Thành công trong việc xây dựng thương hiệu của Apple là câu chuyện mà bất cứ thương hiệu nào cũng nên học hỏi. Không chỉ nhờ vào chất lượng sản phẩm hay dịch vụ, Apple còn lớn mạnh bởi hệ sinh thái người dùng, kiến trúc thương hiệu và độ lan tỏa. Hãy cùng S-River tìm hiểu sâu hơn về sự thành công một trong những công ty có giá trị nhất thế giới này nhé!
Nhìn qua về thương hiệu Apple
Apple dùng chính thương hiệu của mình để cạnh tranh trên một số thị trường có tính ganh đua khốc liệt và trở thành công ty đại chúng đầu tiên của Mỹ cán mốc vốn hoá 2 tỷ USD. Với xuất phát điểm là một công ty bán sản phẩm máy tính cá nhân, Apple hiện nay đang dần khẳng định công ty đã vượt xa khỏi một công ty thiết bị máy tính. Thương hiệu này đã pha trộn các dịch vụ nội dung số (như Apple Music, iTunes, iBooks và App Store) là một phần quan trọng của tuyên bố giá trị đối với các chủ sở hữu thiết bị Apple và (với iCloud và Siri trong phần nền) Apple đang tạo ra nhiều dịch vụ và chức năng mà người tiêu dùng có thể truy cập vào bất cứ thiết bị (Apple) nào họ sử dụng vào bất cứ thời điểm.
Sẽ không quá lạ lẫm khi bắt gặp hình ảnh người ta đứng xếp hàng bên ngoài Apple Store. Có thể nói, Apple đang là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ. Dưới đây sẽ là những điểm nhấn trong chiến lược thương hiệu đã tạo nên vị thế vững chắc của Apple.
Người người xếp hàng dài ở Apple Store để mua các sản phẩm của Apple.
Tính cách thương hiệu Apple
Ở thời điểm khởi đầu của chiến lược, Apple tập trung nhiều vào phần cảm xúc. Định hướng này được khơi gợi từ trải nghiệm sản phẩm của người dùng Apple. Tính cách thương hiệu của công ty liên quan đến lối sống, trí tưởng tượng, giành lại tự do, cải tiến, đam mê, hy vọng, ước mơ – nguyện vọng, và sức mạnh mang đến cho mọi người thông qua công nghệ.
Tính cách của Apple cũng là về sự đơn giản, loại bỏ sự phức tạp trong cuộc sống, thiết kế theo nhu cầu của người sử dụng để trở thành một công ty mang tính nhân văn thực sự bằng sự kết nối chân thành với khách hàng. Định hướng tập trung vào cảm xúc không chỉ hình thành nên tính cách thương hiệu Apple mà còn giúp công ty trở nên cực kì hữu ích với mọi người và các doanh nghiệp.
Trải nghiệm của người dùng
Trong suốt quá trình kinh doanh, Apple luôn đưa ra hứa hẹn về những trải nghiệm tuyệt vời đến với người dùng. Các sản phẩm mà Apple cung cấp không chỉ được thiết kế như tuyên bố cam kết thương hiệu mà còn là nền móng, giữ vững giá trị thương hiệu của hãng. Đó cũng là lý do mà dù cho các sản phẩm thiết bị điện tử của Apple có bán giá “cao đến vô lý” so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành thì khách hàng vẫn nườm nượp đổ về Apple Store để trải nghiệm sản phẩm mới từ hãng.
Hiểu rõ rằng tất cả các khía cạnh của trải nghiệm khách hàng đều rất quan trọng và mọi điểm tiếp cận đều hướng tới việc góp phần củng cố cho thương hiệu, Apple đã mở rộng và cải thiện khả năng phân phối bằng cách mở hàng trăm cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên thế giới, thường là ở các khu mua sắm chất lượng cao. Không chỉ vậy, khi kinh doanh Iphone, Appple đã thông qua các cửa hàng bán lẻ của các công ty viễn thông để tăng phạm vi bán lẻ. Đồng thời, khả năng tiếp cận của iPad và iPod cũng được gia tăng thông qua những đại lý bình thường không bán máy tính, cũng như tăng phạm vi tiếp cận của các cửa hàng trực tuyến.
Hơn nữa, để chiếm trọn lòng tin từ những vị khách hàng khó tính, ngoài việc tỉ mỉ trong công đoạn thiết kế, đóng gói sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tuỵ thì Apple còn theo đuổi chiến lược tập trung phát triển các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp. Trong các chiến dịch quảng cáo, thương hiệu này luôn cố gắng gắn liền sản phẩm của họ với các hoạt động thường ngày của con người nhằm tạo sự liên tưởng gần gũi với người dùng.
Cảm giác chung về thương hiệu Apple trong lòng người dùng là tính gắn kết – được định nghĩa bằng cộng đồng những con người thực sự hiểu rằng công nghệ cao thì phải trông thế nào và cảm giác trải nghiệm và sử dụng ra sao. Kèm theo đó, Apple cũng đã làm nhiều doanh nghiệp nhận ra khách hàng là trung tâm của mọi sự cải tiến và định hướng thay đổi chiến lược kinh doanh của họ.
Buổi ra mắt và thông báo giá thành Iphone 13 của Apple
Kiến trúc thương hiệu Apple
Về sự quan trọng của kiến trúc thương hiệu, công ty này vẫn duy trì được bản sắc thương hiệu “nguyên khối” hoặc “tổng thể”. Tất cả mọi thứ liên quan đến tên của Apple (hoặc logo của Apple) đều có sự tương đồng và dễ nhận biết nhờ đều đi được đặt theo 1 chuỗi nhất quán bắt đầu bằng chữ i trước tên của mỗi sản phẩm như: iPhone của Apple, iPad, iPod. Ngoài kiểu đặt tên bắt đầu bằng chữ i thì Apple sẽ để tên thương hiệu của mình trước sản phẩm như Apple Music, Apple Watch, Apple, Apple Pencil, … Các dòng sản phẩm hiện tại của Apple bao gồm không chỉ các thiết bị này, mà còn cả iMac, iBook, iLife, iWork, iPhone, iPad và iCloud.
Nhờ vào logo táo khuyết xuất hiện trên các sản phẩm và việc sử dụng nhất quán chữ “i” trước tên của mỗi sản phẩm, Apple có thể được nhận biết một cách nhanh chóng. Ở mức độ sâu hơn, Apple đã thể hiện giá trị thương hiệu của họ trong từng sản phẩm và hoạt động kinh doanh riêng lẻ, đảm bảo được sự cộng hưởng thương hiệu và ghi dấu ấn mạnh mẽ với khách hàng của họ.
Cách đặt tên sản phâm rất quen thuộc của Apple
Hệ sinh thái người dùng lớn mạnh
Sau hơn 45 năm hoạt động và 20 năm xây dựng thương hiệu, giờ đây Apple tạo ra một hệ sinh thái lớn mạnh bao gồm những người dùng trung thành của họ. Theo một cuộc khảo sát của SellCell năm 2021, mức độ trung thành của người dùng Smartphone với thương hiệu Apple đã đạt mức cao nhất trong lịch sử. Con số lên tới 91,9% chủ sở hữu Iphone dự định sẽ mua điện thoại cùng hãng nếu họ có nhu cầu nâng cấp. Sự trung thành của khách hàng đã góp phần làm nên thành công trong quá trình xây dựng thương hiệu Apple.
Để có được một lượng khách hàng trung thành lớn như vậy, Apple đã luôn dành thời gian để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng và làm thoả mãn mọi nhu cầu của người dùng. Từ sự tương tác đó, khách hàng khi sử dụng và hài lòng với sản phẩm sẽ trao cho Apple sự tin tưởng, và trở thành một khách hàng trung thành. Việc sở hữu và sử dụng thiết bị của Apple cũng giống như việc có một người bạn tốt ở bên cạnh – người sẽ sẵn sàng lắng nghe những vấn đề của bạn, sẵn sàng trở thành cầu nối giữa bạn với hàng triệu người dùng khác cùng trong hệ sinh thái rộng lớn.
Rất nhiều người quan tâm và tham gia các sự kiện, workshop liên quan tới Apple
Hiệu ứng lan tỏa của thương hiệu Apple
Apple đã sử dụng iPad, iTunes, iPhone và iPod để củng cố và tái tạo tính cách thương hiệu của Apple. Đồng thời, những sáng kiến về sản phẩm này đã giúp phát triển hình ảnh thương hiệu hấp dẫn và hợp lí trong tâm trí các phân khúc người tiêu dùng mà Apple chưa từng đạt được trước đó.
Trong một hiệu ứng lan tỏa tên iPod, Apple hy vọng sự phổ biến của iPod và iTunes giữa các nhóm khách hàng mới này sẽ khiến phân khúc thị trường này quan tâm đến các sản phẩm máy tính của Apple. Nguyện vọng này dường như đã xảy ra, khi Apple sử dụng khẩu hiệu “từ những người sáng tạo ra iPod” trong việc quảng bá máy tính iMac G5. Thời điểm máy nghe nhạc iPod bắt đầu được vận hành, doanh thu và thị phần máy tính của Apple đã có sự gia tăng đột ngột.
Đó là đòn bẩy giúp Apple khẳng định thương hiệu để tiến vào thị trường điện tử tiêu dùng, và sau đó là thị trường máy tính cá nhân tiêu dùng. Từ sự thành công trong hiệu ứng lan toả của iPod, các sản phẩm khác của Apple như iPad và mac OS cũng đã thu được những kết quả tích cực.
Một trong những sản phẩm nổi tiếng nhất về công nghệ trên thế giới của Apple hồi bấy giờ – Ipod và Iphone
Apple Pay và Apple Watch: Thương hiệu lớn và lời hứa thương hiệu
Bên cạnh sự thành công của các sản phẩm quá quen thuộc của Apple như iPod, iPad, macOS và iPhone, thì thương hiệu này còn sở hữu các sản phẩm và dịch vụ nội dung số nổi bật khác như là Apple Pay và Apple Watch. Những gì mà hai thương hiệu trên đạt được sau sự tồn tại và phát triển trong hơn 10 năm đã phản ánh lên sự mạnh mẽ của Apple. Tên của Apple Pay và Apple Watch mang tính mô tả và họ tận dụng hết sức mạnh của thương hiệu Apple trong mỗi loại sản phẩm mới mà Apple đang đưa ra thị trường.
Lời hứa của thương hiệu khi mà ý nghĩa cái tên của Apple Pay và Apple Watch chứa đựng giờ đây lớn hơn hiệu ứng lan tỏa. Bởi vì tính cách thương hiệu của Apple bây giờ rất mạnh mẽ. Kì vọng của người dùng đã được thiết lập với bản thân sản phẩm phải sống theo lời hứa thương hiệu. Vai trò của công ty là duy trì và thiết lập lời hứa thương hiệu.
Chiến lược thương hiệu của Apple không chỉ là lợi thế cho họ trong quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu và cạnh tranh trên thị trường. Đó còn là một sự khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm, triết lý vận hành và định hướng phát triển hơn nữa của thương hiệu trong tương lai. Hy vọng những thông tin chia sẻ vừa rồi của S-River sẽ là một bài học hữu ích cho bạn trong chặng đường xây dựng và phát triển thương hiệu.
Apple Pay và Apple Watch
S-River Creative Agency là công ty Thiết kế Đồ họa chuyên tư vấn, cung cấp giải pháp hình ảnh phục vụ marketing và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn xây dựng thương hiệu cho danh nghiệp và thiết kế logo, bao bì, họa tiết, … hãy liên hệ ngay với
S-River nhé!