S-River là đơn vị thực hiện dự án “Hoạ sắc Việt từ tranh Hàng Trống”. Cuốn sách khai thác nguyên liệu màu sắc và hoạ tiết truyền thống dành cho thiết kế nhằm tạo hình ảnh thiết kế có bản sắc riêng biệt, không trùng lặp. Tiếp nối thành công của dự án Họa Sắc Việt, chúng tôi mong muốn được tiếp tục cùng cộng đồng để lan tỏa văn hóa Việt Nam từ dự án Họa Sắc Việt “Những điều xưa cũ mới mẻ 2: Lễ Hội”, thông qua triển lãm Trăng Ta”. Ngoài những sản phẩm trưng bày trong triển lãm, S-River mang đến thiết kế ứng dụng trong quà tặng, bao bì dành cho du khách tới triển lãm.
Đầu sư tử thường giống với đầu lân, nhưng đặc sắc hơn là tạo hình của các nước có nét riêng biệt. Người Việt Nam từ xưa cũng có cách thủ công riêng trong việc tạo hình sử tử của mình. Tuy nhiên, những hình ảnh múa sư tử ở Việt Nam hiện nay lại có xu hướng khá giống với tạo hình sư tử phương Nam của Trung Quốc, làm quên đi những sáng tạo rất Việt Nam của cha ông ta trước đây. Khác biệt lớn nhất nằm ở vùng trán sư tử miền Bắc thường nhô lên và đôi lông mày cá chép, một đặc điểm quan trọng, sáng tạo và dí dỏm của ông cha ta. Có thể thấy rõ đặc điểm này với đầu sư tử được S-River tạo nên trong thiết kế mỗi sản phẩm tại triển lãm Trăng Ta.
Về trách nhiệm chuyên môn cho dự án lần này, Giám đốc sáng tạo của S-River Creative Agency là chị Trịnh Thu Trang, Chuyên gia thiết kế của cục xúc tiến thương mại bộ công thương. Chị Trang là người đã có 13 năm kinh nghiệm trong ngành thiết kế đồ họa và xây dựng chiến lược thương hiệu, tham gia các dự án phi chính phủ của BIM group, Tân Việt, Viettel… Giảng viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Greenwich. Ngoài ra, chị được biết đến là người sáng lập dự án, tác giả cuốn sách “Họa sắc Việt từ tranh Hàng Trống” – cuốn sách đầu tiên tại Việt Nam cung cấp kho nguyên liệu truyền thống dành cho ngành thiết kế. Ngoài ra, S-River có thêm cố vấn là Nhà nghiên cứu văn hoá, dịch giả Vương Quang Nhật làm nghiên cứu học thuật, về nguồn gốc, ý nghĩa của Trung thu, Tết nguyên đán và hình tượng đầu sư tử. Những điều này đã được chúng tôi đưa vào triển lãm của mình.
S-River xin cảm ơn đến sự hỗ trợ của nhà nghiên cứu văn hoá Vương Quang Nhật, IVINA Hub, đội ngũ S-River và đặc biệt là những người đã tham gia, quan tâm và ủng hộ dự án. Chúng tôi mong dự án triển lãm Trăng Ta đã góp phần lan toả và truyền cảm hứng cho cộng đồng bảo tồn và phát huy sự đa dạng của văn hoá dân gian, từ đó tạo nên những giá trị riêng biệt của sản phẩm và thương hiệu Việt.