BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ? ĐỊNH NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG
20 tháng 02 năm 2023

Bộ nhận diện thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp cho khách hàng nhận biết và ghi nhớ doanh nghiệp của bạn. Với một bộ nhận diện thương hiệu hoàn hảo, doanh nghiệp sẽ bước đầu tạo lập được hình ảnh thương hiệu của riêng mình. Đây cũng chính là cầu nối để doanh nghiệp đưa thương hiệu của mình đến với người dùng. Để tìm hiểu kĩ hơn, hãy cùng đồng hành với S-River trong bài viết dưới đây!

Để có một bộ nhận diện thương hiệu hoàn hảo cho doanh nghiệp, trước tiên bạn cần xây dựng chiến lược thương hiệu bằng cách xác định các vấn đề sau:

  • Thứ nhất – Tổng quan thị trường: Quy mô ngành, tính chất sản phẩm, đối thủ, người tiêu dùng.
  • Thứ 2 – Phân tích thương hiệu: Mục tiêu, sứ mệnh; Tầm nhìn, cơ hội, thách thức và đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Thứ 3 – Ý tưởng thương hiệu: Giá trị cốt lõi; Định vị thương hiệu; Lợi ích của thương hiệu; Lý do tin tưởng; Câu chuyện thương hiệu và tên gọi (ý nghĩa tên gọi), tính cách thương hiệu.
  • Thứ 4 – Ý tưởng hình ảnh: Sau khi xây dựng chiến lược thương hiệu, bạn cần cung cấp cho đơn vị thiết kế.

Dựa vào đó đơn vị thiết kế hiểu sẽ hiểu được mục đích chiến lược kinh doanh, đặc tính, sứ mệnh, câu chuyện thương hiệu và nhu cầu của doanh nghiệp bạn. Từ đó, đội thiết kế sẽ giúp doanh nghiệp thể hiện những yếu tố kể trên thông qua hình ảnh như màu sắc, font chữ, đường nét, ý tưởng…

Hãy xem một câu chuyện sau đây!

Khi nhắc đến bộ nhận diện thương hiệu thành công, không thể không nhắc tới Coca-Cola. Có thể bạn chưa biết nhưng Coca – Cola đã trở thành biểu tượng mang tính bản sắc ở Mỹ từ những năm 80 của thế kỷ trước và dần được yêu thích trên toàn cầu. Với thiết kế màu trắng và đỏ chủ đạo, cùng chiến dịch quảng cáo thành công vang dội của Coca-Cola đã khiến người tiêu dùng nhận ra sản phẩm của họ ngay lập tức khi nhìn vào những “chai nước có vỏ màu đỏ – trắng.” Qua đây có thể thấy rằng hình ảnh chính là cách tốt nhất để quảng cáo sản phẩm tới khách hàng. Nói cách khác, bộ nhận diện thương hiệu có vai trò như một cầu nối của thương hiệu đến tay người tiêu dùng.

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu (Corporation Identify Program – CIP) là các yếu tố hữu hình, nó đại diện cho thương hiệu một cách trực quan, truyền tải thông tin, bản sắc công ty thông qua hình ảnh bằng việc sử dụng các biểu tượng và ngôn từ.

Một bộ nhận diện thương hiệu tốt giúp tạo ấn tượng sâu sắc đến khách hàng, giúp họ phân biệt và ghi nhớ hình ảnh thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh. (Ảnh: Pexels).
Một bộ nhận diện thương hiệu tốt giúp tạo ấn tượng sâu sắc đến khách hàng, giúp họ phân biệt và ghi nhớ hình ảnh thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh. (Ảnh: Pexels).

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?

Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm tất cả những thứ có vai trò liên kết với hình ảnh của công ty, bao gồm hệ thống truyền thông động và hệ thống truyền thông tĩnh.

1. HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG ĐỘNG

  • Hệ thống tài liệu in ấn: Tờ rơi, áp phích, Brochure, bản in nội bộ.
  • Hệ thống quảng cáo: Quảng cáo trên báo nguyên trang A4; Quảng cáo trên báo nửa trang A5; Quảng cáo Website khổ ngang; Quảng cáo website khổ vuông & dọc; Quảng cáo Billboard

2. HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG TĨNH

  • Hệ thống giấy tờ văn phòng: Danh thiếp, Giấy viết thư; Phong bì thư A5/A4; Bìa đĩa & Vỏ đĩa; Kẹp tài liệu; Hệ thống Power Point; Faxx; Boarding Pass.
  • Hệ thống biển hiệu khu vực checkin: Phối cảnh tổng thể; Banner tại quầy checkin; Kiosh Checkin; Biển chỉ dẫn; Bảng thông báo chuyến bay; Màn hình thông báo chuyến bay; Hệ thống bảng thông tin quầy check in; Hệ thống bảng tại cân hành lý; Bảng chào mừng
  • Hệ thống biểu mẫu kinh doanh: Quy chế; Biên bản; Quyết định.

Cụ thể, bộ nhận diện công ty thường bao gồm:

  • Tên công ty, logo, slogan
  • Văn phòng phẩm (letterhead + danh thiếp + phong bì, v.v.)
  • Sản phẩm marketing (Tờ rơi, brochure, sách, web, v.v.)
  • Sản phẩm & bao bì (Sản phẩm được bán và bao bì chứa trong đó)
  • Thiết kế trang phục (Các mặt hàng quần áo, đồng phục cho nhân viên mặc)
  • Bảng hiệu, kiến trúc (Thiết kế nội ngoại thất)
  • Các phương tiện giao tiếp (âm thanh, intro, outtro, mùi, chạm, v.v.)

Và bất cứ điều gì khác trực quan đại diện cho doanh nghiệp.


Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tuỳ từng ngành nghề, lĩnh vực, quy mô và tính chất sản phẩm dịch vụ sẽ có sự đầu tư khác nhau vào các ấn phẩm thiết kế.

Ví dụ: Những doanh nghiệp làm về dịch vụ thường đầu tư nhiều vào hệ thống giấy tờ, bảng biển, đồng phục, nội thất. Mặt khác, đối với những doanh nghiệp làm về thực phẩm thì ít đầu tư vào hệ thống giấy tờ (thường chỉ có phong bì, card visit) và đầu tư nhiều hơn về bao bì, kệ bán hàng, poster tại cửa hàng/ siêu thị…

Ngoài ra, bên cạnh các thành phần của thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu kể trên sẽ có thêm một “bộ quy chuẩn và hướng dẫn sử dụng bộ nhận diện thương hiệu. Trong đó có một phần gọi là “hình đồ hoạ bổ trợ” để khi ứng dụng các thiết kế được đồng bộ và đúng cách, phát huy vai trò tối đa của nó.

Mức độ quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu đối với doanh nghiệp.

Tạo ra sự nhất quán

Việc hình ảnh thương hiệu nhất quán được xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau giúp khách hàng hiểu đúng về thương hiệu. Nghĩa là khách hàng cơ bản sẽ hiểu được những gì mà doanh nghiệp muốn truyền tải.
Phong cách của thương hiệu đó như thế nào, mang lại cảm nhận cho khách hàng ra sao? Hơn nữa bộ nhận diện thương hiệu với những các hình ảnh liên quan có thể giúp giải thích rõ hơn lĩnh vực kinh doanh của công ty bạn với khách hàng. Khi đó, khách hàng nhanh chóng hiểu được cho dù đó là lần tiếp xúc đầu tiên với thương hiệu.

Gia tăng giá trị thương hiệu

Đây là tác động trực tiếp của việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ giúp khách hàng dễ dàng nhận ra thương hiệu, tăng độ phủ trên thị trường so với các thương hiệu khác, gia tăng giá trị cơ hội bằng cách tăng doanh số và nâng cao vị thế trong mắt nhà đầu tư.

Xây dựng lòng trung thành và sự tin cậy với khách hàng

Phải mất từ ​​5 đến 7 lần hiển thị về một thương hiệu để người tiêu dùng bắt đầu nhận ra thương hiệu của bạn. Do đó, bộ nhận diện thương hiệu tốt giúp khách hàng nhớ đến doanh nghiệp của bạn dễ dàng hơn. Điều này có nghĩa là bộ nhận diện thương hiệu tốt thực sự có thể giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Nếu họ cảm thấy rằng họ có cùng giá trị với bạn, họ sẽ bị thu hút bởi doanh nghiệp của bạn và sẽ cảm thấy thoải mái khi mua hàng của bạn so với đối thủ cạnh tranh của bạn.

Tạo lợi thế cạnh tranh

Đối với những công ty chú trọng nhiều đến hình ảnh thương hiệu sẽ là yếu tố định hình tốt trong mắt khách hàng khi cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường với cùng một sản phẩm.

Thúc đẩy doanh số

Một ví dụ điển hình là Apple. Về cơ bản, mức giá cao của Apple là kết quả của thương hiệu mạnh và đáng tin cậy mà họ đã xây dựng. Họ có thể tính một mức giá cao vì trong tâm trí khách hàng, sản phẩm của họ đáng trả hơn nhiều thương hiệu công nghệ khác ngoài thị trường, mặc dù thực tế là chúng ở cùng cấp độ hoặc thậm chí tốt hơn.

Quy trình 6 bước thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Bước 1: Xác định vấn đề: Dựa trên những chia sẻ về kế hoạch của doanh nghiệp, đơn vị thiết kế sẽ hiểu được lý do vì sao doanh nghiệp muốn đặt thiết kế và biết được mục tiêu của doanh nghiệp trong thời gian tới là gì. Từ đó, xem xét hiện trạng tên/bao bì/logo… của doanh nghiệp như thế nào (đâu là thứ cần thay, đâu là thứ có thể dùng tiếp và lí do).

Sau đó 2 bên sẽ thảo luận và thống nhất về những thứ cần thay đổi và thời điểm thay đổi.

Bước 2: Tìm kiếm và phân tích thông tin.
Từ những dữ liệu doanh nghiệp cung cấp và phân tích ở bước 1, đơn vị thiết kế sẽ tìm hiểu:

  • Thông tin thương hiệu: Các giá trị cốt lõi, định hướng, hình tượng đại diện cho thương hiệu, những cảm xúc mà thương hiệu mang lại cho khách hàng.
  • Thông tin sản phẩm: Đặc tính, đặc trưng của sản phẩm.
  • Khảo sát thiết kế: Khảo sát các thiết kế cùng loại trên thị trường Việt Nam cũng như quốc tế và đối thủ cạnh tranh để xem thiết kế của những sản phẩm này mang cảm xúc chung như thế nào. Từ đó, đơn vị thiết kế sẽ thiết kế ra một sản phẩm đem lại sự khác biệt cho doanh nghiệp.
  • Đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu ưu, nhược điểm của đối thủ cạnh tranh.
  • Kế hoạch Marketing: Xác định chiến lược marketing của doanh nghiệp thực hiện trên kênh online hay offline.
  • Khách hàng mục tiêu: Xác định khách hàng mục tiêu, địa điểm để hiểu bối cảnh sản phẩm và thương hiệu.
  • Deadline dự án: Đây là phần về timeline, kế hoạch chi tiết. Ở phần này đơn vị thiết kế sẽ giúp khách hàng hình dung xem gói việc này cần làm hết trong bao lâu và cần điều chỉnh thời gian như thế nào để phù hợp với kế hoạch của doanh nghiệp.
  • Thông tin khác: Đây là những quan điểm, mong muốn của khách hàng, phong thuỷ, tôn giáo, sở thích…

Bước 3: Lên ý tưởng và chọn lựa ý tưởng.

  • Brainstorm: Liên kết các từ khóa liên quan tới đặc tính sản phẩm, sau đó kết hợp các từ khoá với nhau để tạo ra nhiều ý tưởng nhất.
  • Chọn lọc ý tưởng, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của ý tưởng.
  • Lựa chọn ý tưởng để triển khai ví dụ.

Bước 4: Thiết kế Demo: Triển khai ý tưởng được chọn lên thiết kế, bao gồm hình ảnh, chữ, màu sắc, bố cục. Giải thích về lý do lựa chọn màu sắc, kiểu chữ…

Bước 5: Đánh giá sản phẩm: Tổng hợp tất cả các ý kiến đánh giá về thiết kế Demo

Bước 6: Hoàn thiện sản phẩm.

Quy trình 6 bước thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Quy trình 6 bước thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Lợi ích của việc thuê một đơn vị thiết kế bộ nhận diện cho doanh nghiệp của bạn.

Đôi lúc ý tưởng của bạn chưa thật sự phù hợp với doanh nghiệp, thị trường và khách hàng mà bạn đang hướng tới. Đội ngũ thiết kế sẽ nghiên cứu và sử dụng kĩ năng chuyên môn để:

  • Cho bạn lời khuyên nên làm thế nào để phù hợp.
  • Hiện thực hóa ý tưởng của bạn.
  • Đưa ra giải pháp tốt nhất, tiết kiệm nhất cho doanh nghiệp của bạn.
  • Thiết kế phù hợp với doanh nghiệp, thị trường và khách hàng của bạn.
  • Thể hiện hết những giá trị và định vị doanh nghiệp của bạn.
  • Giúp khách hàng tiếp cận đến với những khách hàng tiềm năng.

Kinh nghiệm để chọn đơn vị thiết kế phù hợp

Các đơn vị thiết kế hiện nay chia ra làm 3 cấp độ.

  • Đơn vị thiết kế cấp 1: Ở cấp độ này người thực hiện các dự án thường là những người có ít kinh nghiệm, khách hàng nói gì làm đấy, không có tư vấn chuyên sâu cho khách hàng.
  • Đơn vị thiết kế cấp 2: Đây là những người có kỹ năng chuyên môn, họ hiểu được những yêu cầu thiết kế của khách hàng từ đó tạo ra được thiết kế đúng với mong muốn của khách hàng.
  • Đơn vị thiết kế cấp 3: Còn được gọi là cố vấn, đây là những người có chuyên môn dày dặn trong thiết kế, hiểu cả về thiết kế và marketing. Ở cấp độ này, sau khi nhận được bản yêu cầu thiết kế của khách hàng, họ sẽ tìm hiểu tổng thể về doanh nghiệp, mô hình kinh doanh, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và nghiên cứu thị trường. Từ đó họ sẽ tư vấn xây dựng thương hiệu của bạn như thế nào, nên làm gì để tối ưu hoá và hiệu quả nhất. Nói cách khác là họ sẽ đưa ra giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Để lựa chọn đơn vị thiết kế phù hợp sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu và định hướng doanh nghiệp của bạn như thế nào.

Ngoài ra, theo như kinh nghiệm của chúng tôi, đối với các công ty Startup nên chọn những đơn vị thiết kế cấp 2, những doanh nghiệp đã có kế hoạch truyền thông và định vị vững chắc nên chọn những đơn vị cấp 3 để có những giải pháp xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt nhất.

Trên đây là chi tiết về khái niệm và vai trò của bộ nhận diện thương hiệu, hy vọng sẽ giúp được một phần nào đó cho doanh nghiệp của bạn.

Ở S-River, chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ thiết kế cấp 2 và cấp 3, với những kinh nghiệm lâu năm trong ngành thiết kế và nhận được nhiều đánh giá cao từ phía khách hàng, chúng tôi sẵn sàng đồng hành của Quý khách xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp để từ đó nâng cao doanh số bán hàng.

Nếu bạn gặp khó khăn, S-River Creative Agency sẽ giúp bạn!

Bài viết khác