷ, tôn giáo, sở thích…

Bước 3: Lên ý tưởng và chọn lựa ý tưởng.

  • Brainstorm: Liên kết các từ khóa liên quan tới đặc tính sản phẩm, sau đó kết hợp các từ khoá với nhau để tạo ra nhiều ý tưởng nhất.
  • Chọn lọc ý tưởng, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của ý tưởng.
  • Lựa chọn ý tưởng để triển khai ví dụ.

Bước 4: Thiết kế Demo: Triển khai ý tưởng được chọn lên thiết kế, bao gồm hình ảnh, chữ, màu sắc, bố cục. Giải thích về lý do lựa chọn màu sắc, kiểu chữ…

Bước 5: Đánh giá sản phẩm: Tổng hợp tất cả các ý kiến đánh giá về thiết kế Demo

Bước 6: Hoàn thiện sản phẩm.

Quy trình 6 bước thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Quy trình 6 bước thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Lợi ích của việc thuê một đơn vị thiết kế bộ nhận diện cho doanh nghiệp của bạn.

Đôi lúc ý tưởng của bạn chưa thật sự phù hợp với doanh nghiệp, thị trường và khách hàng mà bạn đang hướng tới. Đội ngũ thiết kế sẽ nghiên cứu và sử dụng kĩ năng chuyên môn để:

  • Cho bạn lời khuyên nên làm thế nào để phù hợp.
  • Hiện thực hóa ý tưởng của bạn.
  • Đưa ra giải pháp tốt nhất, tiết kiệm nhất cho doanh nghiệp của bạn.
  • Thiết kế phù hợp với doanh nghiệp, thị trường và khách hàng của bạn.
  • Thể hiện hết những giá trị và định vị doanh nghiệp của bạn.
  • Giúp khách hàng tiếp cận đến với những khách hàng tiềm năng.

Kinh nghiệm để chọn đơn vị thiết kế phù hợp

Các đơn vị thiết kế hiện nay chia ra làm 3 cấp độ.

  • Đơn vị thiết kế cấp 1: Ở cấp độ này người thực hiện các dự án thường là những người có ít kinh nghiệm, khách hàng nói gì làm đấy, không có tư vấn chuyên sâu cho khách hàng.
  • Đơn vị thiết kế cấp 2: Đây là những người có kỹ năng chuyên môn, họ hiểu được những yêu cầu thiết kế của khách hàng từ đó tạo ra được thiết kế đúng với mong muốn của khách hàng.
  • Đơn vị thiết kế cấp 3: Còn được gọi là cố vấn, đây là những người có chuyên môn dày dặn trong thiết kế, hiểu cả về thiết kế và marketing. Ở cấp độ này, sau khi nhận được bản yêu cầu thiết kế của khách hàng, họ sẽ tìm hiểu tổng thể về doanh nghiệp, mô hình kinh doanh, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và nghiên cứu thị trường. Từ đó họ sẽ tư vấn xây dựng thương hiệu của bạn như thế nào, nên làm gì để tối ưu hoá và hiệu quả nhất. Nói cách khác là họ sẽ đưa ra giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Để lựa chọn đơn vị thiết kế phù hợp sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu và định hướng doanh nghiệp của bạn như thế nào.

Ngoài ra, theo như kinh nghiệm của chúng tôi, đối với các công ty Startup nên chọn những đơn vị thiết kế cấp 2, những doanh nghiệp đã có kế hoạch truyền thông và định vị vững chắc nên chọn những đơn vị cấp 3 để có những giải pháp xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt nhất.

Trên đây là chi tiết về khái niệm và vai trò của bộ nhận diện thương hiệu, hy vọng sẽ giúp được một phần nào đó cho doanh nghiệp của bạn.

Ở S-River, chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ thiết kế cấp 2 và cấp 3, với những kinh nghiệm lâu năm trong ngành thiết kế và nhận được nhiều đánh giá cao từ phía khách hàng, chúng tôi sẵn sàng đồng hành của Quý khách xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp để từ đó nâng cao doanh số bán hàng.

Nếu bạn gặp khó khăn, S-River Creative Agency sẽ giúp bạn!

[Case study] CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA ADIDAS

Adidas Group là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các mẫu đồ thể thao lớn thứ hai trên thế giới. Họ là một trong những nhà lãnh đạo trong việc đổi mới công nghệ. Nhóm Adidas có cho mình rất nhiều thương hiệu dưới sự bảo trợ của họ như Reebok, Taylor Made, CCM, cũng như Adidas. Adidas Group tiếp tục khiến mình nổi trội hơn đối thủ của mình bằng cách thích ứng với nhu cầu của khách hàng trong một xã hội luôn thay đổi. Kể từ năm 1949, Adidas đã trở thành một công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp may mặc thể thao. Hãy cùng S-River tìm hiểu kỹ hơn về chiến dịch xây dựng thương hiệu của Adidas.

Chiến lược xây dựng thương hiệu của Adidas

 

Bối cảnh chiến dịch

Mặc dù Adidas là thương hiệu thể thao lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Nike nhưng Adidas vẫn khá “chật vật” tại thị trường Mỹ. Năm 2015, họ đã bị tụt lại sau Under Armour trong doanh số bán lẻ các sản phẩm của ngành may mặc thể thao và giày dép Mỹ. Trong khi Mỹ chiếm 40% thị phần giày dép trên toàn thế giới và dẫn đầu trong xu hướng giày thể thao trên toàn thế giới.

Ngành công nghiệp may mặc thể thao thông thường chỉ thường bán những sản phẩm đẹp và “cool”, và Adidas đơn giản là đã có được những gì người tiêu dùng muốn. Adidas đã có cho mình những bước tiến trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh của họ để bù đắp cho sự mất mát này. Một chiến dịch tiếp IMC sẽ được thực hiện để có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và mang lại sự phấn khích mới xung quanh thương hiệu Adidas để giữ chân khách hàng cũ và đồng thời tạo khách hàng mới.

Đối tượng chiến dịch IMC là gì?

Đối tượng đầu tiên chính là các nhân viên của Adidas. Đây là yếu tố quan trọng nhất mà một công ty có thể có. Các nhân viên chính là người sẽ làm việc chặt chẽ nhất với khách hàng của công ty và đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế và Marketing cho sản phẩm của công ty.. 

Để đáp ứng hiệu quả tất cả các nhu cầu của khách hàng, Adidas chia khách hàng của mình thành các nhóm cụ thể.

  • Khách hàng trung thành: Đây chính là nhóm những khách hàng yêu thích và gắn bó với thương hiệu Adidas. Đây là nhóm khách hàng quan trọng nhất. Do vậy, doanh nghiệp cần phải quan tâm và đánh giá cao họ, cũng như công nhận họ.
  • Khách hàng cũ: Đây là những khách hàng trước đây đã từng mua các sản phẩm của Adidas nhưng bây giờ đã chuyển sang các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Đây là những khách hàng mà Adidas đang cần cố gắng để giành lại.
  • Khách hàng tiềm năng: Đây là những khách hàng mới mà Adidas hy vọng có thể sẽ giành được sự quan tâm của họ song song với những khách hàng cũ đã từ bỏ công ty. Đây là những khách hàng chưa bao giờ ủng hộ thương hiệu Adidas nhưng với sự đổi mới mới họ muốn giành chiến thắng.
  • Các cổ đông: Là chủ sở hữu một phần của các cổ đông Adidas cảm thấy họ cần được thông báo và tham gia vào chiến dịch. Mặc dù doanh số bán hàng của Adidas đã giảm ở Mỹ, nhưng cổ phiếu của Adidas vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Với chiến dịch mới để tăng doanh thu ở Mỹ, nó đã mang lại cho công ty rất nhiều lợi thế hơn cho các nhà đầu tư muốn có vốn chủ sở hữu trong công ty.
  • Chính phủ: Adidas là một công ty thuộc sở hữu công khai, có nghĩa là chính phủ đóng vai trò riêng biệt trong các quy định của công ty. Chính phủ cũng phải làm việc với các công ty như Adidas vì nó là một trong những công ty lớn nhất và có giá trị nhất trên thế giới, vì vậy nếu Adidas thành công thì chính phủ Mỹ cũng vậy. Bằng cách tạo ra doanh thu thông qua một chiến lược kinh doanh mới, chính phủ sẽ hỗ trợ những nỗ lực của họ.

Chiến lược xây dựng thương hiệu của Adidas

Thông điệp chiến dịch IMC

Adidas cung cấp những mặt hàng thời trang thể thao sáng tạo và với công nghệ và chất lượng hiện đại giúp mọi người thành công ở mọi thứ mà họ làm. Hơn nữa, Adidas là một trong những thương hiệu có giá trị biểu tượng và dễ nhận biết nhất trên thế giới.

Tổng quan mục tiêu và kế hoạch

Mục tiêu:

  • Chiến dịch giúp tăng 25% nhận thức về chiến lược kinh doanh mới.
  • Tăng 35% sự công nhận trong số các đối tượng truyền thông IMC của chiến dịch về giá trị mới và cải tiến về chất lượng của các sản phẩm Adidas ở Mỹ so với các đối thủ cạnh tranh.
  • Gia tăng 40% trong nhận thức thương hiệu Adidas trong tất cả các công chúng chủ chốt.
  • Tăng thị phần lên 40% trong ngành thể thao bằng cách thu hút khách hàng mới và giành lại khách hàng trước đó.
  • Tăng doanh thu bán hàng lên 25% bằng cách quảng bá chất lượng giá cả phải chăng và các sản phẩm sáng tạo mà nhóm Adidas cung cấp

Với nhóm nhân viên, Adidas sử dụng bản tin, cuộc họp của bộ phận công ty, Marketing trực tiếp, với mục tiêu tạo ra các chương trình đào tạo tốt hơn:

  • Với nhóm khách hàng, phương tiện truyền thông được sử dụng bao gồm tờ rơi, TVC, truyền thông, email, tài trợ. Mục tiêu để gửi thông điệp chất lượng sản phẩm mới, cải tiến và mang đến một sự hào hứng về thương hiệu cho khách hàng, cũng như xác lập quan hệ đối tác.
  • Với các cổ đông, Adidas thông qua quan hệ nhà đầu tư truyền thông để tăng trưởng bằng cách thể hiện tất cả các ý tưởng mới và kế hoạch với cổ đông để được triển khai cho công ty.
  • Với chính quyền, Adidas mang đến lợi ích mở rộng toàn cầu an ninh quốc gia và nhập khẩu an toàn, thông qua Cơ quan Quốc hội.

Chiến lược xây dựng thương hiệu của Adidas

Các công cụ IMC được triển khai

Sau đây là danh sách các chiến lược quan hệ chiến lược và chiến lược Marketing sẽ được thực hiện trong suốt chiến dịch.

  • Bản tin và Email: Chiến thuật này sẽ được sử dụng hàng tháng với các bản tin và hàng tuần với các Email để cho nhân viên của Adidas. Vì nhân viên chính là chìa khóa quan trọng nhất đối với Adidas, họ cần phải tin vào sứ mệnh và mục tiêu mà Adidas đang hướng tới hơn bất kỳ ai khác. Họ cần phải biết được mọi thứ đang xảy ra với Adidas. Nền tảng này cũng có thể được sử dụng để công nhận những nhân viên chăm chỉ và nổi bật nhất công ty. 
  • Báo cáo hàng năm: Báo cáo hàng năm đã mang lại rất nhiều lợi ích trong việc quản lý mối quan hệ giữa Adidas Group và tất cả các cổ đông của công ty, đối tác quan trọng của họ. Nó sẽ trình bày cái nhìn sâu sắc nhất đến mọi khía cạnh của công ty, chẳng hạn như tầm nhìn của công ty, sứ mệnh, sản phẩm và thông tin tài chính của công ty. Điều này sẽ được tạo ra mỗi năm một lần, vào báo cáo tài chính cuối năm.
  • Content Marketing: Adidas muốn chứng minh cho khách hàng thấy được chất lượng sản phẩm của họ xứng đáng là người dẫn đầu trong ngành thời trang thể thao. Các câu chuyện truyền thông sẽ giúp họ đạt được điều này. Nhóm Adidas sẽ gửi câu chuyện của họ ra 2 tháng trước khi họ muốn câu chuyện của họ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.
  • Sản phẩm mới: Chiến thuật này rất quan trọng trong việc giúp công ty tạo ra những câu chuyện thú vị xung quanh thương hiệu mà Adidas mong muốn tạo ra để giành thêm thị phần. Khách hàng chính là mục tiêu chính khi công ty ra mắt những sản phẩm mới. Do vậy khách hàng cần phải có đầy đủ nhận thức về tất cả các sản phẩm mới mà công ty đã sản xuất để giữ vững danh hiệu là nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp đồ thể thao. Chúng sẽ được phát hành trên trang web và cũng được gửi qua email cho tất cả khách hàng cũ, hiện tại và tiềm năng mới.
  • Quảng cáo: Một chiến dịch quảng cáo sáng tạo phải được thực hiện để có thể tạo ra một câu chuyện thật thú vị xung quanh thương hiệu và thể hiện được đầy đủ các điểm đặc biệt của một sản phẩm mới. Thời điểm quan trọng nhất để quảng cáo chính là các mùa lễ, chính là thời điểm mà Adidas kiếm được hơn 80% lợi nhuận của mình hàng năm. Các quảng cáo nhỏ hơn sẽ được áp dụng thường xuyên trong suốt cả năm, nhưng số tiền nhiều nhất sẽ được chi tiêu cho mùa lễ.
  • Sự kiện đặc biệt: Adidas còn thường xuyên sử dụng các sự kiện và chương trình khuyến mãi của mình để tặng thưởng cho các khách hàng trung thành và thu hút thêm những khách hàng mới mua sắm sản phẩm của họ. Sẽ có các giao dịch (deals) và giảm giá cho các thành viên có tài khoản Adidas hàng tháng và cũng giảm giá cho các thành viên mới, để từ đó có thể biến họ thành những khách hàng trung thành, thành những người sẽ luôn lựa chọn Adidas làm thương hiệu đồ thể thao của họ.
  • Truyền thông xã hội (Social Media): Adidas sẽ thực hiện một chiến dịch truyền thông xã hội mạnh mẽ để nâng cao nhận thức của người dùng về thương hiệu của họ và cho công chúng biết tất cả mọi thứ xảy ra với Adidas. Đây sẽ là một chiến thuật dễ dàng và rẻ tiền để quảng bá chiến dịch “Adidas: Người dẫn đầu trong thể thao trong hơn 60 năm”. Adidas có thể sử dụng các nền tảng như Facebook, Twitter và Instagram để thông báo cho công chúng về các chiến dịch như ngày phát hành, khuyến mãi, sự kiện đặc biệt, giảm giá và liên kết đến trang web của họ chỉ với một cú nhấp chuột. Kết hợp phương tiện truyền thông xã hội vào chiến dịch cũng sẽ thúc đẩy sự tham gia, cởi mở, trò chuyện, cộng đồng và kết nối giữa những người công khai quan trọng.
  • Nghiên cứu đánh giá: Nghiên cứu phải được tiến hành để theo dõi thành công của chiến dịch trong suốt cả năm và thực hiện điều chỉnh chiến dịch khi cần. Nghiên cứu tập trung vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng cùng với thị phần của công ty. Nghiên cứu phải được thực hiện trước, trong và sau chiến dịch để đánh giá tổng kết quả.

Chiến lược xây dựng thương hiệu của Adidas

Trên đây là cái nhìn tông quát nhất mà S-River mang đến cho bạn về chiến dịch xây dựng thương hiệu của Adidas. S-River Creative Agency là công ty Thiết kế Đồ họa chuyên tư vấn, cung cấp giải pháp hình ảnh phục vụ marketing và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn xây dựng thương hiệu cho danh nghiệp và thiết kế logo, bao bì, họa tiết, … hãy liên hệ ngay với S-River nhé!