CÁCH BIẾN HÓA VỚI HỌA TIẾT HÌNH HỌC TRONG THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
03 tháng 03 năm 2023

Bạn đã biết vận dụng hết các cách thức với họa tiết hình học (geometric pattern) chưa. Nếu có thể, bạn có thể sử dụng nó để đem tới sự sinh động, thổi hồn vào thiết kế của mình hoặc tạo ra tính thanh lịch nhẹ nhàng và cá tính cho tác phẩm. Sau đây là một vài gợi ý S-River dành cho bạn tham khảo

Cân bằng

Các họa tiết hình học là một cách rất tốt để thu hút sự chú ý, nhưng nếu bạn đang tính sử dụng và kết hợp rất nhiều các hình khối lại với nhau, hãy nhớ cân bằng lại với các yếu tố không quá phức tạp. Dưới đây là một ví dụ được sử dụng bởi Studio Plat. Rất nhiều họa tiết nổi bật, sắc nét và sống động ở mặt trước tờ rơi này nhưng mặt sau đã được đơn giản hóa. Bài học rút ra là, nếu sử dụng nhiều họa tiết nổi bật kết hợp, đừng quên bổ túc bằng các khoảng trắng và các yếu tố thiết kế đơn giản hơn để người xem không bị choán ngộp và thiết kế của bạn vẫn giữ tính rõ ràng.

BIến hóa họa tiết trong thiết kês

Họa tiết và kĩ thuật cắt góc theo khuôn đi đôi cùng nhau

Cắt góc theo khuôn (die cut) là kĩ thuật mà nếu sử dụng tốt sẽ đem lại sự thay đổi lớn cho thiết kế của bạn, và khi đi cùng các họa tiết đẹp, nó sẽ là một sự kết hợp đầy hiệu quả. Hãy nhìn vào sản phẩm nhận diện thương hiệu của Naomi Farrar cho cửa hàng văn phòng phẩm ‘Ink’. Naomi đã khéo léo dùng logo được cắt góc như một cửa sổ khiến những chi tiết hình học đầy màu sắc len lỏi qua. Cũng như ví dụ ở điều 1, thiết kế này còn cho thấy giá trị của việc cân bằng những mảng hình học đầy màu sắc cùng các mảng trắng được đơn giản hóa.

BIến hóa họa tiết trong thiết kês

BIến hóa họa tiết trong thiết kês

Hãy để họa tiết bổ sung cho các yếu tố thiết kế của bạn

Điều cần nhớ khi sử dụng các họa tiết hình hình học là bạn đang dùng chúng để bổ sung cho thiết kế của mình. Có thể xem qua một sản phẩm từ Smitten Studio khi họ bổ trợ cho thiết kế thiệp màu nâu đơn giản với họa tiết hình cung mang tông màu đất. Thử nghiệm các họa tiết với nhiều hình dáng, màu sắc và sắp xếp khác nhau cho đến khi bạn thật sự cảm thấy chúng phù hợp với thiết kế của mình.

BIến hóa họa tiết trong thiết kês

Hòa trộn chi tiết với ảnh

Bạn muốn thêm một vài chi tiết hình học bắt mắt và sắc xảo cho hình của bạn ?? Hãy tham khảo ví dụ dưới đây bởi Foreign Policy. Bằng cách chồng các hình và ảnh nhiều cách khác nhau, đặt lên trên đó tông màu hoài cổ, những thiết kế của bạn từ đơn điệu sẽ trở nên cá tính, mới lạ hơn. Đừng ngại thay đổi cách áp dụng màu sắc và hình học so với thông thường, bởi vì kết quả cuối vẫn là tạo nên một dấu ấn cho thiết kế của chính bạn.

BIến hóa họa tiết trong thiết kês

Cân chỉnh tỉ lệ

Một trong những điều tuyệt vời nhất khi dùng họa tiết vào thiết kế đó là bạn có thể cân chỉnh tỉ lệ của chúng. Phóng to tỉ lệ để tạo các khối màu lớn và hình thù rõ ràng, hoặc thu nhỏ lại để biến chúng thành chi tiết và kết cấu cho thiết kế. Hãy thử xem qua cách Anna Trympaili đã dùng cho thương hiệu trang sức “Art of π”. Ở một vài thiết kế trong hình, Anna phóng to họa tiết, biến chúng thành các khối màu đơn giản, trong khi các thiết kế khac được thu nhỏ lại, tạo nên các họa tiết hình học chi tiết hơn. Hãy để mỗi thành phẩm có thiết kế riêng của chúng bằng cách điều chỉnh tỉ lệ của các họa tiết hình học một chút.BIến hóa họa tiết trong thiết kês

 Pha trộn và kết hợp các yếu tố thiết kế

Trong bản thiết kế cho trường cao đẳng thiết kế Hy Lạp Vakalo đã tạo ra sự đa dạng trong bố cục của các hình, họa tiết và màu, từ đó khiến cho tác phẩm trở nên đầy hứa hẹn. Như G Design Studio có chú thích, “Chúng tôi sử dụng các họa tiết nổi bật liên quan đến hai ngành đặc trưng của trường Vakalo: thiết kế đồ họa và thiết kế nội thất. Những họa tiết này được truyền cảm hứng từ các khóa học thiết kế căn bản, là nền cho bố cục và các phương pháp tổng hợp khác.

Vậy nên hãy hòa trộn các yếu tố xung quanh, xem thứ gì có thể đi cùng nhau, thứ gì khi kết hợp gây tranh chấp, và thử xem những sự biến đổi tuyệt vời nào bạn có thể nghĩ ra.

BIến hóa họa tiết trong thiết kế

Kết hợp chữ và hình học

Hãy đem các mẫu hình học và họa tiết vào chữ để tạo nên hiệu quả thú vị. Ví dụ dưới đây là của Lili Li cho ‘Aeroplay’ – nhãn hiệu DIY để tạo ra các con diều xinh xắn. Lily sử dụng các mẫu hình học để làm logo cho Aeroplay, và sau đó tiếp tục sử dụng logo như các họa tiết trên các bao bì của hãng. Các phần chữ được chia ra đều nhau đầy linh hoạt, cho thấy một bộ thiết kế đơn giản nhưng kĩ thuật rất hiệu quả, thích hợp để các bạn thiết kế có thể tham khảo.

BIến hóa họa tiết trong thiết kế

 Đơn sắc hóa mọi thứ

Ví dụ vừa rồi đầy màu sắc sinh động, nhưng sẽ ra sao nếu chúng ta lược hết những màu sắc đó và trở về phong cách đơn giản ? Ví dụ tiếp theo của Kilo Studio cho quán cà phê Flock, các nhà thiết kế có nhấn mạnh, “Ý tưởng “kết nối mọi thứ lại với nhau” được sử dụng để nhận diện thương hiệu khi mà các họa tiết khác biệt thể hiện các phần sản phẩm khác nhau của quán; chúng được tập hợp lại bằng sự kết hợp tưởng như không hề có giới hạn.” Các họa tiết khác nhau được kết hợp chung để tạo nên một tác phẩm thiết kế chi tiết, phức tạp nhưng không gây nên cảm giác quá lấn át khó chịu. Vậy nên, nếu bạn có tính sử dụng nhiều họa tiết, hãy cân nhắc tới việc dùng bảng màu cơ bản nhất có thể, và để họa tiết thay bạn nói lên ý nghĩa sản phẩm.

BIến hóa họa tiết trong thiết kế

Tạo họa tiết từ chữ

Nguồn cảm hứng để tạo họa tiết có ở khắp mọi nơi, trong đó có cả chữ. Hãy nhìn qua cách Atelier Ivorin ở trang Rational International dùng kiểu chữ M dưới đây và biến nó thành họa tiết bằng một cách đơn giản là lặp đi lặp lại. Khi đi cùng với ba màu đặc trưng, họa tiết M này biến thành một phần thiết kế chắc chắn và hiện đại đủ thu hút người xem. Thử tạo họa tiết từ chữ và hãy tìm cách biến đổi nó thành một thứ mởi mẻ và đầy sáng tạo.

BIến hóa họa tiết trong thiết kế

Đi theo bất đối xứng

Nhiều người khi nghĩ tới họa tiết thường chỉ mường tượng tới một hay hai mẫu lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong khi đó ở rất nhiều trường hợp, giảm thiểu đi các họa tiết tuyến tính vẫn có thể mang lại hiệu quả. Thiết kế dưới đây của Olivia King đã sử dụng các hình dạng bất đối xứng để tạo thành họa tiết thay vì cách sắp xếp thông thường để tạo nên họa tiết. Kiểu mẫu này không chỉ mang tính hiệu quả mà còn trông vô cùng linh hoạt trên nhiều bề mặt khác nhau. Hãy thử bỏ qua các lưới trong thiết kế bạn hay dùng và tự sáng tạo một họa tiết độc đáo và cá tính theo một cách thủ công xem!

BIến hóa họa tiết trong thiết kế

In dập

Không chắc liệu bạn có muốn dùng một họa tiết quá rườm rà ? Hoặc có lẽ bạn chỉ muốn tạo nên nét mạnh mẽ cho họa tiết đã có sẵn ? Hãy thử kĩ thuật in dập nổi (letterpress) ! Những danh thiếp của Laurie DeMartino Design Co dưới đây đã sử dụng những họa tiết khác nhau như các phần quan trọng cho mỗi tấm, mỗi cái lại được in dập nổi để tạo cảm giác tinh xảo và các cạnh đa chiều. Hãy lưu ý: một số danh thiếp chưa hề được lên màu và dùng kĩ thuật dập nổi để đẩy các họa tiết nổi bật lên, đây là một cách tinh tế để sử dụng họa tiết nếu bạn muốn có cái nhìn cổ điển và khéo léo hơn.

BIến hóa họa tiết trong thiết kế

Khảm các họa tiết (tesssellation)

Một cách vận dụng khác đó là lắp các hình khối với nhau để tạo đường dẫn đưa mắt hướng từ từ xuống trang giấy, như hệt cách Aidan Stonehouse sử dụng dưới đây. Bằng việc kết hợp các mẫu hình học với hình ảnh và chữ có sự căn chỉnh cho từng yếu tố, bạn có thể tạo nên một hiệu ứng ấn tượng.

BIến hóa họa tiết trong thiết kế

Pixel

Bạn đang nhìn vào vô số chúng ngay bây giờ, các điểm ảnh. Điểm ảnh là một công nghệ mà chính nó là các họa tiết hình học và là một nguồn cảm hứng tuyệt vời cho thiết kế. Hãy ghé mắt sang thiết kế của Joe Kral, người đã lấy cảm hứng từ biểu tượng chuột trên vi tính để tạo nên các hiệu ứng xếp lớp ấn tượng cũng như căn chỉnh các yếu tố một cách thích hợp. Nếu bạn có làm việc với điểm ảnh, hãy dùng lưới và căn chỉnh để chúng trông ngay ngắn và gọn gàng hơn.

BIến hóa họa tiết trong thiết kế

Ảo ảnh

Khi sử dụng đúng cách, bạn có thể tạo các họa tiết hình học để tạo nên ảo ảnh của sự chuyển động. Hãy thử xem qua một poster được tạo làm rõ tiêu đề “Festival Sóng” 2012 (Wave Festival). Các khối hình mạnh mẽ được điều chỉnh để tạo ra các con sóng họa tiết cho thiết kế trong khi tiêu đề các ban nhạc, tên họa sĩ được ẩn đi giữa các đường sóng để không gây đối chọi với thiết kế. Đừng ngại dùng các đường cong và hiệu ứng ảo ảnh với các họa tiết hình học.

BIến hóa họa tiết trong thiết kế

Trên đây là một số cách biến hóa với họa tiết hình học trong thiết kế đồ họa để các bạn tham khảo và học hỏi. S-River Creative Agency là công ty Thiết kế Đồ họa chuyên tư vấn, cung cấp giải pháp hình ảnh phục vụ marketing và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tư vấn xây dựng thương hiệu cho danh nghiệp và thiết kế logo, bao bì, họa tiết, … hãy liên hệ ngay với chúng mình nhé. 

Bài viết khác